TIN SỰ KIỆN

Thi đại học trong ký ức thế hệ 8x, 9x đời đầu: Khó có thể quên những lò luyện thi, những kỳ thi cồng kềnh "lều chõng"

Lê Mỹ Linh

Lê Mỹ Linh 03/09/2020

Những năm trước đây, cứ tới mùa thi đại học là khắp các bến xe, cổng trường tại các thành phố lớn lại nườm nượp thí sinh và phụ huynh cùng hành lý lỉnh kỉnh.

>> Chàng trai làm ống hút tre kiếm gần 10 tỷ đồng/tháng nhưng vẫn thi đại học 12 năm liền

Với thế hệ 8x và 9x đời đầu, hoàn thành xong 3 năm học cấp 3 sẽ có 2 cuộc thi quan trọng nhất chính là thi tốt nghiệp THPT và thi đại học. Thế nhưng từ 2015 trở đi, 2 kỳ thi này đã gộp thành một với tên gọi là kỳ thi THPT quốc gia (năm nay là tốt nghiệp THPT). Nhiều kỷ niệm, dấu ấn với những nỗi cực nhọc, vui buồn của kỳ thi này theo năm tháng đã dần vơi đi.

Với mỗi thế hệ học trò, kỳ thi đại học lại có nhiều điểm khác biệt lớn. Suy cho cùng thì các sĩ tử thời nay “sướng” hơn trước nhiều lắm!

Ôn thi đại học - Những cái "lò" không thể quên

Thời đó, các lò luyện thi đại học, đặc biệt là của những thầy cô nổi tiếng, lúc nào cũng hoạt động hết công suất. Những lò hot này thậm chí phải tăng ca, luôn kín lịch sĩ tử đăng ký đến ôn. Các lò luyện thi nóng nhất là thời điểm sau khi kết thúc năm học, khi sĩ tử ở các miền quê đổ về.

Ngay từ cái tên gọi "lò" đã nói lên sức nóng của các trung tâm luyện thi thời ấy. Có lẽ "lò" xuất phát từ sức nóng của những căn phòng học. Có những phòng chứa hàng trăm sĩ tử ngồi chen chúc nghe giảng trong tiết trời vô cùng oi bức nhưng không có điều hòa.

Anh H.T.Anh (Nghệ An), cựu học sinh trường THPT Chuyên Phan Bội Châu và cũng là một sĩ tử đã từng nổi danh với 3 điểm 10 cả 3 môn thi đại học Toán, Lý, Hóa những năm 2000 chia sẻ trên Yan.vn cho biết, anh rùng mình khi nghĩ về cảnh một căn phòng chỉ vỏn vẹn vài mét vuông nhưng chứa đến cả trăm người. Theo anh, "quạt không tới nơi, chứ đâu có sướng như bây giờ, ôn thi nhiều nơi còn điều hòa mát lạnh", thế nhưng ai nấy vẫn phải gồng mình vẫn phải chấp nhận tham gia những lớp ôn luyện đó để không bị hổng kiến thức.


Cận cảnh các lò luyện thi xưa. (Ảnh: Yan.vn)

"Thời buổi bây giờ, đơn giản như việc hỏi bài cũng rất dễ, chỉ cần nhấc máy lên gọi điện hoặc nhắn tin bằng các ứng dụng công nghệ. Đâu có khổ như thời 8x, 9x đời đầu, nhà bạn học giỏi mà ở xa quá lại phải đạp xe lóc cóc tranh thủ hỏi bài sớm vì sợ về nhà muộn.", chị Phương Liên (Hà Nội) tâm sự với Yan.vn.

Một thời "lều chõng" đi thi

Một thời chưa xa, các sĩ tử khi thi đại học sẽ thi tại các điểm thi theo sự sắp xếp của các trường đại học đăng ký nguyện vọng. Khắp các vùng miền, học trò cùng cha mẹ, gia đình đến các thành phố lớn, vừa xa xôi, vừa đắt đỏ lại chật chội. Cha mẹ phải dành dụm tiền tiết kiệm từ rất lâu, cùng con lên thành phố lớn đi thi, vất vả tìm chỗ trọ... Nhiều gia đình thi xong nếu đỗ cũng chưa biết làm thế nào có tiền đi học.

“Tay xách nách mang”, đồ đạc lỉnh kỉnh, quần áo, sách vở, gạo, mắm, muối..., các bạn trẻ cứ tròn mắt nhìn ngắm một cuộc sống nhộn nhịp khác lạ với đầy sự bỡ ngỡ. Ngày ấy, đi thi đại học là cả một gánh nặng với các gia đình tại nông thôn, cả một khối tài sản không nhỏ đi theo.

Đưa con đi thi rồi môn thi nào, bất kể nắng mưa người nhà cũng đều thấp thỏm ở ngoài điểm thi để con ra hỏi xem có làm được bài không. Chia sẻ với báo Thanh Niên, bạn Nguyễn Thu Triều kể lại: “Hôm đi thi Văn, mình ra sớm nhất trong hội bạn! Ba mình ngỡ ngàng vì nghĩ rằng mình bị sao nên ra sớm. Hôm đấy ngày đầu thi rất suôn sẻ cả 2 môn Toán, Văn. Cũng là lần đầu trong đời ba mình dắt tui đi uống trà sữa. Giờ nhớ lại vẫn xúc động”.

Chị Nguyễn Thị Hạnh Chi thì chia sẻ, lần đầu chị đi thi đại học, ba đã gác tất cả công việc để đưa chị từ tỉnh vào TP.HCM dự thi. “Tôi vẫn không thể nào quên được hình ảnh vừa bước ra khỏi cổng điểm thi, thấy ba đứng đó đợi sẵn, mồ hôi nhễ nhại, mặt đỏ bừng vì nắng gắt. Vừa nhìn thấy tôi, ba đã hỏi làm được không con, tôi trả lời là con làm được. Nhưng năm đó tôi rớt đại học vì chưa đầu tư nhiều cho kỳ thi. Năm sau, tôi thi lại đại học, thật may tôi đã không phụ lòng ba thêm lần nữa.”, chị Chi bồi hồi kể lại với báo Thanh Niên.


Sĩ tử chờ vào thi trong kỳ thi đại học xưa. (Ảnh: VTC news)


Phụ huynh trực chờ ngoài trường thi. (Ảnh: Vietnamnet.vn)

Các con áp lực, căng thẳng chuyện thi cử thì cha mẹ ở ngoài đợi con cũng thấp thỏm, sốt sắng gấp mấy lần. Thương con nên cha mẹ luôn là chỗ dựa, điểm tựa vững chắc vậy đó, mọi vất vả cứ để cha mẹ gánh hết nhé!

Đó là những ký ức chưa xa về một thời đi thi đại học vô cùng vất vả. Thế mới thấy, sau vài năm giảm áp lực bằng kỳ thi chung, cả phụ huynh và thí sinh bây giờ đã dễ thở hơn, vừa không phải đi đâu xa để ôn tập, vừa không phải đem hành lý cồng kềnh để đi thi. Trong cái thời đại dịch Covid-19 bùng phát, sĩ tử còn được sử dụng nhiều công cụ trực tuyến hỗ trợ vấn đề thủ tục dự thi và có thể những kỳ thi sau còn đơn giản hơn nữa ở khâu này./.

>> Tâm sự xúc động của người cha có con thi đại học được 21 điểm: Hạnh phúc vì con... bình thường


TIN LIÊN QUAN

Tờ giấy báo nhập học 30 năm trước bỗng được "đào mộ" khiến thế hệ 7X, 8X xúc động: Đơn giản nhưng trân quý!

Một giấy báo nhập học được cất giữ từ năm 1991 khiến không chỉ thế hệ 7x, 8x mà thế hệ trẻ hiện tại cũng không khỏi xúc động khi xem.

Thí sinh "điêu đứng" vì điểm sàn lên đến 28,5: Sàn cao để chuẩn đỡ bỡ ngỡ!

Thí sinh "điêu đứng" vì điểm sàn lên đến 28,5: Sàn cao để chuẩn đỡ bỡ ngỡ!

Trường Đại học Quy Nhơn lấy mức điểm sàn kỷ lục 28,5 ở sáu ngành sư phạm Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa bằng phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2022.

Những bức ảnh cũ trong cuộc sống thực: 28 bức ảnh khiến bạn phải thốt lên "Ôi thời gian"

Những bức ảnh cũ trong cuộc sống thực: 28 bức ảnh khiến bạn phải thốt lên "Ôi thời gian"

Trào lưu chụp ảnh "ngày ấy bây giờ" đã không còn xa lạ. Tuy nhiên, 28 bức ảnh này vẫn khiến bạn phải thốt lên "Ôi thời gian" bởi chúng được ví như "Những bức ảnh cũ trong cuộc sống thực".

Chuyện điểm ưu tiên khu vực: Chuyên gia tuyển sinh đề xuất bỏ, giáo viên phổ thông muốn duy trì

Chuyện điểm ưu tiên khu vực: Chuyên gia tuyển sinh đề xuất bỏ, giáo viên phổ thông muốn duy trì

Việc cộng điểm ưu tiên khu vực cho các thí sinh đang là vấn đề gây tranh cãi. Trong khi các chuyên gia tuyển sinh muốn bỏ thì giáo viên phổ thông lại muốn điều chỉnh.

Hàng loạt netizen ôn lại ký ức thời tập tành hiphop sau màn "nhảy bboy" ở một đám cưới

Hàng loạt netizen ôn lại ký ức thời tập tành hiphop sau màn "nhảy bboy" ở một đám cưới

Thế hệ 9x gắn liền với thời kỳ văn hóa hiphop bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Mới đây, hàng loạt netizen đã có dịp ôn lại ký ức thời tập tành hiphop sau bài đăng rất vui trên một fanpage.

Những chương trình truyền hình đồng hành cùng bao thế hệ trẻ được tái hiện qua loạt tranh vẽ ngộ nghĩnh

Những chương trình truyền hình đồng hành cùng bao thế hệ trẻ được tái hiện qua loạt tranh vẽ ngộ nghĩnh

Những sản phẩm truyền hình ghi dấu trong lòng khản giả đã được tái hiện qua những bức vẽ. Tuy nhiên, có vẻ đây là những bức phác họa nên các nhân vật chưa thật giống bên ngoài.

Tâm sự của những cựu sĩ tử thi đại học ngày xưa: Kỳ thi riêng đã áp lực, chuyển đổi nguyện vọng còn căng thẳng hơn

Tâm sự của những cựu sĩ tử thi đại học ngày xưa: Kỳ thi riêng đã áp lực, chuyển đổi nguyện vọng còn căng thẳng hơn

Vừa nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng lại hiện đại hơn, thi đại học giờ đây chung với thi tốt nghiệp, cảm giác rất khác với những thế hệ thi đại học nhiều năm về trước.

Điểm thi không cao đừng quên tính đến các trường "tốp giữa" và thời gian điều chỉnh nguyện vọng

Điểm thi không cao đừng quên tính đến các trường "tốp giữa" và thời gian điều chỉnh nguyện vọng

Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, người ta đã nói nhiều về những điểm 10 và thủ khoa. Nhưng đâu phải ai cũng có thể đạt điểm cao, chắc không ít bạn đang tính đến các trường "tốp giữa" và "tốp dưới".

Chùm tranh về sự khác biệt của thi đại học xưa và nay: Ngày xưa thi đại học khó hơn hẳn bây giờ?

Chùm tranh về sự khác biệt của thi đại học xưa và nay: Ngày xưa thi đại học khó hơn hẳn bây giờ?

Trải qua không ít lần cải cách giáo dục, cùng với sự phát triển của xã hội, chuyện thi đại học qua bao thế hệ học trò đã có nhiều sự khác biệt. Vậy thời nào thi dễ hơn?

SỰ KIỆN NỔI BẬT

Người đàn ông khoe cháu học dân lập vẫn đỗ NV1 Kinh tế Quốc dân, khuyên bố mẹ đừng áp lực vào trường công, lập tức bị phản bác bằng 1 câu

Người đàn ông khoe cháu học dân lập vẫn đỗ NV1 Kinh tế Quốc dân, khuyên bố mẹ đừng áp lực vào trường công, lập tức bị phản bác bằng 1 câu

Nhiều phụ huynh thẳng thắn nói lý do vì sao họ phải hướng con vào trường công lập bằng được!

Học đườngTessie | 25/07/2024
Thí sinh duy nhất được đặc cách tốt nghiệp THPT 2024 vì gặp t:ai nạ:n bất ngờ ngay trước ngày thi

Thí sinh duy nhất được đặc cách tốt nghiệp THPT 2024 vì gặp t:ai nạ:n bất ngờ ngay trước ngày thi

Tai nạn tàu hỏa đã cướp đi đôi chân của Phạm Minh A (trú tại khu phố 2, thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên). Thí sinh này cũng đã được xét đặc cách tốt nghiệp THPT 2024.

Học đườngTessie | 27/06/2024
Đại học Nguyễn Trãi công bố điểm chuẩn năm 2022

Đại học Nguyễn Trãi công bố điểm chuẩn năm 2022

Đại học Nguyễn Trãi vừa công bố điểm chuẩn năm 2022 xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm học bạ.

Học đườngBông Bông | 16/09/2022
Nam sinh duy nhất được 10 điểm Văn tốt nghiệp THPT: Bí kíp là lướt TikTok xem các Hoa hậu nói triết lý

Nam sinh duy nhất được 10 điểm Văn tốt nghiệp THPT: Bí kíp là lướt TikTok xem các Hoa hậu nói triết lý

Chỉ 10 tháng ôn luyện môn Văn, nam sinh đạt 10 điểm Văn, mang danh hiệu thủ khoa C03 (Văn, Toán, Sử) toàn quốc.

Học đườngBông Bông | 27/07/2022
Fanpage Lớp Người Ta - "Chiếc động troll" cho hội "nhất quỷ nhì ma"

Fanpage Lớp Người Ta - "Chiếc động troll" cho hội "nhất quỷ nhì ma"

Các bài đăng trên Lớp Người Ta không chỉ cung cấp thông tin đơn thuần mà còn có nhiều ảnh chế, video giải trí cực hấp dẫn nhằm tạo nên những tiếng cười cho người xem.

Học đườngThuận Thiên | 27/12/2021
"Cuộc gọi đêm giao thừa": Vở kịch của những cảm xúc đặc biệt

"Cuộc gọi đêm giao thừa": Vở kịch của những cảm xúc đặc biệt

Tối 26/1, buổi công diễn vở kịch “Cuộc Gọi Đêm Giao Thừa” đã diễn ra, đánh dấu Liveshow Kịch 2021 chính thức khép lại. Có mặt tại địa điểm tổ chức, các bạn sinh viên Báo chí cùng những người yêu mến nghệ thuật Kịch nói đã được thưởng thức một bữa tiệc ca kịch đầy ấn tượng và nhiều cảm xúc.

Học đườngThuận Thiên | 27/01/2021
Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020: Hành trang thực tập cho sinh viên thời kỳ hậu Covid-19

Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020: Hành trang thực tập cho sinh viên thời kỳ hậu Covid-19

Tiếp nối thành công từ chương trình NEU Internship Day 2019, ngày 3/10 vừa qua, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã long trọng tổ chức chương trình “Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020”.

Học đườngThuận Thiên | 05/10/2020
Học trò than "nỗi ám ảnh" môn Công nghệ lớp 11: Cộng đồng chia rẽ, người kêu dễ, kẻ bảo khó

Học trò than "nỗi ám ảnh" môn Công nghệ lớp 11: Cộng đồng chia rẽ, người kêu dễ, kẻ bảo khó

Thời đi học có rất nhiều môn đòi hỏi đôi chút năng khiếu, đặc biệt là khả năng vẽ. Một trong những môn học đó là môn Công nghệ, một trong những nỗi ám ảnh của học trò vẽ kém.

Học đườngThuận Thiên | 24/09/2020
Lớp "người ta" khoe niềm vui chung khi có cặp đôi yêu nhau, dân tình đua nhau soi "info" các bạn nữ

Lớp "người ta" khoe niềm vui chung khi có cặp đôi yêu nhau, dân tình đua nhau soi "info" các bạn nữ

Lớp có cặp đôi yêu nhau thường khiến những người xung quanh "gato" tới bực bội. Nhưng riêng lớp học này lại coi đó như niềm vui chung đáng để khoe với thiên hạ.

Học đườngThuận Thiên | 23/09/2020