Ở hầu hết các nước, sau những năm học phổ thông, học sinh đều phải trải qua kỳ thi tốt nghiệp và xét tuyển đại học để được vào trường đào tạo ngành nghề mình mong muốn.
Bậc học phổ thông tại Vương quốc Anh là 11 năm, học sinh sẽ bắt đầu đi học từ lúc 5 tuổi (học mẫu giáo từ 3 tuổi). Quá trình học tiểu học là 6 năm, bắt đầu từ 5 - 11 tuổi. Học sinh học hết tiểu học sẽ không phải thi tốt nghiệp.
Trung học tại Anh là 5 năm, bắt đầu từ 11 - 16 tuổi. Học sinh tốt nghiệp phổ thông bắt buộc phải thi tốt nghiệp GCSE (General Certificate of Secondary Education).
Sau khi tốt nghiệp, tuỳ vào nhu cầu và thực lực của mình, học sinh sẽ chọn học đại học hay học nghề. Nếu chọn học tiếp đại học, học sinh đăng ký học tiếp A level (chứng chỉ A) hoặc IB (tú tài quốc tế) gọi là bậc dự bị đại học, chương trình này kéo dài 2 năm (từ 16 - 19 tuổi).
Học sinh nước ngoài ở Anh còn có thể chọn chương trình tương đương gọi là Dự bị đại học quốc tế (International Foundation), thường chỉ kéo dài 1 năm.
Học sinh tại đất nước này phải tham gia kỳ thi duy nhất để tốt nghiệp trung học và xét tuyển vào đại học, được gọi là Thi tú tài (baccalauréate). Tú tài Pháp là chứng chỉ tốt nghiệp giáo dục bậc trung học phổ thông, kỹ thuật hoặc chuyên nghiệp tại Pháp, tương đương với Khung Phân loại Giáo dục Quốc tế ISCED cấp III.
Đạt điểm trung bình (10/20 điểm) là điều kiện cơ bản nhất để được xét tuyển vào các trường đại học ở Pháp. Cho đến đầu thế kỉ XX, danh từ Tú tài chỉ bằng cấp đầu tiên ở bậc đại học (tương đương với bằng cử nhân ngày nay) và được trao cho thí sinh sau khi đã đậu các bài thi do các giáo sư Khoa Văn và Khoa học tổ chức.
Khá giống với bằng A Level của Vương quốc Anh hay bằng Matura tại một số nước châu Âu, bằng Tú tài Pháp cho phép học sinh Pháp và quốc tế sở hữu một chứng chỉ chuẩn hóa, thông thường ở tuổi 18. Chứng chỉ sẽ cho phép học sinh bắt đầu làm việc ở một số nghề nhất định, tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục bậc cao hoặc học tại các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề.
Gần như tất cả học sinh hoàn tất THPT tại Pháp hay lycée sẽ tham dự kỳ thi này. Vì luật định Tú tài Pháp là một chứng chỉ đánh giá điều kiện để tiếp tục tại các cơ sở giáo dục bậc cao hơn nên học sinh khi hoàn thành chương trình THPT tại Pháp có quyền không tham dự kỳ thi này.
Hệ thống giáo dục Mỹ không có những kỳ thi bắt buộc tổ chức trên toàn quốc vào ngày giờ nhất định. Ví dụ như AP Test (Advanced Placement, các lớp cao cấp) do tiểu bang hay "Common Core" do sở học chánh địa phương tổ chức thì được lên lịch trong khoảng từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 5, tùy mỗi trường chọn ngày giờ thuận tiện.
Bài SAT kiểm tra khả năng học thuật như một thước đo sát hạch đầu vào. Đây là cách đánh giá khả năng suy luận, kỹ năng phân tích và sự nhạy bén trong xử lý tình huống của học sinh. Sở hữu một điểm số cao cũng có nghĩa là bạn có ưu thế và cơ hội hơn trong việc đảm bảo vị trí tại một trường đại học danh tiếng.
Bài thi SAT mới sẽ bao gồm 2 phần. Phần một là Toán học và phần còn lại là Ngôn ngữ, thi chủ yếu dưới hình thức trắc nghiệm. Phần Toán sẽ bao gồm kiến thức về số học, đại số, hình học, tính toán, xác suất... Trong khi đó, Ngôn ngữ lại bao gồm bao gồm các loại câu hỏi như loại suy, hoàn thành câu và đọc hiểu đoạn văn.
Để làm tốt bài thi tiếng Anh, thí sinh cần phải nắm vững các thuật ngữ thường dùng. Việc này sẽ định hướng cách giải các bài toán nhanh chóng và chính xác trong khoảng thời gian ngắn.
Kỳ thi xét tuyển đại học quốc gia diễn ra trong 2 ngày giữa tháng 1 hàng năm được các trường đại học công lập và một số trường tư chấp nhận. Thí sinh sẽ phải trải qua 29 bài thi trong 6 môn học (Toán, Khoa học, Văn học Nhật Bản, Ngoại ngữ, Công dân, Địa lý, Lịch sử).
Các thí sinh sẽ chỉ làm những bài thi theo yêu cầu của trường đại học mà họ nộp đơn vào. Mội câu hỏi đều dưới dạng trắc nghiệm và theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản.
Học sinh tại Australia muốn tốt nghiệp trung học phải thỏa mãn 2 điều kiện: Đã hoàn tất thành công chương trình trung học; Việc học của họ đã được Cơ quan Phụ trách học trình và thẩm định của Victoria (VCAA) thẩm định qua một kỳ thi cuối năm lớp 12.
Kỳ thi sẽ bao gồm 6 môn thi cùng với bài kiểm tra thành tích tổng quát (General Achievement Test - GAT), trong đó chỉ có tiếng Anh là môn bắt buộc. 5 môn còn lại học sinh được chọn lựa phù hợp với ngành nghề mà họ dự định theo học ở đại học hoặc cao đẳng và đã được chọn lựa ngay từ lớp 10 hoặc lớp 11.
Chương trình trung học phổ thông (VCE) là chương trình dành cho các học sinh có nguyện vọng học tiếp lên đại học. VCE có trên 90 môn học để các học sinh lựa chọn, trong đó có 42 môn học văn hóa và trên 30 môn thuộc về chương trình giáo dục nghề nghiệp và đào tạo (Vocational Education and Training - VET). Ngoài ra, chương trình giáo dục này sẽ có đến 46 môn ngôn ngữ khác ngoài Anh ngữ (Languages Other Than English - LOTE) để học sinh lựa chọn.
Chương trình THPT kết hợp giáo dục nghề nghiệp và đào tạo (VCE-VET) là chương trình dành cho những học sinh vừa muốn có chứng chỉ tốt nghiệp trung học VCE (điểm học nghề được tính như các môn học VCE khác) vừa có văn bằng nghề nghiệp được công nhận trên toàn quốc. Văn bằng nghề sẽ giúp học sinh có điều kiện theo những chương trình đào tạo nghề cao hơn tại các trường cao đẳng dạy nghề (TAFE) hoặc tăng thêm cơ hội kiếm việc làm khi rời ghế trường phổ thông.
Kỳ thi đại học ở Hàn Quốc từ lâu đã được biết đến là một trong những kỳ thi căng thẳng và áp lực nhất thế giới. Người Hàn vô cùng coi trọng kỳ thi này, bởi họ quan niệm rằng đại học sẽ mở ra con đường tương lai cho con em mình.
Năm học mới của học sinh Hàn Quốc thường bắt đầu vào tháng 3 và kết thúc vào tháng 12. Học sinh tại xứ sở kim chi sẽ có 2 kỳ nghỉ là nghỉ hè vào tháng 7 - 8 và nghỉ đông vào tháng 1 - 2. Thời gian thi đại học hàng năm là vào tháng 11 (thường vào khoảng thứ Năm trong tuần thứ 2 của tháng 11).
Học sinh tốt nghiệp cấp 3 cần tham dự kỳ thi cấp quốc gia College Scholastic Aptitude Test (CSAT) kéo dài suốt 8 tiếng đồng hồ, bao gồm các môn: Quốc ngữ, Toán học, Tiếng Anh, các môn khoa học (tối đa 4 môn), các môn xã hội (tối đa 4 môn) và có thể chọn thêm môn ngoại ngữ 2 (tiếng Đức, Pháp, Nga, Trung, Nhật, Tây Ban Nha, Ả Rập hay tiếng Việt). Các bài thi chủ yếu thiết kế theo dạng trắc nghiệm. Ngoài ra, các thí sinh đăng ký thi vào các trường nghệ thuật sẽ phải tham gia thi môn năng khiếu.
Kết quả bài thi kéo dài suốt 8 tiếng sẽ là căn cứ để thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường đại học trên toàn quốc. Thí sinh cần phải tự lượng sức mình để chọn trường phù hợp.
Giống như ở Việt Nam, học sinh Hàn Quốc cũng có rất nhiều trường hợp trượt đại học không phải do kết quả thi kém mà là vì chưa chọn đúng trường.
Theo Helino
Nội dung liên quan:
>> Nghịch lý tỷ lệ đỗ đại học ngày càng cao, tỷ lệ tốt nghiệp đại học ngày càng thấp
>> Du học xong làm gì? Có 5 bước đi tiếp theo cho du học sinh sau khi tốt nghiệp ở nước ngoài
Có những câu chuyện nhắc nhở chúng ta rằng tất cả chúng ta đều có những thời điểm khác nhau. Ví dụ như câu chuyện tốt nghiệp đại học ở tuổi 72 của một cụ ông khiến mẹ 99 tuổi tự hào.
Không hẳn là trường Đại học Kyoto cho phép sinh viên mặc tự do trong lễ tốt nghiệp, họ đã từng cố gắng loại bỏ văn hóa này nhưng bị sinh viên phản đối.
Một giấy báo nhập học được cất giữ từ năm 1991 khiến không chỉ thế hệ 7x, 8x mà thế hệ trẻ hiện tại cũng không khỏi xúc động khi xem.
Trường Đại học Quy Nhơn lấy mức điểm sàn kỷ lục 28,5 ở sáu ngành sư phạm Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa bằng phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2022.
Việc cộng điểm ưu tiên khu vực cho các thí sinh đang là vấn đề gây tranh cãi. Trong khi các chuyên gia tuyển sinh muốn bỏ thì giáo viên phổ thông lại muốn điều chỉnh.
Vừa nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng lại hiện đại hơn, thi đại học giờ đây chung với thi tốt nghiệp, cảm giác rất khác với những thế hệ thi đại học nhiều năm về trước.
Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, người ta đã nói nhiều về những điểm 10 và thủ khoa. Nhưng đâu phải ai cũng có thể đạt điểm cao, chắc không ít bạn đang tính đến các trường "tốp giữa" và "tốp dưới".
Những năm trước đây, cứ tới mùa thi đại học là khắp các bến xe, cổng trường tại các thành phố lớn lại nườm nượp thí sinh và phụ huynh cùng hành lý lỉnh kỉnh.
Trải qua không ít lần cải cách giáo dục, cùng với sự phát triển của xã hội, chuyện thi đại học qua bao thế hệ học trò đã có nhiều sự khác biệt. Vậy thời nào thi dễ hơn?
Sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020, hàng loạt trường đại học đã công bố điểm sàn cho đầu vào của đợt tuyển sinh năm học 2020 - 2021.
Trong nhiều năm, chuyến tàu chỉ phục vụ một nữ sinh ở Nhật Bản vẫn được duy trì ở ga tàu Kyu-Shirataki trên đảo Hokkaido với nhu cầu di chuyển bằng tàu hàng ngày đến trường.
Chuyện lạThuận Thiên | 12/11/2024Với chiều dài móng tay đáng kinh ngạc khoảng 13 m, người phụ nữ 27 năm không cắt móng tay luôn trở thành tâm điểm chú ý với mỗi động thái liên quan đến bộ móng của mình.
Chuyện lạThuận Thiên | 08/10/2024"Đá ngựa vằn" bí ẩn trên sao Hỏa được các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ - NASA đánh giá là không giống bất cứ thứ gì từng thấy.
Chuyện lạThuận Thiên | 25/09/2024Tình bạn đẹp giữa người chăm sóc và sư tử hoang dã đã kéo dài 13 năm. "Tôi sẽ tiếp tục ở bên nó và chiến đấu vì sự sống còn của những người họ hàng hoang dã của nó khi nào tôi còn sống.", người đàn ông khẳng định.
Chuyện lạThuận Thiên | 17/09/2024Chó kết bạn với một con cá mập liệu có phải là câu chuyện kỳ lạ và có phần nguy hiểm? Riêng với chú chó này thì suốt thời gian qua hầu như ngày nào chú cũng gặp người bạn thân của mình ở dưới nước.
Chuyện lạThuận Thiên | 12/09/2024"Người rừng" Rwanda nổi tiếng sau khi một bộ phim tài liệu làm sáng tỏ lý do anh thích sống cùng động vật hoang dã do bị người dân địa phương bắt nạt vì ngoại hình của mình.
Chuyện lạThuận Thiên | 26/08/2024Hello Kitty không phải là một con mèo có thể là khẳng định gây sốc cho những người hâm mộ Hello Kitty, thông tin chấn động này đã khiến cộng đồng mạng không khỏi ngỡ ngàng.
Chuyện lạThuận Thiên | 29/07/2024Một nhà thiết kế thời trang nổi tiếng mừng bước sang tuổi 75 với vẻ ngoài gây choáng MXH và nhận về vô số lời khen từ những người hâm mộ của bà.
Chuyện lạThuận Thiên | 12/07/2024Hình tượng búp bê Barbie trên phim ảnh là vô cùng nổi tiếng ở phương Tây. Mới đây, một người phụ nữ chi tới 5 tỷ để trở thành búp bê Barbie ngoài đời thực.
Chuyện lạThuận Thiên | 11/07/2024Không thể ngừng chiêm ngưỡng những bản thiết kế từ 20 ý tưởng kiến trúc ấn tượng lấy cảm hứng từ những vật dụng đơn giản hàng ngày này.
Chuyện lạThuận Thiên | 09/07/2024