“Cậu bé chưa bao giờ chạm vào thế giới, nhưng thế giới đã được cậu lay chuyển”, một thông điệp về câu chuyện buồn về cậu bé sống trong bong bóng nhựa đến năm 1983.
David Phillip Vetter, một cậu bé mắc chứng bệnh hiếm gặp gọi là SCID, sinh ra mà không có hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường. Cuộc hành trình của cậu bé diễn ra trong một bong bóng nhựa đặc biệt, làm rung động biết bao trái tim và tác động đến hàng triệu cuộc đời thậm chí hơn 50 năm sau. Hãy cùng khám phá di sản lâu dài của cậu bé dũng cảm này.
David là đứa con thứ 3 trong gia đình.
Vào tháng 9/1971, David chào đời ở Texas (Mỹ) với tư cách là con thứ ba của cha mẹ cậu Carol Ann và David. Họ có một cô con gái tên Katherine và bi kịch mất đi đứa con trai David Joseph khi còn nhỏ do SCID (suy giảm miễn dịch tổng hợp nghiêm trọng). Khi họ biết mình sắp có thêm một bé trai, các bác sĩ thông báo với họ về 50% khả năng cậu bé có thể sinh ra với SCID. Năm 1977, David nhận được một món quà giúp cậu bé có thể đi lại tự do.
Ban đầu, các chuyên gia tin rằng giữ David trong bong bóng vô trùng sẽ chỉ là biện pháp tạm thời trong khi họ tìm cách chữa trị SCID. Họ hy vọng cậu bé sẽ lớn nhanh hơn khi được 2 tuổi. Tuy nhiên, theo thời gian, David cần phải ở trong bong bóng suốt đời để bảo vệ cậu khỏi virus và vi khuẩn có khả năng gây tử vong.
Trong 5 năm đầu đời của David tại Bệnh viện Trung tâm Texas, các nhân viên y tế đã thảo luận về ý nghĩa đạo đức của việc nuôi dạy một đứa trẻ trong bong bóng. Sau khi xem xét cẩn thận, cuối cùng họ đã đi đến thống nhất rằng đó là một quyết định có đạo đức.
Các nhân viên y tế chăm sóc cậu bé trong bộ đồ của NASA.
Cuộc sống của David bên trong bong bóng vô cùng tỉ mỉ. Mọi thứ cậu bé nhận được từ thức ăn, nước uống đến tã lót, quần áo và sách vở... đều phải được khử trùng kỹ lưỡng và đưa qua các khóa khí. Các trung tâm ngăn chặn cách ly do các kỹ sư của NASA thiết kế, đảm bảo an toàn và sức khỏe cho cậu bé. Ngoài ra, họ đã tạo ra một bộ đồ đặc biệt giống như bộ đồ của phi hành gia, cho phép David di chuyển tự do trong bong bóng.
Nhờ bộ đồ phi hành gia trị giá 50.000 USD, mẹ của David - Carol Ann cuối cùng đã có thể ôm con trai mình lần đầu tiên vào ngày 29/7/1977, khi cậu bé 5 tuổi. Đó là một khoảnh khắc cảm động và quý giá cho cả hai người.
Người mẹ không giấu được niềm vui và xúc động khi ôm con lần đầu.
Hy vọng mới bắt đầu nở rộ cho tương lai của David nhưng...
Năm 1983, các bác sĩ đưa ra một quy trình mới liên quan đến việc truyền tủy xương từ một người hiến tặng không hoàn toàn phù hợp với tình trạng của David. Em gái của cậu Katherine đã tình nguyện hiến tạng với hy vọng chữa khỏi bệnh cho anh trai mình.
Đáng thương thay, chỉ 4 tháng sau cuộc phẫu thuật, ở tuổi 12, David Vetter đã qua đời vì ung thư hạch, căn bệnh ung thư sau đó được xác nhận là đã được đưa vào hệ thống của cậu bởi virus Epstein-Barr không hoạt động nhưng có trong tủy của em gái cậu. Đó là một mất mát đau đớn đối với gia đình Vetter và tất cả những ai biết David.
David được cho là người cuối cùng trong bong bóng nhựa.
Bệnh viện Texas sau đó đã mở Trung tâm David để tập trung vào nghiên cứu, chẩn đoán và điều trị bệnh suy giảm miễn dịch. Di sản của David đã dẫn đến luật cho phép các hội đồng sàng lọc sơ sinh, giúp chẩn đoán sớm và mang lại cuộc sống khỏe mạnh hơn cho trẻ em mắc SCID. Một bác sĩ nổi tiếng đã chia sẻ: “Những gì David đã để lại cho chúng tôi là một bài học sâu sắc trong nhiều lĩnh vực y học và ngay cả trong cuộc sống”.
Văn bia trên bia mộ của David Vetter viết: “Cậu bé chưa bao giờ chạm vào thế giới, nhưng thế giới đã được cậu lay chuyển”. Câu chuyện đầy cảm hứng của David cho thấy ảnh hưởng của một người đối với xã hội . Thông qua các cuộc đấu tranh và chiến thắng của bản thân, cậu bé đã gợi chú ý đến các vấn đề y tế quan trọng và thúc đẩy tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Di sản của cậu sẽ tiếp tục tác động đến vô số cuộc đời, như một lời nhắc nhở rằng các hành động cá nhân có thể dẫn đến thay đổi tích cực và lâu dài cho thế giới.
Theo Bright Side
>> 23 hình ảnh từ quá khứ xa xôi chứng minh nhan sắc mang giá trị xuyên thời gian
"Người rừng" Rwanda nổi tiếng sau khi một bộ phim tài liệu làm sáng tỏ lý do anh thích sống cùng động vật hoang dã do bị người dân địa phương bắt nạt vì ngoại hình của mình.
Cuộc sống trên khắp thế giới vẫn còn đầy rẫy những điều kỳ diệu hay là kỳ lạ khiến ta đôi khi cảm giác như có phép thuật, như 18 bức ảnh bất thường có thể khiến bạn choáng váng sau đây.
Câu chuyện về em bé có vết bớt hiếm gặp trên mặt sau đây chứng minh tình mẫu tử mãnh liệt và nhắc nhở rằng mọi đứa trẻ đều xứng đáng được nhận sự tử tế và tôn trọng, bất kể những phẩm chất độc đáo của chúng.
Hãy tưởng tượng bạn được sinh ra với làn da vừa với một đứa trẻ 5 tuổi dù chỉ là một bé sơ sinh. Đó là tình trạng của một em bé mắc chứng rối loạn hiếm gặp đã thách thức các bác sĩ suốt 20 năm.
Đôi khi có vô số điều lạ trên thế giới không chỉ khiến bạn ngạc nhiên mà còn giúp bạn hiểu thêm về cuộc sống. Nếu ai cho rằng mình đã nhìn thấy mọi thứ thì đây là 20 bức ảnh mở mang tầm mắt cho họ.
Một lần nữa người phụ nữ thấp nhất thế giới và người đàn ông cao nhất thế giới hội ngộ. Như những lần trước, sự chênh lệch chiều cao giữa họ vẫn khiến mọi người sửng sốt.
Nếu phải nuôi 44 đứa con với tư cách là một bà mẹ đơn thân, bạn sẽ đương đầu như thế nào để có cơm ăn, áo mặc, giáo dục và yêu thương? Người phụ nữ sinh nhiều con nhất thế giới đã đương đầu với tất cả những điều này.
Thời gian không đứng yên. Chúng ta thay đổi, môi trường của chúng ta thay đổi và mọi thứ cũng thế. Sau đây là 10 bức ảnh cho thấy thời thế đã thay đổi chóng mặt như thế nào.
Tại sao hươu cái lại phản ứng khi nghe tiếng con người khóc? Tại sao đôi khi chúng ta quên mất mình đang đi đâu và định làm gì?... 10 điều kỳ lạ trên khắp thế giới khiến bạn bối rối khi biết sự thật.
Tốt nghiệp đại học là một thành tựu to lớn, với những người khuyết tật có vẻ ngoài tầm với. Giữa những thử thách không nhỏ đó, một cô gái mắc hội chứng Down tốt nghiệp đại học danh tiếng đã truyền cảm hứng cho tất cả chúng ta.
Một ghiên cứu mới được công bố mới đây khẳng định thai kỳ làm thay đổi não bộ vĩnh viễn của người mẹ. Vậy những sự thay đổi diễn ra thế nào, lợi hay hại?
Hồ sơThuận Thiên | 31/12/2024Một số nhà nghiên cứu đang nghi vấn sao Thiên Vương và sao Hải Vương sở hữu đại dương sâu 5.000 dặm. Nếu điều này là thật thì có gì đáng quan tâm hơn về hai hành tinh này?
Hồ sơThuận Thiên | 30/12/2024Ngày xưa, việc tìm hiểu xem bạn có thai hay không giống như giải quyết một bí ẩn không có manh mối rõ ràng. Hãy xem 5 cách thử thai kỳ thú vị thời xưa xem người xưa vất vả ra sao trước khi có bộ dụng cụ hiện đại.
Hồ sơThuận Thiên | 21/11/2024Mặt trăng vừa có một người bạn nhỏ mới, một mặt trăng mini! Thật ra "vị khách" vũ trụ này chỉ đang đi ngang qua chúng ta và được gọi là mặt trăng thứ hai của Trái Đất.
Hồ sơThuận Thiên | 14/10/2024Bão Milton đổ bộ vào Florida (Mỹ) với sức gió lên tới 120 dặm/giờ trước khi tấn công các khu vực ven biển và gây ra ít nhất 27 cơn lốc xoáy trên toàn tiểu bang.
Hồ sơThuận Thiên | 10/10/2024Bão Boris ở Trung Âu đã gây nhiều hậu quả nặng nề và tang thương khi số người chết tính đến ngày 17/9 đã tăng lên 22, sau khi có thêm 3 nạn nhân được báo cáo ở Ba Lan và 1 nạn nhân ở Áo.
Hồ sơThuận Thiên | 18/09/2024Người dân nhiều nước Đông Nam Á vật lộn với lũ lụt do bão Yagi suốt cả tuần qua, trong đó có Việt Nam - nơi đã ghi nhận thiệt hại lớn về người và của.
Hồ sơThuận Thiên | 13/09/2024Từ một vận động viên ưu tú trở thành một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình, giờ đây phi hành gia "một chân" này đặt mục tiêu trở thành người khuyết tật đầu tiên lên Trạm vũ trụ quốc tế vào năm 2030.
Hồ sơThuận Thiên | 23/08/2024Khi cây bị căng thẳng, chúng tạo ra âm thanh lớn như cuộc trò chuyện bình thường của con người dù tai người không thể nghe thấy. Và theo các nhà khoa học, thực vật có thể phát ra tiếng "kêu cứu".
Hồ sơThuận Thiên | 22/08/2024Gia đình nạn nhân vụ tàu ngầm Titan đòi bồi thường 50 triệu USD với cáo buộc rằng thủy thủ đoàn đã trải qua “nỗi kinh hoàng” ngay trước thảm họa và người điều khiển tàu ngầm đã vô trách nhiệm.
Hồ sơThuận Thiên | 09/08/2024