Một phân tích về 21 bộ gen của voi ma mút cho thấy rằng cận huyết thực sự không phải là nguyên nhân dẫn đến sự diệt vong của loài khổng lồ này. Vậy loài voi ma mút tuyệt chủng do biến đổi khí hậu?
Những con voi ma mút lông xoăn cuối cùng trên thế giới sống tại nơi hiện là đảo Wrangel ngoài khơi Siberia. (Ảnh: Beth Zaiken)
4.000 năm trước, trên một hòn đảo ngoài khơi vùng mà ngày nay là Siberia (Nga), con voi ma mút lông xù cuối cùng trên thế giới đã trút hơi thở cuối cùng.
Sống trên hòn đảo đó, tách biệt với những con voi ma mút khác, có thể dẫn đến tình trạng cận huyết gây tử vong và sự sụt giảm dân số thảm khốc, dẫn đến tuyệt chủng, các nhà khoa học cho biết. Một nghiên cứu mới xác nhận rằng quần thể voi ma mút lông xoăn trên đảo Wrangel là cận huyết nhưng chúng không phải chịu số phận tuyệt chủng. Quần thể voi ma mút dần mất đi các đột biến di truyền có hại ảnh hưởng đến sự sống còn, cho thấy một số sự kiện ngẫu nhiên khác - chẳng hạn như bệnh tật hoặc thay đổi môi trường - đã định đoạt số phận của voi ma mút, các nhà nghiên cứu báo cáo điều này vào ngày 27/6 vừa qua.
"Báo cáo này thực hiện một công việc đáng chú ý", Joshua Miller, một nhà cổ sinh vật học tại Đại học Cincinnati, người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết. Miller cho rằng nghiên cứu này vừa cung cấp cái nhìn sâu sắc có giá trị về sự kết thúc của voi ma mút ở đảo Wrangel, vừa gợi ý cách thức theo dõi di truyền trong các nỗ lực bảo tồn động vật có nguy cơ tuyệt chủng hiện đại.
Cho đến khoảng 10.000 năm trước, voi ma mút lông xoăn sống trên lục địa Siberia, nhưng mực nước biển toàn cầu dâng cao khiến quần thể bị mắc kẹt trên các hòn đảo khác nhau, có khả năng hạn chế sự pha trộn di truyền giữa các loài voi ma mút.
"Biến thể di truyền là hộp công cụ chung mà động vật có để thích nghi với những thay đổi trong môi trường", đồng tác giả nghiên cứu Love Dalén, một nhà di truyền học tiến hóa tại Trung tâm Cổ sinh học ở Stockholm, cho biết. Nghiên cứu trước đây về sự tuyệt chủng của voi ma mút đã đưa ra giả thuyết rằng sự cô lập quần thể làm tăng mức độ cận huyết, giảm biến thể di truyền và khiến voi ma mút dễ bị đột biến di truyền có hại, bệnh tật và tử vong hơn.
Nhưng Dalén và các đồng nghiệp đã bác bỏ ý tưởng này - điều đã tồn tại hơn một thập kỷ. Trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu đã thu thập các mảnh xương, ngà và răng của voi ma mút lông cừu ở Siberia và từ đó trích xuất bộ gen của voi ma mút lông cừu. Trong nghiên cứu mới, nhóm nghiên cứu đã phân tích 21 bộ gen, trong đó có 8 bộ gen đã được công bố trước đó. Dữ liệu về bộ gen bao gồm 50.000 năm tồn tại cuối cùng của voi ma mút lông xù, bao gồm cả thời điểm loài vật này bị cô lập trên đảo Wrangel.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những chiếc ngà voi ma mút khổng lồ cũng như các mảnh xương và răng ở Siberia. Trong phòng thí nghiệm, họ đã trích xuất DNA từ hài cốt. (Ảnh: Love Dalén)
Sử dụng phần mềm mô hình hóa máy tính, nhóm nghiên cứu đã so sánh bộ gen của voi ma mút với bộ gen của voi, loài có họ hàng gần nhất hiện nay, và con người để dự đoán mức độ nguy hại của đột biến gen đối với voi ma mút để xem liệu chúng có bị loại bỏ khỏi quần thể theo thời gian hay không.
Phân tích cho thấy rằng mặc dù quần thể voi ma mút của đảo Wrangel ban đầu chỉ có tối đa 8 cá thể, nhưng đã tăng lên khoảng 200 - 300 cá thể và duy trì ở mức đó cho đến khi voi ma mút tuyệt chủng. Các nhà nghiên cứu cho biết những đột biến gen có hại nhất trong quần thể voi ma mút cũng ít xảy ra hơn theo thời gian, có thể là do những động vật có những đột biến đó không thể hoặc không sinh sản. Dalén cho rằng những đột biến gen nhỏ có thể không khiến voi ma mút đảo Wrangel tuyệt chủng hoàn toàn.
“Đây thực sự là bằng chứng tốt chống lại mô hình tan chảy, nhưng không loại trừ hoàn toàn mô hình đó”, Vincent Lynch, một nhà sinh học tiến hóa tại Đại học Buffalo ở New York (Mỹ) cho biết. Mặc dù sự cô lập của hòn đảo và sự sụt giảm biến thể di truyền có thể không phải là chiếc đinh cuối cùng đóng vào quan tài voi ma mút, ngay cả sự tích tụ của các đột biến di truyền nhỏ cũng có thể khiến voi ma mút dễ bị tổn thương hơn trước những thay đổi môi trường khác như bệnh tật, biến đổi khí hậu và sự xuất hiện của con người.
Do những thách thức trong việc thu thập DNA chất lượng cao, nhóm nghiên cứu đã không thể phân tích tình trạng di truyền của quần thể đảo Wrangel trong 300 năm cuối cùng của chúng, tương đương khoảng 5 thế hệ, đồng tác giả nghiên cứu Marianne Dehasque, cũng thuộc Trung tâm Cổ sinh học cho biết. Trong tương lai, với các công nghệ giải trình tự được cải thiện nhanh chóng, các nhà nghiên cứu đang tìm cách hoàn thành phân tích về quỹ đạo di truyền của voi ma mút đảo Wrangel.
Khi các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu về voi ma mút lông xù, những khoảnh khắc cuối cùng của loài vật này vẫn còn là một bí ẩn. “Có lẽ họ chỉ không may mắn thôi. Nếu thảm họa nào đó không xảy ra với đảo Wrangel, có lẽ ngày nay chúng ta vẫn còn những con voi ma mút đi loanh quanh” Dalén nói.
Theo Science News
>> 15 tác phẩm chiến thắng cuộc thi ảnh Ngày Đại dương Thế giới năm 2024
Một ghiên cứu mới được công bố mới đây khẳng định thai kỳ làm thay đổi não bộ vĩnh viễn của người mẹ. Vậy những sự thay đổi diễn ra thế nào, lợi hay hại?
Khi cây bị căng thẳng, chúng tạo ra âm thanh lớn như cuộc trò chuyện bình thường của con người dù tai người không thể nghe thấy. Và theo các nhà khoa học, thực vật có thể phát ra tiếng "kêu cứu".
Ăn Wasabi có thể tăng cường trí nhớ của bạn như thế nào? 5 khám phá kinh ngạc từ các nghiên cứu mới sau đây sẽ có phần trả lời cho câu hỏi này.
Tổ tiên của loài Octocoral có thể đã thắp sáng vùng biển sâu cách đây 540 triệu năm. Đây là cơ sở khẳng định san hô có thể là dạng thực thể sống đầu tiên phát sáng trong bóng tối.
Cập nhật tình hình mưa lũ nghiêm trọng ở các tỉnh miền nam Trung Quốc, AP dẫn lời nhà chức trách hôm 21/6 cho biết 47 người đã thiệt mạng ở tỉnh Quảng Đông và khu vực lân cận, những trận mưa lớn nhiều ngày làm đổ cây và sập nhà, ước tính thiệt hại hàng tỷ đô.
El Nino đã chính thức kết thúc và những ảnh hưởng từ sự tàn lụi của nó sẽ làm thay đổi thời tiết trên toàn cầu.
Trong nhiều năm, các nhà khoa học không hiểu làm thế nào người Ai Cập cổ đại có thể vận chuyển những khối đá khổng lồ từ hơn 4.000 năm trước. Và giờ đây bí ẩn đằng sau cách người Ai Cập xây dựng quần thể kim tự tháp Giza đã được vén màn.
Đôi khi bạn cần phải tránh xa tất cả để nhìn rõ mọi thứ. Các vệ tinh viễn thám theo dõi màu sắc đại dương của NOAA sẽ làm điều đó theo nghĩa đen với quỹ đạo 22.300 dặm phía trên đường xích đạo với tốc độ bằng tốc độ quay của Trái Đất.
Đợt nắng nóng đặc biệt mạnh ở Nam Á và Đông Nam Á dẫn đến cảnh báo về nhiệt độ nguy hiểm trên khắp các vùng của Philippines, Thái Lan, Bangladesh và Ấn Độ. Những tháng nóng nhất trong năm này trở nên tồi tệ hơn do El Niño.
Một ghiên cứu mới được công bố mới đây khẳng định thai kỳ làm thay đổi não bộ vĩnh viễn của người mẹ. Vậy những sự thay đổi diễn ra thế nào, lợi hay hại?
Hồ sơThuận Thiên | 31/12/2024Một số nhà nghiên cứu đang nghi vấn sao Thiên Vương và sao Hải Vương sở hữu đại dương sâu 5.000 dặm. Nếu điều này là thật thì có gì đáng quan tâm hơn về hai hành tinh này?
Hồ sơThuận Thiên | 30/12/2024Ngày xưa, việc tìm hiểu xem bạn có thai hay không giống như giải quyết một bí ẩn không có manh mối rõ ràng. Hãy xem 5 cách thử thai kỳ thú vị thời xưa xem người xưa vất vả ra sao trước khi có bộ dụng cụ hiện đại.
Hồ sơThuận Thiên | 21/11/2024Mặt trăng vừa có một người bạn nhỏ mới, một mặt trăng mini! Thật ra "vị khách" vũ trụ này chỉ đang đi ngang qua chúng ta và được gọi là mặt trăng thứ hai của Trái Đất.
Hồ sơThuận Thiên | 14/10/2024Bão Milton đổ bộ vào Florida (Mỹ) với sức gió lên tới 120 dặm/giờ trước khi tấn công các khu vực ven biển và gây ra ít nhất 27 cơn lốc xoáy trên toàn tiểu bang.
Hồ sơThuận Thiên | 10/10/2024Bão Boris ở Trung Âu đã gây nhiều hậu quả nặng nề và tang thương khi số người chết tính đến ngày 17/9 đã tăng lên 22, sau khi có thêm 3 nạn nhân được báo cáo ở Ba Lan và 1 nạn nhân ở Áo.
Hồ sơThuận Thiên | 18/09/2024Người dân nhiều nước Đông Nam Á vật lộn với lũ lụt do bão Yagi suốt cả tuần qua, trong đó có Việt Nam - nơi đã ghi nhận thiệt hại lớn về người và của.
Hồ sơThuận Thiên | 13/09/2024Từ một vận động viên ưu tú trở thành một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình, giờ đây phi hành gia "một chân" này đặt mục tiêu trở thành người khuyết tật đầu tiên lên Trạm vũ trụ quốc tế vào năm 2030.
Hồ sơThuận Thiên | 23/08/2024Khi cây bị căng thẳng, chúng tạo ra âm thanh lớn như cuộc trò chuyện bình thường của con người dù tai người không thể nghe thấy. Và theo các nhà khoa học, thực vật có thể phát ra tiếng "kêu cứu".
Hồ sơThuận Thiên | 22/08/2024Gia đình nạn nhân vụ tàu ngầm Titan đòi bồi thường 50 triệu USD với cáo buộc rằng thủy thủ đoàn đã trải qua “nỗi kinh hoàng” ngay trước thảm họa và người điều khiển tàu ngầm đã vô trách nhiệm.
Hồ sơThuận Thiên | 09/08/2024