Cũng như nhiều cuộc thi sắc đẹp khác, tiêu chuẩn sắc đẹp của cuộc thi Hoa hậu Thế giới đã thay đổi đang kể theo thời gian. Vậy cụ thể đó là những gì?
Ngày 9/3/2024, cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2023 được tổ chức để chọn ra hoa hậu một lần nữa. Vương miện đã thuộc về Krystyna Pyszková của CH Séc. Hãy cùng nhìn lại lịch sử của cuộc thi và tìm hiểu xem cách tiếp cận của ban giám khảo trong việc đánh giá vẻ đẹp của phụ nữ đã thay đổi như thế nào qua nhiều thập kỷ.
Kiki Håkansson (Thụy Điển), Hoa hậu Thế giới 1951.
Năm 1951, trong khuôn khổ Lễ hội Anh, cuộc thi Lễ hội Bikini đã được tổ chức. Đó là cuộc thi mà các nhà báo sau này đặt tên là Hoa hậu Thế giới. Sự kiện này đã trở thành một vụ bê bối vì thời đó mặc bikini bị coi là không đứng đắn.
Người đẹp Thụy Điển Kikki Håkansson đã trở thành người chiến thắng trong cuộc thi đầu tiên này. Và cho đến nay, cô vẫn là người chiến thắng duy nhất nhận được vương miện khi mặc bikini. Sau đó, các thí sinh lọt vào vòng chung kết mặc áo tắm một mảnh hoặc váy dạ hội đến lễ trao giải.
Denise Perrier (Pháp), Hoa hậu Thế giới 1953 và Marita Lindahl (Phần Lan), Hoa hậu Thế giới 1957.
Bất chấp vụ bê bối bikini năm 1951, người sáng lập cuộc thi Eric Morley vẫn hài lòng với sự chú ý của công chúng và quyết định tổ chức cuộc thi thường niên. Yêu cầu của ông đối với những người tham gia tiềm năng là họ phải là phụ nữ độc thân, chưa có con, từ 17 đến 27 tuổi.
Corine Rottschäfer (Hà Lan), Hoa hậu Thế giới 1959.
Năm 1959, một kênh truyền hình lớn của Anh đã đồng ý phát sóng cuộc thi, khiến nó càng trở nên nổi tiếng hơn. Corine Rottschäfer rơi vào tình huống tế nhị trước lễ trao giải khi phát hiện ra chiếc váy dạ hội của mình có lỗ thủng. Một thí sinh khác cho Corine mượn chiếc váy và cuối cùng về thứ 3, trong khi Corine trở thành người chiến thắng.
Katharina Lodders (Hà Lan), Hoa hậu Thế giới 1962.
Vào những năm 1960, cuộc thi Hoa hậu Thế giới trở thành một trong những chương trình truyền hình được xem nhiều nhất. Giải thưởng tiền mặt cho người chiến thắng đã tăng từ 500 bảng Anh lên 2.500 bảng Anh. Năm 1961, yêu cầu đối với thí sinh cũng được thay đổi như giới hạn độ tuổi và bây giờ là 25 tuổi.
Katharina Lodders, người đăng quang năm 1962, đã giải quyết những tiêu chí này theo cách riêng của mình. Khi nhận giải, cô đã nói to: “Tôi không nghĩ mình là cô gái đẹp nhất thế giới - tôi là cô gái đẹp nhất ở đây”.
Ann Sidney (Anh), Hoa hậu Thế giới 1964.
Năm 1964, người chiến thắng là Ann Sidney, người sau này đã lập nghiệp trong lĩnh vực điện ảnh. Năm này, Morley đã đưa ra một quy định mới cùng năm đó, ông cấm mẹ của các thí sinh đi cùng con gái của họ. Nguyên nhân là do mẹ của một trong hai cô gái đã gây nhiều bất tiện cho ban tổ chức, gây ảnh hưởng công việc của họ.
Reita Faria (Ấn Độ), Hoa hậu Thế giới 1966.
Vào cuối những năm 1960, cuộc thi càng trở nên lớn hơn. Năm 1966, Morley đã gửi lời mời tới hơn 70 quốc gia, 66 trong số đó vui vẻ phản hồi. Và vào năm 1968, lần đầu tiên trong lịch sử sự kiện này, một cô gái đã có gia đình được phép tham gia. Tuy nhiên, vào những năm 1970, một tiêu chí khắt khe về tình trạng hôn nhân của các thí sinh đã được đưa trở lại, tức là độc thân.
Sự khởi đầu của thập kỷ được đánh dấu bằng một vụ bê bối mới. Năm 1970, một tuần trước cuộc thi, các nhà hoạt động vì nữ quyền ở Anh cho rằng Hoa hậu Thế giới coi thường phụ nữ và đe dọa làm gián đoạn cuộc thi. Họ đã làm được điều đó. Khi sự kiện đang diễn ra sôi nổi, một số khách nữ đứng dậy khỏi chỗ ngồi và bắt đầu thổi còi, leng keng và hô vang khẩu hiệu. Sau này, bộ phim "Misbehavior" do Keira Knightley đóng chính cũng dựa trên những sự kiện này.
Năm 1970, Jennifer Hosten (Grenada) đoạt vương miện. Cô trở thành người phụ nữ da đen đầu tiên giành được nó.
Marie Stävin (Thụy Điển), Hoa hậu Thế giới 1977 và Silvana Suárez (Argentina), Hoa hậu Thế giới 1978.
Sự xung đột với các nhà hoạt động vì nữ quyền buộc ban tổ chức phải suy nghĩ về thông điệp mà cuộc thi muốn gửi đến thế giới. Và vào năm 1972, Eric Morley cùng vợ ông tuyên bố rằng sự kiện này sẽ được tổ chức với khẩu hiệu “Vẻ đẹp có mục đích”. Các thí sinh cũng được yêu cầu trình bày dự án từ thiện của mình trước ban giám khảo.
Vào những năm 1980, khẩu hiệu “Vẻ đẹp có mục đích” mang một ý nghĩa khác, những bài kiểm tra mới về trí thông minh và tính cách đã được thêm vào chương trình cuộc thi. Trong mắt ban giám khảo, phẩm chất cá nhân của thí sinh cũng quan trọng như ngoại hình của họ.
Vào nửa sau của thập kỷ, cuộc thi lại bị chỉ trích. Công chúng ở các nước khác nhau không thích việc các cô gái chỉ được đánh giá bởi đại diện của các nước phương Tây. Và vào năm 1986, Morley quyết định tổ chức vòng sơ khảo của cuộc thi ở Ma Cao, tạo cơ hội cho ban giám khảo phương Đông lựa chọn thí sinh. Người chiến thắng năm đó là Giselle Laronde đến từ Trinidad và Tobago. Đây là lần đầu tiên một đại diện của nước này giành được vương miện.
Vào năm 1987, ban tổ chức đã bỏ qua quy định riêng của họ là chỉ cho phép các cô gái từ 17 đến 25 tuổi tham gia và để một người đẹp 26 tuổi tranh vương miện. Sau đó, giới hạn độ tuổi được quy định lại là 27.
Aishwarya Rai (Ấn Độ), Hoa hậu Thế giới 1994.
Vào đầu những năm 1990, mức độ phổ biến của cuộc thi bắt đầu giảm sút và các kênh truyền hình lớn đã ngừng phát sóng nó. Nhưng Morley không bỏ cuộc và tìm cách tổ chức cuộc thi với chi phí thấp hơn.
Trong nửa sau của thập kỷ, ban tổ chức quyết định tập hợp ban giám khảo gồm đại diện của các ngành nghề khác nhau từ khắp nơi trên thế giới nhằm tăng sự quan tâm của khán giả. Vì vậy, hiện nay người đẹp được đánh giá bởi các diễn viên, vận động viên, biên tập viên tạp chí và người mẫu hàng đầu đến từ các quốc gia khác nhau.
Agbani Darego (Nigeria), Hoa hậu Thế giới 2001.
Năm 2000, Eric Morley qua đời nên vợ ông là Julia đã đảm nhận công việc của chồng và quyết định thực hiện một số điều chỉnh. Ví dụ, bà gọi cuộc thi là "ngu ngốc và kinh khủng" và hứa sẽ làm cho nó trở nên "tích cực hơn" đối với phụ nữ. Bà lên án phần chương trình mà các cô gái đầu tiên phải diễu hành trong bộ đồ bơi và sau đó trả lời phỏng vấn về tham vọng cuộc sống của họ. Julia nói: "Không phải vì tôi nghĩ có điều gì đó sai trái, khủng khiếp và không tự nhiên về đồ bơi, mà tôi nghĩ bạn thường không cảm thấy thoải mái nếu ai đó đang phỏng vấn bạn trong bộ lễ phục còn bạn đang mặc đồ tắm".
Rosanna Davison (Ireland), Hoa hậu Thế giới 2003 và Kaiane Aldorino (Gibraltar), Hoa hậu Thế giới 2009.
Năm 2004, Julia Morley đã vượt qua chồng mình khi thu thập được số lượng kỷ lục các quốc gia tham gia - 107 cô gái tham gia cuộc thi.
Megan Young (Philippines), Hoa hậu Thế giới 2013.
Năm 2013, các thí sinh đã tới Bali. Đây là lần đầu tiên sự kiện này được tổ chức ở Đông Nam Á. Ngoài ra, lần đầu tiên trong lịch sử cuộc thi, cô gái đến từ Philippines là Megan Young đã giành được vương miện.
Manushi Chhillar (Ấn Độ), Hoa hậu Thế giới 2017.
Julia Morley, người trước đó từng lên tiếng bất bình với trang phục hở hang quá mức của các thí sinh, đã quyết định loại phần thi áo tắm khỏi cuộc thi năm 2015. Bà nói: “Chúng tôi thực sự không nhìn vào phần dưới của cô ấy. Chúng tôi thực sự đang lắng nghe cô ấy nói”.
Karolina Bielawska (Ba Lan), Hoa hậu Thế giới 2021.
Sự kiện đầu tiên của thập kỷ mới không thực sự lớn. Năm 2022, số quốc gia tham gia cuộc thi ít nhất kể từ năm 2003 - chỉ 97. Người chiến thắng là Karolina Bielawska đến từ Ba Lan. Lần tiếp theo, ban giám khảo Hoa hậu Thế giới tập trung vào năm 2024 và trao vương miện cho Krystyna Pyszková đến từ CH Séc.
Krystyna Pyszková (CH Séc), Hoa hậu Thế giới 2023.
Do xu hướng hiện đại chỉ trích các tiêu chuẩn sắc đẹp khác nhau, có khả năng ban tổ chức Hoa hậu Thế giới sẽ chọn ngừng sử dụng bất kỳ tiêu chí lựa chọn nào cho các thí sinh trong tương lai, theo gương Hoa hậu Hoàn vũ. Vào năm 2023, cơ quan này đã loại bỏ giới hạn độ tuổi tối đa đối với thí sinh. Và vì Julia Morley gợi ý rằng cần phải đánh giá tính cách nên nhiều khả năng những thay đổi trong cuộc thi sẽ không còn lâu nữa.
Theo Bright Side
>> Những đợt sóng khổng lồ từ El Niño giúp môn lướt sóng thú vị hơn ở nhiều nơi trên thế giới
Nếu ai đó có quan điểm rằng thời trang cổ xưa có nhiều điểm tốt hơn thời trang hiện đại ngày nay thì đây là 10 xu hướng thời trang cổ xưa có thể gây sốc những tín đồ thời trang hiện đại.
Con người ở các thế kỷ trước bị thời trang kiểm soát nhiều hơn chúng ta ngày nay, thể hiện qua 9 xu hướng thời trang và làm đẹp nguy hiểm từng được mọi người theo đuổi trong thời kỳ dài.
Hãy cùng chiêm ngưỡng 30 tác phẩm kết hợp các bức ảnh lịch sử với những hình ảnh hiện tại để thấy mọi thứ đã thay thế nào sau trăm năm.
10 sự thật bất ngờ về những điều khá phổ biến sẽ khiến bạn ước gì mình đã biết sớm hơn bởi như người ta thường nói: "Biết thế đã giàu!".
Có thể không ít người bất ngờ khi nhận ra trong lịch sử có những phát minh trông thật đáng sợ bởi hình ảnh tư liệu có thể sẽ khiến bạn gặp ác mộng.
Những sự trùng hợp kỳ lạ sau đây có lẽ ngay cả những người hoài nghi nhất cũng không thể giải thích được bởi có những vụ việc đến cả giới khoa học còn không thể lý giải.
Khác với những giây phút thi đấu căng thẳng trên sàn đấu, ở ngoài đời, cô nàng Phạm Thị Nhung rất vui vẻ, hòa đồng.
Melisa Raouf gây tranh cãi trên MXH khi trở thành thí sinh chung kết Hoa hậu Anh đầu tiên không trang điểm trong lịch sử 94 năm của cuộc thi. Bản thân cô cũng có cuộc tranh luận về tiêu chuẩn sắc đẹp trên báo chí.
Tấm giấy "gọi thi vào đại học" nửa thế kỷ trước khiến nhiều bạn trẻ cảm thấy ngưỡng mộ cha anh đi trước đã vượt lên mọi khó khăn của sự thiếu thốn, hiểm nguy để theo đuổi con chữ.
Bão Boris ở Trung Âu đã gây nhiều hậu quả nặng nề và tang thương khi số người chết tính đến ngày 17/9 đã tăng lên 22, sau khi có thêm 3 nạn nhân được báo cáo ở Ba Lan và 1 nạn nhân ở Áo.
Hồ sơThuận Thiên | 18/09/2024Người dân nhiều nước Đông Nam Á vật lộn với lũ lụt do bão Yagi suốt cả tuần qua, trong đó có Việt Nam - nơi đã ghi nhận thiệt hại lớn về người và của.
Hồ sơThuận Thiên | 13/09/2024Từ một vận động viên ưu tú trở thành một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình, giờ đây phi hành gia "một chân" này đặt mục tiêu trở thành người khuyết tật đầu tiên lên Trạm vũ trụ quốc tế vào năm 2030.
Hồ sơThuận Thiên | 23/08/2024Khi cây bị căng thẳng, chúng tạo ra âm thanh lớn như cuộc trò chuyện bình thường của con người dù tai người không thể nghe thấy. Và theo các nhà khoa học, thực vật có thể phát ra tiếng "kêu cứu".
Hồ sơThuận Thiên | 22/08/2024Gia đình nạn nhân vụ tàu ngầm Titan đòi bồi thường 50 triệu USD với cáo buộc rằng thủy thủ đoàn đã trải qua “nỗi kinh hoàng” ngay trước thảm họa và người điều khiển tàu ngầm đã vô trách nhiệm.
Hồ sơThuận Thiên | 09/08/2024Vụ phản ứng mạnh thứ nhì của vũ trụ được coi là một vụ nổ tia gamma, là vụ nổ sáng nhất mà chúng ta từng chứng kiến với độ sáng gấp 10 lần hoặc hơn một một vụ nổ tia gamma thông thường.
Hồ sơThuận Thiên | 30/07/2024Robot có làn da giống người của Nhật Bản đạt được tiến bộ lớn trong chế tạo robot, có thể khiến robot tương lai giống con người hơn, gây lo ngại về sự thống trị của máy móc đang đến gần.
Hồ sơThuận Thiên | 23/07/2024Phi hành gia kỳ cựu của NASA - Ron Garan đã có 178 ngày ngoài không gian. Mới đây, ông chia sẻ về "nhận thức một cách tỉnh táo" với khẳng định: "Khi nhìn Trái Đất từ không gian, tôi nhận ra chúng ta đang sống trong giả dối".
Hồ sơThuận Thiên | 12/07/2024Robot chơi bóng đá chạy bằng AI nhanh nhẹn không kém con người, chúng được điều khiển bởi máy học tăng cường với một loại AI giúp chúng có thể di chuyển trên địa hình khó khăn.
Hồ sơThuận Thiên | 11/07/2024Năm thứ 5 liên tiếp khán giả được chiêm ngưỡng những bức ảnh tuyệt vời nhất từ cộng đồng nhiếp ảnh thể thao. Hãy cùng thưởng thức Top 20 tác phẩm của Giải thưởng Nhiếp ảnh Thể thao Thế giới năm 2024.
Hồ sơThuận Thiên | 03/07/2024