Theo số liệu thống kê, 31% học sinh bị căng thẳng, stress; hơn 53% học sinh không có động lực để học tập. Cùng với đó, học sinh cũng đang phải đối mặt với nguy cơ như bị bắt nạt và nhiều tệ nạn khác.
Kết quả khảo sát về một số vấn đề học sinh đang gặp phải trong học tập do Phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD&ĐT TP HCM tiến hành được chia sẻ tại Hội nghị Định hướng nghiệp vụ công tác xã hội trong trường học do Sở GD&ĐT TP HCM tổ chức vào hôm 17/1. Khảo sát này được thực hiện trên địa bàn thành phố với 150 cơ sở giáo dục gồm 74 trường THPT, 34 trường THCS, 8 trường tiểu học và 34 cơ sở giáo dục khác (mầm non, trường tư thục, trung cấp, cao đẳng...).
Học sinh ở TP HCM đang phải đối mặt với tình trạng căng thẳng, stress và nhiều vấn đề tinh thần bất ổn.
Số liệu cuộc khảo sát đưa ra cho thấy có 7,8% học sinh bỏ học, 21,1% học sinh có nguy cơ bỏ học. Đặc biệt hơn hết, có đến 31% học sinh bị căng thẳng, stress và 53,8% học sinh không có động lực học tập.
Đối với các hành vi lệch chuẩn, thống kê cho thấy, chiếm phần lớn trong những hành vi lệch chuẩn thuộc về tình trạng học sinh chơi game và sử dụng Internet quá mức (41,5%), kế đến là vi phạm nội quy trường học (40,2%). Những mặt tiêu cực khác về đời sống học đường cũng được thể hiện rõ khi số học sinh sử dụng chất cấm chiếm tới 6,5%, học sinh vi phạm pháp luật chiếm 5,7%...
>> Kết quả khảo sát: 25% học sinh THPT có dấu hiệu trầm cảm
Về đề nguy cơ bạo lực học đường và xâm hại, thống kế từ khảo sát chỉ ra có tới 30% học sinh từng bị xâm hại trên môi trường mạng (đăng hình, thách thức, bêu xấu, hù dọa...), 24,6% học sinh bị bắt nạt, 20,8% học sinh bị xâm hại tinh thần (chửi rủa, bêu xấu...).
Có thể kể tới những nguyên nhân dẫn tới các vấn đề trên như môi trường học tập, môi trường xã hội, gia đình, thiếu các dịch vụ, hoạt động hỗ trợ từ nhà trường, sự quan tâm từ gia đình và cũng là chính bản thân các em học sinh.
Học sinh lớp 12 trường THPT Bùi Thị Xuân, TP HCM học môn Yoga - thiền để giải tỏa căng thẳng.
Trước đó, PGS.TS Huỳnh Văn Sơn với đề tài nghiên cứu về hiện tượng hủy hoại bản thân của học sinh cũng đã cảnh báo về các vấn đề của học sinh và tình trạng hủy hoại của chính các em. Trong đó có tới 36,8% học sinh được khảo sát thực hiện hành vi hủy hoại bản thân từ rất lâu tới mức không nhớ rõ.
Cùng với đó, trên 74% tiết lộ hành vi tự hủy hoại bản thân của mình với bạn bè nhưng cũng luôn muốn tách khỏi người lớn, số học sinh thừa nhận đã tiết lộ tình trạng của mình với thầy cô chỉ chiếm 1,4%. Gần một nửa học sinh cho biết, gia đình la mắng khi mình có hành vi tự hủy hoại bản thân.
Theo Hoahoctro.vn
Một nữ sinh lớp 4 ở Đắk Lắk đã bị 10 bạn cùng lớp đánh hội đồng rất dã man, phải nhập viện điều trị nhiều lần và hiện đang còn hoảng loạn.
Những ai từng đi qua thời học sinh hẳn còn nhớ quy định cấm đi dép lê đến trường "huyền thoại". Mới đây, một màn "thu mua dép" đầu năm học đưa 2k7 "vào khuôn khổ" tại một ngôi trường khiến không ít người nhớ về kỷ niệm này.
Bài đăng khoe mớ tài liệu gần 1 tạ của bạn trẻ đã thu hút nhiều học sinh đua nhau khoe ảnh thanh lý tài liệu hậu mùa thi. Mua đắt bán rẻ cũng tiếc những giữ lại lấy nơi nào chứa!
Nữ nhà báo Trần Thu Hà cho rằng, có thi là có luyện. Phụ huynh nghèo đi vì phải chi nhiều tiền cho con luyện thi, từ mẫu giáo đã hết cuộc thi này tới cuộc thi kia.
Tự gọi sự kiện đặc biệt của lớp là “cú chơi lớn”, các bạn học sinh lớp 12A4, trường THPT Thanh Ba (Phú Thọ) biến buổi lễ chia tay cấp 3 thành "lễ bàn giao xe" cho thầy chủ nhiệm.
Trước khi gây bão trên MXH, bà mẹ Thủy Bi từng có ân oán với Trang Khàn.
Một trong những sơ đồ lớp ngầu nhất từ trước đến nay vừa được đăng tải và thu hút rất nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng vì độ "hiếm có khó tìm" của nó.
Việc nữ sinh có thói quen trang điểm trước khi đến trường đã nhận được rất nhiều sự quan tâm. Nhưng liệu trang điểm ở trường học có nên hay không?
Những hình ảnh người bà tay mang theo giỏ (làn) đi chợ vào tận trong lớp học để họp phụ huynh cho cháu khiến dân mạng xúc động nhớ về ký ức xưa.
Chuyện học sinh mắc lỗi trong quá trình học tập hoặc sinh hoạt tại trường lớp là điều không thể tránh khỏi. Loạt ảnh "bá đạo" này nói lên nối khổ cho học trò mới thấu.
Nhiều phụ huynh thẳng thắn nói lý do vì sao họ phải hướng con vào trường công lập bằng được!
Học đườngTessie | 25/07/2024Đúng là chỉ biết ngưỡng mộ thôi!
Học đườngTessie | 22/07/2024Tai nạn tàu hỏa đã cướp đi đôi chân của Phạm Minh A (trú tại khu phố 2, thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên). Thí sinh này cũng đã được xét đặc cách tốt nghiệp THPT 2024.
Học đườngTessie | 27/06/2024Đại học Nguyễn Trãi vừa công bố điểm chuẩn năm 2022 xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm học bạ.
Học đườngBông Bông | 16/09/2022Chỉ 10 tháng ôn luyện môn Văn, nam sinh đạt 10 điểm Văn, mang danh hiệu thủ khoa C03 (Văn, Toán, Sử) toàn quốc.
Học đườngBông Bông | 27/07/2022Các bài đăng trên Lớp Người Ta không chỉ cung cấp thông tin đơn thuần mà còn có nhiều ảnh chế, video giải trí cực hấp dẫn nhằm tạo nên những tiếng cười cho người xem.
Học đườngThuận Thiên | 27/12/2021Tối 26/1, buổi công diễn vở kịch “Cuộc Gọi Đêm Giao Thừa” đã diễn ra, đánh dấu Liveshow Kịch 2021 chính thức khép lại. Có mặt tại địa điểm tổ chức, các bạn sinh viên Báo chí cùng những người yêu mến nghệ thuật Kịch nói đã được thưởng thức một bữa tiệc ca kịch đầy ấn tượng và nhiều cảm xúc.
Học đườngThuận Thiên | 27/01/2021Tiếp nối thành công từ chương trình NEU Internship Day 2019, ngày 3/10 vừa qua, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã long trọng tổ chức chương trình “Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020”.
Học đườngThuận Thiên | 05/10/2020Thời đi học có rất nhiều môn đòi hỏi đôi chút năng khiếu, đặc biệt là khả năng vẽ. Một trong những môn học đó là môn Công nghệ, một trong những nỗi ám ảnh của học trò vẽ kém.
Học đườngThuận Thiên | 24/09/2020Lớp có cặp đôi yêu nhau thường khiến những người xung quanh "gato" tới bực bội. Nhưng riêng lớp học này lại coi đó như niềm vui chung đáng để khoe với thiên hạ.
Học đườngThuận Thiên | 23/09/2020