TIN SỰ KIỆN

6 chiếc lọ tài chính - Phương pháp quản lý chi tiêu giúp sinh viên không lo hết tiền giữa tháng, cuối tháng ăn mì tôm

Tình trạng mới giữa tháng mà nhiều sinh viên đã “tiền khô cháy túi” là rất phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu do các bạn chưa có bí quyết chi tiêu hợp lý mà thôi!

Quy tắc khi nhận tiền hàng tháng

Việc quản lý tài chính sao cho hợp lý luôn khiến con người ta phải căng não suy nghĩ. Ngay cả với những người lão luyện trường đời thì đây cũng là một bài toán khó giải.

Với sinh viên, đối tượng vẫn còn được bố mẹ chu cấp thì nhiều bạn chưa hiểu được rằng, để kiếm ra được đồng tiền là vất vả như thế nào nên vẫn ăn tiêu "thủng nồi trôi rế". Đã đến lúc bạn cần học cách chi tiêu sao cho hợp lý để không chỉ có một cuộc sống tương đối thoải mái, mà còn phục vụ những dự định lâu dài.

Để làm được điều này, trước hết bạn cần có một cuốn sổ chi tiêu của riêng mình. Hãy ghi chép một cách chi tiết nhất có thể vào cuốn sổ này. Những mục như tiền nhà, ăn uống, mua sách vở... cần được ghi lại tỉ mỉ.

Nhờ việc ghi chép tỉ mỉ các khoản chi tiêu, khi xem lại bạn sẽ nhận ra tháng này đã tiêu pha mấy trăm ngàn vô bổ vào quần áo như thế nào hay chi tiêu cho tiệc tùng, bạn bè quá mức... ra sao. Từ đó, việc kiểm soát chi tiêu sẽ dễ dàng hơn và tháng tiếp theo bạn sẽ dựa vào đó để điều chỉnh chi tiêu cho phù hợp.

Việc thứ hai phải làm là khi nhận được tiền (ba mẹ chu cấp hoặc tiền lương làm thêm), đừng ngại ngần bỏ thời gian để "chia chác" ngay lập tức. Đừng bao giờ có suy nghĩ thôi đi chơi về rồi sẽ làm. Vì có thể ngay trong buổi đi chơi đó, bạn sẽ tiêu phăng cả tháng tiền ăn để rồi những ngày tiếp theo ngậm ngùi ăn mì tôm qua bữa.

Bạn nên bỏ riêng các khoản chi cố định như tiền nhà, điện nước, góp ăn uống với bạn cùng phòng... ra một chỗ, sau đó tính tới khoản tiết kiệm cho một mục đích nào đó. Ví dụ bạn muốn học thêm Tiếng Anh tại một trung tâm..., khoản dư còn lại là tiền tiêu vặt, dành cho hội hè, đi chơi...

Việc có ít tiền để tiêu vào những khoản vui chơi cũng giúp bạn hạn chế sa đà vào những hoạt động vô bổ mà quên lãng học hành. Đây đúng là một quy tắc hữu hiệu “một công đôi việc”.

6 chiếc lọ tài chính

Đối với các bạn tân sinh viên, khi vừa bước ra sống tự lập, tự định đoạt mọi chi tiêu thì việc “vung tay quá trán” là điều rất hay xảy ra. Mặc dù khoản tiền đó chưa phải khoản tiền tự tay làm ra nhưng bạn vẫn sẽ cần tới công thức 6 chiếc lọ tài chính của T. Harv Eker, tác giả của cuốn sách Bí mật tư duy triệu phú (Secret of Millionaire Mind) và Làm giàu nhanh (Speed Wealth).

Theo Harv Eker, bất cứ ai cũng có thể sử dụng phương pháp này dù chỉ có trong tay 100.000 đồng. Hãy chia tiền của bạn thành 6 phần hoàn toàn tách biệt nhau bằng sổ thu chi và ngay khi nhận được tiền để tạo thành thói quen.

Sử dụng phương pháp 6 chiếc lọ để quản lý tài chính.

Chiếc lọ thứ nhất: Quỹ tự do tài chính 10%

Trước hết phải hiểu “tự do tài chính” là gì? Tự do tài chính là khi bạn sống như bạn muốn mà không cần làm việc hay phụ thuộc tài chính. Nhiều người có thể về hưu sớm là nhờ họ tự do tài chính. Bạn không được tiêu tiền trong quỹ này.

Tiền của quỹ này chỉ được dùng để đầu tư và tạo ra thu nhập thụ động cho bạn. Dù đang là sinh viên, bạn hoàn toàn có thể có riêng một quỹ như vậy. Lập quỹ này cũng giống như bạn nuôi một con ngỗng để nó đẻ trứng vàng vậy, tuyệt đối không được... bắt ngỗng ăn thịt.

Chiếc lọ thứ hai: Tiết kiệm dài hạn 10%

Quỹ này có 2 mục đích: Tiết kiệm cho dài hạn (thậm chí cho tới khi ra trường, đi làm, kết hôn) và tiết kiệm cho những trường hợp khẩn cấp. Để thực tốt phương pháp trong chiếc lọ thứ hai này thì ban đầu bạn nên chia số tiền 10% tổng thu nhập này thành hai phần bằng nhau cho hai mục đích.

Khi đã tiết kiệm đủ cho những trường hợp khẩn cấp (có giá trị tương đương khoảng 6 tháng chi tiêu hàng ngày) thì có thể cất riêng khoản này và tập trung cho những mục tiêu lâu dài như mua nhà, mua xe... Chiếc lọ thứ hai này sẽ phát huy tác dụng khi bạn nhảy việc, thất nghiệp hay nhỡ bị ốm đau phải nằm viện dài ngày.

>> Từ một cậu sinh viên “tay trắng”, chàng trai 9x trở thành nhà điều hành 3S - Trung tâm luyện thi hàng đầu Hà Nội

Chiếc lọ thứ ba: Giáo dục đào tạo 10%

Quỹ này được lập ra để nhằm giúp bạn đầu tư phát triển bản thân như tham gia lớp học master, học thêm một số kĩ năng mềm, mua sách vở... Khi là sinh viên, bạn có ưu thế nhiều thời gian nên hãy tận dụng triệt để chiếc lọ này.

Chiếc lọ thứ tư: Nhu cầu thiết yếu 55%

Đây là quỹ chiếm số phần trăm cao nhất trong tổng thu nhập của bạn, quỹ này giúp bạn đảm bảo nhu cầu thiết yếu hàng ngày như thuê nhà, ăn uống, đi lại, điện thoại... Đây là khoản tiền cố định hàng tháng cần chi. Nếu bạn không thể sống với 55% thu nhập của mình mà lại không thể gia tăng thu nhập, hãy đơn giản hóa cuộc sống: Mua vé tháng để đi xe buýt thay vì xe máy, tự nấu ăn ở nhà, mang cơm trưa đi học, đi làm thay vì ra hàng quán...

Chiếc lọ thứ năm: Hưởng thụ 10%

Dù là sinh viên hay những người đã đi làm, ai cũng cần phải có thời gian nghỉ ngơi và tự yêu thương bản thân mình, đừng chỉ chăm chăm vào kiếm tiền, tiết kiệm mà quên rằng, tiền là để chúng ta hạnh phúc. Lâu lâu, hãy chi tiền để ăn một món sang trọng, đi du lịch dài ngày, mua vé nghe nhạc...

Bạn nên làm điều này hàng tháng hoặc vài tháng một lần để tái tạo năng lượng tích cực, cho bản thân được nghỉ ngơi và chăm sóc. Số tiền ấy sẽ không mất đi mà nó sẽ “chuyển hóa” thành năng lượng, giúp bạn có một tinh thần sảng khoái hơn để đạt hiệu quả làm việc tốt hơn.

Chiếc lọ thứ sáu: Giúp đỡ người khác 5%

Bạn nên cảm thấy may mắn khi bản thân đang có được một công việc tốt, chạy dự án thành công hay đơn giản là việc bạn được đi học và để được như vậy thì cũng cần nhờ sự giúp đỡ của rất nhiều người. Không có họ, bạn không thể nào có ngày hôm nay.

Mặt khác, xã hội cũng còn rất nhiều người không may mắn được như bạn. Vì vậy, đừng ngại ngần bỏ ra một khoản để cho đi nhé! Một phần nhỏ trong thu nhập để làm từ thiện, giúp đỡ người thân, bạn bè..., thể hiện lòng biết ơn cuộc sống. Bạn tin không, cho đi rồi bạn sẽ nhận lại nhiều thêm đấy!

Từ hôm nay, từ ngay thời điểm này, bạn hãy bắt tay ngay vào việc quản lý tài chính của chính bản thân. Hãy đem số tiền của mình ra, bắt đầu lên kế hoạch, phân chia chúng vào các "hũ tiền" đi nào! Hành động ngay bây giờ, thành công sẽ đến với bạn.

Theo Tiin.vn


TIN LIÊN QUAN

Trường đại học Nhật Bản cho phép sinh viên mặc tự do trong lễ tốt nghiệp và cái kết "hết đỡ"!

Không hẳn là trường Đại học Kyoto cho phép sinh viên mặc tự do trong lễ tốt nghiệp, họ đã từng cố gắng loại bỏ văn hóa này nhưng bị sinh viên phản đối.

Dàn hot girl "Nóng cùng World Cup 2022" hầu hết đều xuất thân từ các trường đại học danh giá

Dàn hot girl "Nóng cùng World Cup 2022" hầu hết đều xuất thân từ các trường đại học danh giá

Dàn hot girl "Nóng cùng World Cup 2022" có tổng cộng 32 cô gái trẻ đẹp, hầu hết là sinh viên hoặc đã tốt nghiệp các trường đại học danh giá như ĐH Ngoại thương, Học viện Ngân hàng...

Tờ giấy báo nhập học 30 năm trước bỗng được "đào mộ" khiến thế hệ 7X, 8X xúc động: Đơn giản nhưng trân quý!

Tờ giấy báo nhập học 30 năm trước bỗng được "đào mộ" khiến thế hệ 7X, 8X xúc động: Đơn giản nhưng trân quý!

Một giấy báo nhập học được cất giữ từ năm 1991 khiến không chỉ thế hệ 7x, 8x mà thế hệ trẻ hiện tại cũng không khỏi xúc động khi xem.

Choáng với đồ quê cha mẹ gửi lên cho tân sinh viên: Chật tủ lạnh không có chỗ chứa!

Choáng với đồ quê cha mẹ gửi lên cho tân sinh viên: Chật tủ lạnh không có chỗ chứa!

Đúng là không ai yêu thương con cái bằng cha mẹ. Khi con phải sống xa nhà, cha mẹ vẫn lo lắng, gửi lên tất cả mọi thứ để con có cuộc sống no đủ.

Lại một mùa tân sinh viên bắt đầu "di cư" từ nhà ra phố: Lỉnh kỉnh đầy đồ mà vẫn thiếu, cơm ngon ăn hoài chẳng thấy no

Lại một mùa tân sinh viên bắt đầu "di cư" từ nhà ra phố: Lỉnh kỉnh đầy đồ mà vẫn thiếu, cơm ngon ăn hoài chẳng thấy no

Thu đến, năm học mới đã cận kề là lúc khắp nơi tân sinh viên bắt đầu "di cư" từ nhà ra phố với lỉnh kỉnh đầy đồ đạc bố mẹ chuẩn bị cho. Và hãy xem tân sinh viên năm nay thế nào nhé!

Sinh viên học lực trung bình "bi quan" khi lương khởi điểm khi ra trường là 8 triệu: Không xứng với 4,5 năm học đại học!

Sinh viên học lực trung bình "bi quan" khi lương khởi điểm khi ra trường là 8 triệu: Không xứng với 4,5 năm học đại học!

Bạn trẻ này cho rằng mức lương như vậy là quá thấp, không xứng với 4,5 năm học đại học ngốn cả trăm triệu của bố mẹ.

Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020: Hành trang thực tập cho sinh viên thời kỳ hậu Covid-19

Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020: Hành trang thực tập cho sinh viên thời kỳ hậu Covid-19

Tiếp nối thành công từ chương trình NEU Internship Day 2019, ngày 3/10 vừa qua, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã long trọng tổ chức chương trình “Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020”.

11 khoản phí không bao giờ nên chi cho ngày cưới theo tư vấn từ chuyên gia

11 khoản phí không bao giờ nên chi cho ngày cưới theo tư vấn từ chuyên gia

Đám cưới thường là bữa tiệc tốn kém nhất mà hầu hết mọi người ai cũng từng tham gia. Ngày đặc biệt này thực sự có thể làm thâm hụt tài khoản ngân hàng của bạn.

Nên tiết kiệm tiền hay đầu tư trong thời điểm kinh tế toàn cầu bất ổn?

Nên tiết kiệm tiền hay đầu tư trong thời điểm kinh tế toàn cầu bất ổn?

Tập trung vào tiết kiệm thường là một trong những quyết định kiếm tiền thông minh nhất mà ai cũng có thể làm được, bất kể chúng ta đang ở đâu trong thị trường.

Dân tình đua nhau chia sẻ điệp khúc "Con mệt lắm, con hoang mang lắm mẹ à!": Tâm trạng tân sinh viên 2k2?

Dân tình đua nhau chia sẻ điệp khúc "Con mệt lắm, con hoang mang lắm mẹ à!": Tâm trạng tân sinh viên 2k2?

Suốt tuần qua, điệp khúc "Con mệt lắm! Con hoang mang lắm mẹ à" được nhiều bạn trẻ nhắc đến và trở thành hot trend. Và nó được ví như tâm trạng sinh viên năm nhất.

SỰ KIỆN NỔI BẬT

Người đàn ông khoe cháu học dân lập vẫn đỗ NV1 Kinh tế Quốc dân, khuyên bố mẹ đừng áp lực vào trường công, lập tức bị phản bác bằng 1 câu

Người đàn ông khoe cháu học dân lập vẫn đỗ NV1 Kinh tế Quốc dân, khuyên bố mẹ đừng áp lực vào trường công, lập tức bị phản bác bằng 1 câu

Nhiều phụ huynh thẳng thắn nói lý do vì sao họ phải hướng con vào trường công lập bằng được!

Học đườngTessie | 25/07/2024
Thí sinh duy nhất được đặc cách tốt nghiệp THPT 2024 vì gặp t:ai nạ:n bất ngờ ngay trước ngày thi

Thí sinh duy nhất được đặc cách tốt nghiệp THPT 2024 vì gặp t:ai nạ:n bất ngờ ngay trước ngày thi

Tai nạn tàu hỏa đã cướp đi đôi chân của Phạm Minh A (trú tại khu phố 2, thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên). Thí sinh này cũng đã được xét đặc cách tốt nghiệp THPT 2024.

Học đườngTessie | 27/06/2024
Đại học Nguyễn Trãi công bố điểm chuẩn năm 2022

Đại học Nguyễn Trãi công bố điểm chuẩn năm 2022

Đại học Nguyễn Trãi vừa công bố điểm chuẩn năm 2022 xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm học bạ.

Học đườngBông Bông | 16/09/2022
Nam sinh duy nhất được 10 điểm Văn tốt nghiệp THPT: Bí kíp là lướt TikTok xem các Hoa hậu nói triết lý

Nam sinh duy nhất được 10 điểm Văn tốt nghiệp THPT: Bí kíp là lướt TikTok xem các Hoa hậu nói triết lý

Chỉ 10 tháng ôn luyện môn Văn, nam sinh đạt 10 điểm Văn, mang danh hiệu thủ khoa C03 (Văn, Toán, Sử) toàn quốc.

Học đườngBông Bông | 27/07/2022
Fanpage Lớp Người Ta - "Chiếc động troll" cho hội "nhất quỷ nhì ma"

Fanpage Lớp Người Ta - "Chiếc động troll" cho hội "nhất quỷ nhì ma"

Các bài đăng trên Lớp Người Ta không chỉ cung cấp thông tin đơn thuần mà còn có nhiều ảnh chế, video giải trí cực hấp dẫn nhằm tạo nên những tiếng cười cho người xem.

Học đườngThuận Thiên | 27/12/2021
"Cuộc gọi đêm giao thừa": Vở kịch của những cảm xúc đặc biệt

"Cuộc gọi đêm giao thừa": Vở kịch của những cảm xúc đặc biệt

Tối 26/1, buổi công diễn vở kịch “Cuộc Gọi Đêm Giao Thừa” đã diễn ra, đánh dấu Liveshow Kịch 2021 chính thức khép lại. Có mặt tại địa điểm tổ chức, các bạn sinh viên Báo chí cùng những người yêu mến nghệ thuật Kịch nói đã được thưởng thức một bữa tiệc ca kịch đầy ấn tượng và nhiều cảm xúc.

Học đườngThuận Thiên | 27/01/2021
Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020: Hành trang thực tập cho sinh viên thời kỳ hậu Covid-19

Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020: Hành trang thực tập cho sinh viên thời kỳ hậu Covid-19

Tiếp nối thành công từ chương trình NEU Internship Day 2019, ngày 3/10 vừa qua, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã long trọng tổ chức chương trình “Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020”.

Học đườngThuận Thiên | 05/10/2020
Học trò than "nỗi ám ảnh" môn Công nghệ lớp 11: Cộng đồng chia rẽ, người kêu dễ, kẻ bảo khó

Học trò than "nỗi ám ảnh" môn Công nghệ lớp 11: Cộng đồng chia rẽ, người kêu dễ, kẻ bảo khó

Thời đi học có rất nhiều môn đòi hỏi đôi chút năng khiếu, đặc biệt là khả năng vẽ. Một trong những môn học đó là môn Công nghệ, một trong những nỗi ám ảnh của học trò vẽ kém.

Học đườngThuận Thiên | 24/09/2020
Lớp "người ta" khoe niềm vui chung khi có cặp đôi yêu nhau, dân tình đua nhau soi "info" các bạn nữ

Lớp "người ta" khoe niềm vui chung khi có cặp đôi yêu nhau, dân tình đua nhau soi "info" các bạn nữ

Lớp có cặp đôi yêu nhau thường khiến những người xung quanh "gato" tới bực bội. Nhưng riêng lớp học này lại coi đó như niềm vui chung đáng để khoe với thiên hạ.

Học đườngThuận Thiên | 23/09/2020