Bộ GD&ĐT vừa ban hành hướng dẫn dạy học qua internet, trên truyền hình tại trường THPT và GDTX trong thời gian học sinh nghỉ do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.
(Ảnh minh họa: VOH)
Trong hướng dẫn mới ban hành, Bộ GD&ĐT đưa ra 4 mục tiêu trong việc dạy học trên truyền hình và qua internet gồm: Giúp học sinh được học theo chương trình giáo dục phổ thông trong thời gian nghỉ ở trường; phát triển năng lực tự học của học sinh và nâng cao kỹ năng tổ chức dạy học qua internet, trên truyền hình của giáo viên; tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình trong việc tổ chức và hỗ trợ học sinh trong học tập; tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Với việc dạy học qua internet, giáo viên sử dụng các ứng dụng hoặc dịch vụ trên internet để tổ chức hoạt động dạy học và kiểm tra, sau đó đánh giá kết quả học tập của học sinh. Để thực hiện việc phương pháp này hiệu quả, Bộ GD&ĐT hướng dẫn các trường chuẩn bị hạ tầng kỹ thuật gồm: Hệ thống quản lý học tập (LMS - Learning Management System); hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS - Learning Content Management System); hệ thống dạy học trực tuyến.
Các hệ thống thuộc hạ tầng kỹ thuật này sẽ giúp đảm bảo việc quản lý dạy học, theo dõi được quá trình học tập của học sinh, có thể tổ chức kiểm tra trực tuyến. Đồng thời, hạ tầng kỹ thuật cho phép giáo viên khởi tạo kho học liệu phục vụ dạy học, cung cấp học liệu cho học sinh cũng như có thể tổ chức tương tác với học sinh và gia đình học sinh trong quá trình dạy học.
Nội dung bài học và học liệu để dạy học qua Internet gồm sách giáo khoa, bài giảng, tài liệu, học liệu, câu hỏi, bài tập để tổ chức dạy học và kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Tương tự, việc dạy học qua truyền hình cũng phải đảm bảo yêu cầu về thiết bị, hạ tầng kết nối truyền hình, đáp ứng các yêu cầu thu sóng truyền hình tương thích với hệ thống truyền hình quốc gia. Với hình thức này, Bộ GD&ĐT yêu cầu các bài học trên truyền hình phải do giáo viên có kinh nghiệm dạy học, ghi hình để tổ chức dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông và các quy định, hướng dẫn của Bộ. Việc sử dụng học liệu, kiểm tra đánh giá theo các bài học trên truyền hình phải bảo đảm tính khoa học, sư phạm, phù hợp với đối tượng học sinh theo từng cấp học.
Bộ GD&ĐT công nhận hình thức học qua internet và truyền hình như học chính khoá.
Bộ GD&ĐT đề nghị các trường phải xây dựng kế hoạch thực hiện dạy học qua Internet, truyền hình. Khi tổ chức dạy học qua Internet, mỗi trường phải chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng bài học, học liệu để dạy học. Các trường cử cán bộ kỹ thuật hỗ trợ giáo viên, hướng dẫn học sinh sử dụng công nghệ thông tin phục vụ việc dạy học. Giáo viên đảm bảo duy trì tương tác với học sinh trong quá trình dạy học, giao nhiệm vụ và kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
Như vậy, Bộ GD&ĐT công nhận việc dạy học từ xa không chỉ hỗ trợ ôn tập cho học sinh mà như một phần của việc dạy học chính khoá, giúp học sinh tiếp thu kiến thức mới, bám sát chương trình trong thời gian chưa thể đến trường.
Nội dung được học sinh, phụ huynh và các trường hết sức quan tâm hiện nay là việc kiểm tra, đánh giá, công nhận kết quả dạy học từ xa sẽ ra sao. Hướng dẫn của Bộ GD&ĐT nêu, kết quả kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy học qua internet và học trên truyền hình được sử dụng thay cho các bài kiểm tra thường xuyên theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Bộ GD&ĐT cho phép các cơ sở giáo dục phổ thông quản lý, theo dõi, giám sát việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên kết quả học tập của học sinh qua internet, trên truyền hình với phương châm bảo đảm công bằng, khách quan, trung thực.
Với bài kiểm tra định kỳ và học kỳ, văn bản Bộ GD&ĐT nêu rõ, khi học sinh đi học trở lại, cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức cho học sinh ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức đã học qua internet, trên truyền hình; đồng thời thực hiện việc kiểm tra định kỳ và kiểm tra học kỳ theo quy định của Bộ GD&ĐT về đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học, THCS, THPT. Các trường đối sánh kết quả kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ và kiểm tra thường xuyên để có giải pháp phù hợp giúp học sinh củng cố, bổ sung kiến thức.
Hướng dẫn của Bộ GD&ĐT cũng giao trách nhiệm cho sở, phòng GD&ĐT và các trường trong việc phối hợp, xây dựng kế hoạch, tập huấn giáo viên cũng như kiểm tra, giám sát toàn bộ quá trình thực hiện việc dạy học qua internet, trên truyền hình.
Theo Kenh14.vn
* Nội dung liên quan:
>> Nếu phạm 1 trong 5 lỗi này, thí sinh sẽ bị đình chỉ thi THPT Quốc gia 2020
>> Bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm "đời mới" loại giỏi được ghi "Very good"
Một số phụ huynh Trường Mầm non Tam Hưng A (huyện Thanh Oai, Hà Nội) bức xúc khi nhà trường tổ chức dạy các chương trình ngoại khóa trong giờ chính khóa.
Theo Phòng GD&ĐT quận Gò Vấp, vụ họp phụ huynh ở trường Tiểu học An Hội được giải quyết từ đầu năm học nhưng bị phát tán là do nhà phụ huynh đăng clip bị tạt sơn.
Trượt nguyện vọng 1 thì có nguyện vọng 2, nguyện vọng 3... và cùng lắm trượt đại học thì năm sau thi lại. Nhưng nếu trượt mầm non thì học trò có còn cơ hội?
Bất cứ ai nếu quan tâm đúng mức cho việc học tập, nghiên cứu của mình thì đều sẽ chuẩn bị cho một kế hoạch học tập hay nghiên cứu và chỉ cần chú trọng 5 điều này.
Khoe điểm cao chót vót, thủ khoa trường chuyên lớp chọn xưa rồi, trào lưu khoe điểm trung bình, điểm kém đã lên ngôi ở kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm nay.
Thời đi học có rất nhiều môn đòi hỏi đôi chút năng khiếu, đặc biệt là khả năng vẽ. Một trong những môn học đó là môn Công nghệ, một trong những nỗi ám ảnh của học trò vẽ kém.
Mới bắt đầu 1 tuần học đầu tiên các cô cậu học trò đã sở hữu cả một "gia tài" đồ sộ thế này, khả năng đến cuối năm bán giấy vụn cũng đủ tiền đi du lịch đấy nhé!
Với không ít cô cậu học trò, môn Tiếng Anh đã trở thành nỗi ám ảnh, thậm chí nhiều bạn còn gọi đó là “kẻ ngáng đường”, phải “ngậm đắng, nuốt cay” cố mà học.
Mới ngày nào trở thành Á quân của Giọng Hát Việt Nhí, Phương Mỹ Chi giờ đây đã là thiếu nữ và bước vào năm học cuối cấp THPT.
Hôm nay 1/9, hàng triệu học sinh ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đã trở lại trường chuẩn bị cho năm học mới 2020 - 2021 sau một thời gian dài nghỉ tránh dịch Covid-19.
Nhiều phụ huynh thẳng thắn nói lý do vì sao họ phải hướng con vào trường công lập bằng được!
Học đườngTessie | 25/07/2024Đúng là chỉ biết ngưỡng mộ thôi!
Học đườngTessie | 22/07/2024Tai nạn tàu hỏa đã cướp đi đôi chân của Phạm Minh A (trú tại khu phố 2, thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên). Thí sinh này cũng đã được xét đặc cách tốt nghiệp THPT 2024.
Học đườngTessie | 27/06/2024Đại học Nguyễn Trãi vừa công bố điểm chuẩn năm 2022 xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm học bạ.
Học đườngBông Bông | 16/09/2022Chỉ 10 tháng ôn luyện môn Văn, nam sinh đạt 10 điểm Văn, mang danh hiệu thủ khoa C03 (Văn, Toán, Sử) toàn quốc.
Học đườngBông Bông | 27/07/2022Các bài đăng trên Lớp Người Ta không chỉ cung cấp thông tin đơn thuần mà còn có nhiều ảnh chế, video giải trí cực hấp dẫn nhằm tạo nên những tiếng cười cho người xem.
Học đườngThuận Thiên | 27/12/2021Tối 26/1, buổi công diễn vở kịch “Cuộc Gọi Đêm Giao Thừa” đã diễn ra, đánh dấu Liveshow Kịch 2021 chính thức khép lại. Có mặt tại địa điểm tổ chức, các bạn sinh viên Báo chí cùng những người yêu mến nghệ thuật Kịch nói đã được thưởng thức một bữa tiệc ca kịch đầy ấn tượng và nhiều cảm xúc.
Học đườngThuận Thiên | 27/01/2021Tiếp nối thành công từ chương trình NEU Internship Day 2019, ngày 3/10 vừa qua, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã long trọng tổ chức chương trình “Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020”.
Học đườngThuận Thiên | 05/10/2020Thời đi học có rất nhiều môn đòi hỏi đôi chút năng khiếu, đặc biệt là khả năng vẽ. Một trong những môn học đó là môn Công nghệ, một trong những nỗi ám ảnh của học trò vẽ kém.
Học đườngThuận Thiên | 24/09/2020Lớp có cặp đôi yêu nhau thường khiến những người xung quanh "gato" tới bực bội. Nhưng riêng lớp học này lại coi đó như niềm vui chung đáng để khoe với thiên hạ.
Học đườngThuận Thiên | 23/09/2020