Mỗi trường đại học hiện nay đều có một trang confession mang màu sắc khác nhau, "cộp mác" tính cách không lẫn đi đâu được của sinh viên trong trường.
Confession có nghĩa là "lời thú tội", "nhận tội", được xem là một nơi để người dùng mạng xã hội giấu mặt trút bầu tâm sự, chia sẻ những tư tưởng, tình cảm và suy nghĩ thầm kín.
Đối với mọi người, trang confession chỉ đơn thuần là một bài viết tâm sự, thổ lộ và được xem như góc giải trí và thư giãn. Nhưng đối với sinh viên, confession còn ý nghĩa đặc biệt hơn khi là nơi trao đổi giáo trình, chia sẻ bí quyết học tập, những kinh nghiệm sống còn để qua 4 năm đại học hay những drama "bóc phốt".
Hầu như trường đại học nào cũng sẽ có một confession riêng mang màu sắc khác nhau. Như với sinh viên Kinh tế Quốc dân thì luôn tự hào với trang NEU Confessions đình đám với đủ loại drama kỳ lạ, sinh viên RMIT có trang confession chuyên than thở "nỗi buồn" con nhà giàu... Mỗi trang "thú tội" lại thể hiện một nét độc đáo riêng, đồng thời là nơi để các tân sinh viên cũng như học sinh ngoài khám phá nhiều hơn về trường.
Trang confession của trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một trong những trang "thú tội" đình đám nhất với những bài viết luôn nhận được rất nhiều lượt like khủng từ vài ngàn trở lên. Không chỉ là chuyện học hành của sinh viên trong trường, đây còn là nơi tuyển tập những câu chuyện giật gân của cả học sinh trường khác vào góp vui.
Trang này hội tụ đủ thể loại ngôn tình phi thực tế, những câu chuyện giật gân cướp chồng giật bồ, người yêu chia tay vì lùn, chia tay vì quá đảm đang, chia tay vì cao quá... Thậm chí những câu chuyện ly kì đến mức chính dân mạng cũng phải nghi ngờ tính chân thực của câu chuyện vì đúng là chỉ cần lướt trang NEU Confessions thì "chuyện quái nào trên đời cũng có thể xảy ra được"!
Một trong những chủ đề "cà khịa" nổi tiếng nhất một thời là con gái lùn không lấy được chồng.
Cả những câu chuyện ngôn tình phi thực tế, điển hình là câu chuyện lấy thằng bạn thân vì đứa con.
Nếu sinh viên FTU thường được biết đến là những người năng động, học giỏi nhưng cũng không kém phần sang chảnh thì trang confession của trường cũng thể hiện được phần nào trong đó. Nhiều bài viết khiến dân tình choáng váng khi luôn bắt đầu bằng việc khoe lương nghìn đô để đoạn sau bắt đầu viết để thấy “mùi” giá trị: "Mình là FTU Kxx, hiện đang đi làm ở (một công ty nổi tiếng nào đó) với mức lương gọi là tạm được...".
Nhiều bạn cũng rất ý thức việc học hành khi thường chia sẻ những lời khuyên học tập, xin việc hữu ích hay than thở những chuyện hết sức "sinh viên" như cảm thấy thất bại, thua kém hay tự ti vì không đủ sức gắn mác "sinh viên trường FTU".
Những confession của FTU thường khoe lương tháng trá hình.
Nhiều người cảm thấy tự ti vì không được năng động như cái mác "sinh viên Ngoại thương".
Tuy vậy, sinh viên cũng có thể tìm được nhiều lời khuyên hữu ích trên trang này.
Nhắc đến trường con nhà giàu, học phí khủng... không thể bỏ qua cái tên đình đám - Đại học RMIT. Nhiều trường khác trên cả nước đứng đầu về chất lượng đào tạo, điểm chuẩn đầu vào cao chót vót nhưng học phí so với Đại học RMIT cũng chẳng thấm vào đâu. Bởi học phí nhiều ngành trong trường lên đến 833 triệu đồng, chỉ cần rớt một môn là có thể đi tong ngay một con xe SH!
Vậy nên trang confession của ngôi trường này cũng đậm mùi khoe tiền khi luôn hỏi những câu thể hiện độ chất chơi của sinh viên kiểu như: "Cho em hỏi con Rolls Royce nhà em hơi dài, RMIT có chỗ đậu xe không ạ?", "Tầm 2 tỷ nên lự chọn xe nào đi được?", "Em không cần biết 2 tỷ mua được xe gì, em chỉ cần biết 2 tỷ có mua được trái tim anh không?", "Chào mọi người, cho mình hỏi nếu mình có tầm 7 tỷ thì nên mua xe rồi học RMIT hay dùng 7 tỷ đó để start-up?"...
Bên cạnh sự GATO ra mặt thì nhiều người cũng nghi ngờ độ chân thực của những bài viết trên trang này vì con nhà giàu thật chả ai đi hỏi mấy câu ngốc ngếch như vậy?
Rớt một môn là coi như đốt vàng mã chiếc SH là có thật!
Ám ảnh lớn nhất của sinh viên RMIT là phải đi đóng học với cục tiền hơn 800 triệu đồng trong tay.
Đi xe sang mà không có chỗ để xe cũng kỳ lắm à nha!
Đại học Bách khoa Hà Nội vốn nổi tiếng là một trong những trường có điểm đầu vào cao chót vót cùng áp lực học hành căng thẳng. Qua môn là chuyện không phải dễ dàng huống chi là tốt nghiệp với tấm bằng giỏi trên tay. Vậy nên chỉ cần lượn một vòng Bách Khoa Confession sẽ thấy vô số bài viết áp lực học hành kiểu kỳ này nợ bao nhiêu môn, bỏ học hay không bỏ học, làm sao để được kỹ sư tài năng hay những lời tâm sự ngôn tình kiểu như "anh nghèo em có yêu anh không", "xin lỗi anh chỉ là kỹ sư nghèo"...
Áp lực của sinh viên Bách khoa khi luôn bị so sánh với "con nhà người ta".
Ngôn tình đời thực: 7 năm yêu cô bạn thân không dám nói, cười trong nước mắt ngày cô ấy lấy chồng.
Theo Helino.vn
* Nội dung liên quan:
>> Khi các thầy quân sự chơi trò confession với học trò thì dễ thương và cười vỡ bụng thế này
Thu hút hàng nghìn tương tác, kiến thức mạng hướng dẫn trồng khoai tây thực tế đã bị nhiều người bóc mẽ, trong đó một netizen khẳng định: "Đây là xếp củ khoai tây vào để chụp ảnh".
Không hẳn là trường Đại học Kyoto cho phép sinh viên mặc tự do trong lễ tốt nghiệp, họ đã từng cố gắng loại bỏ văn hóa này nhưng bị sinh viên phản đối.
Dàn hot girl "Nóng cùng World Cup 2022" có tổng cộng 32 cô gái trẻ đẹp, hầu hết là sinh viên hoặc đã tốt nghiệp các trường đại học danh giá như ĐH Ngoại thương, Học viện Ngân hàng...
Một giấy báo nhập học được cất giữ từ năm 1991 khiến không chỉ thế hệ 7x, 8x mà thế hệ trẻ hiện tại cũng không khỏi xúc động khi xem.
Dù đã đạt trên 9 điểm/môn, nam sinh Nguyễn Linh (SN 2001 Hải Phòng) vẫn thiếu may mắn để bước chân vào giảng đường đại học.
Hãy cùng lắng đọng và suy nghĩ để hiểu thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua những bức vẽ dưới đây:
Đúng là không ai yêu thương con cái bằng cha mẹ. Khi con phải sống xa nhà, cha mẹ vẫn lo lắng, gửi lên tất cả mọi thứ để con có cuộc sống no đủ.
Thu đến, năm học mới đã cận kề là lúc khắp nơi tân sinh viên bắt đầu "di cư" từ nhà ra phố với lỉnh kỉnh đầy đồ đạc bố mẹ chuẩn bị cho. Và hãy xem tân sinh viên năm nay thế nào nhé!
Phát ngôn sốc được cho là của Lê Hoàng mới đây đã khiến cộng đồng mạng cuốn vào cuộc tranh cãi dữ dội
Bạn trẻ này cho rằng mức lương như vậy là quá thấp, không xứng với 4,5 năm học đại học ngốn cả trăm triệu của bố mẹ.
Nhiều phụ huynh thẳng thắn nói lý do vì sao họ phải hướng con vào trường công lập bằng được!
Học đườngTessie | 25/07/2024Đúng là chỉ biết ngưỡng mộ thôi!
Học đườngTessie | 22/07/2024Tai nạn tàu hỏa đã cướp đi đôi chân của Phạm Minh A (trú tại khu phố 2, thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên). Thí sinh này cũng đã được xét đặc cách tốt nghiệp THPT 2024.
Học đườngTessie | 27/06/2024Đại học Nguyễn Trãi vừa công bố điểm chuẩn năm 2022 xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm học bạ.
Học đườngBông Bông | 16/09/2022Chỉ 10 tháng ôn luyện môn Văn, nam sinh đạt 10 điểm Văn, mang danh hiệu thủ khoa C03 (Văn, Toán, Sử) toàn quốc.
Học đườngBông Bông | 27/07/2022Các bài đăng trên Lớp Người Ta không chỉ cung cấp thông tin đơn thuần mà còn có nhiều ảnh chế, video giải trí cực hấp dẫn nhằm tạo nên những tiếng cười cho người xem.
Học đườngThuận Thiên | 27/12/2021Tối 26/1, buổi công diễn vở kịch “Cuộc Gọi Đêm Giao Thừa” đã diễn ra, đánh dấu Liveshow Kịch 2021 chính thức khép lại. Có mặt tại địa điểm tổ chức, các bạn sinh viên Báo chí cùng những người yêu mến nghệ thuật Kịch nói đã được thưởng thức một bữa tiệc ca kịch đầy ấn tượng và nhiều cảm xúc.
Học đườngThuận Thiên | 27/01/2021Tiếp nối thành công từ chương trình NEU Internship Day 2019, ngày 3/10 vừa qua, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã long trọng tổ chức chương trình “Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020”.
Học đườngThuận Thiên | 05/10/2020Thời đi học có rất nhiều môn đòi hỏi đôi chút năng khiếu, đặc biệt là khả năng vẽ. Một trong những môn học đó là môn Công nghệ, một trong những nỗi ám ảnh của học trò vẽ kém.
Học đườngThuận Thiên | 24/09/2020Lớp có cặp đôi yêu nhau thường khiến những người xung quanh "gato" tới bực bội. Nhưng riêng lớp học này lại coi đó như niềm vui chung đáng để khoe với thiên hạ.
Học đườngThuận Thiên | 23/09/2020