Hoá ra có mẹ là giáo viên thì trong mùa dịch cũng có nhiều chuyện dở khóc dở cười ra phết! Lũ học trò khi học online đã lắm chuyện rồi, còn mẹ online thì sao nhỉ?
Vậy là đã hơn 2 tháng kể từ ngày học sinh, sinh viên phải nghỉ học để phòng tránh dịch bệnh, cũng là chừng ấy thời gian việc học online được đưa vào áp dụng thực tiễn. Giảng dạy trực tuyến có nhiều cái tiện, nhưng cũng có nhiều cái khó và cũng chẳng thiếu những vấn đề "trời ơi đất hỡi" mà chỉ đến khi trải nghiệm, cả giáo viên lẫn học sinh mới thấm thía.
Nếu bạn đang là học sinh, sinh viên đang ngày ngày miệt mài bên những giờ học chập chờn vì đường truyền mạng kém, vì những tiết học "thấy tiếng không thấy hình", hẳn bạn sẽ khao khát "kỳ nghỉ Tết dài nhất lịch sử này" sớm chấm dứt. Nhưng có lẽ mong ước đấy sẽ còn lớn hơn nữa nếu như bạn có cha mẹ là... giáo viên đang phải dạy online trong khoảng thời gian này.
"Mẹ mình là giáo viên tiểu học, nghỉ dịch phải dạy học sinh trực tuyến. Tối hôm trước, mẹ mình làm loạn cả nhà vì không biết đăng nhập phần mềm dạy trực tuyến, nhờ hết người nọ người kia, từ cái camera không lên đến cái loa không nghe được, xong lại lo sốt vó lên vì mai họp trực tuyến.", cô bạn Phương Thùy mở đầu màn "trách yêu" mẹ.
Mẹ của cô bạn đã online rồi! (Ảnh: Phương Thuỳ)
Thùy cho hay, sáng 6h, khi cả nhà đang ngủ thì mẹ cô bạn lục đục dậy nấu bữa sáng, sau đó lên phòng mình để bắt đầu dạy online. Cứ một lúc mẹ Thùy lại kêu "Con ơi mẹ không vào được cái này, không vào được kia", sau khi chỉnh xong xuôi thì mẹ Thùy bắt đầu họp.
Cô bạn cũng bật cười khi tiết lộ hình như mẹ sợ các cô khác ở xa quá không nghe thấy nên nói rất to: "Mọi người có nhìn thấy em không? Mọi người không đổi tên à? Chị Nhung lên trên này nhìn xinh nhỉ?...”. Cứ thế họp đến khoảng 11h thì mẹ cô bạn sẽ xuống ăn uống, chiều lại tiếp tục họp hành, dạy học rồi hướng dẫn phụ huynh cho con vào, rồi tối lại dạy và trao đổi lại với phụ huynh đến 21h.
Tâm sự của Phương Thuỳ như một sự giải phóng cho nỗi niềm của những người con có ba mẹ là giáo viên. Vốn không thạo công nghệ nên việc dạy online dường như là thử thách vừa khó nhằn, vừa khó chịu đối với đa phần các thầy, cô giáo có thâm niên.
Môn học nào cũng phải thực hiện số hoá, rồi loay hoay với máy móc, mạng mẽo khiến các thầy cô không khỏi lúng túng và sốt ruột. Đó là lúc những người con cần phải ra tay tương trợ, làm trợ lý kỹ thuật cho "giáo viên nhà mình" yên tâm công tác.
"Mẹ em mỗi tối đây các bác ạ, còn em ngồi dưới đất để trực còn kịp thời giúp mẹ những khi mất mic hay hỏng video. Kể ra dịch cũng hay vì cuối cùng ngành học kỹ sư của mình lại có đúng chuyên ngành được áp dụng.", bạn Tiến Đạt kể lại. "Cỗ máy cày game hạng nặng của mình cũng đã bị sang nhượng để mẹ dạy học online đây!", Bạn P.H cũng chia sẻ.
Mẹ của Đạt đang online. (Ảnh: Tiến Đạt)
Vì mẹ là giáo viên dạy lớp 1 nên thành ra dạo này cô bạn H.Y chỉ toàn nghe thấy những câu kiểu như "Em giỏi lắm"; "Cô khen"; "Cố gắng lên nhé!"; "Em chịu khó viết bài rồi, rất tốt"; "Đấy, chăm chỉ ngoan học bài thì cô mới khen."... với ngữ điệu kiểu nịnh trẻ con. “Mẹ mình bảo các bé là học sinh lớp 1, phải động viên thế các bé mới thích và có động lực học hơn. Mình nghe nhiều xong cũng quen.”, Bạn H.Y nói.
“Tôi thì rất vui khi hỗ trợ mẹ cài phần mềm, chỉ mẹ cách sử dụng và hướng dẫn luôn cho các đồng nghiệp của mẹ”. (Ảnh: Bùi Tiến Mạnh)
(Ảnh: Huy Hoàng)
(Ảnh: Thảo Linh)
Bộ máy hạng nặng của bạn cuối cùng cũng được mẹ trọng dụng rồi... (Ảnh: Tùng Lâm)
"Cái ghế kia là bố mình chế cho mẹ dùng để dựng điện thoại vì không muốn mẹ phải ra ngoài mua gậy. Mỗi lần mẹ dạy học là mình lại phải ngồi cạnh hỗ trợ và ngồi như một đứa học sinh lớp 3". (Ảnh: Thu Hà)
Do đã quen nói lớn trên lớp nên khi về nhà, các thầy cô thường vẫn quen việc sử dụng âm lượng như cũ để giảng dạy. Điều này khiến cả nhà nhiều phen giật bắn mình, nhưng rồi cũng nhanh chóng cảm thông dù đôi khi bản thân những đứa con cũng bị ảnh hưởng do phải làm việc, học tập online cùng lúc đó.
"Mẹ mình cũng là giáo viên, đợt này dạy online vất vả lắm! Mẹ mình không biết về công nghệ nên làm sai một file thu âm là ngồi thu lại từ đầu, toàn để đến lúc mọi người đi ngủ hết mới dám thu âm cho yên tĩnh. Thương mẹ lắm!", Bạn T.N tâm sự.
Tuy vậy, nhiều người cũng khẳng định việc dạy online có nhiều cái khó, thậm chí còn gây trở ngại hơn giảng dạy trực tiếp. Từ việc giải quyết các vấn đề kỹ thuật bên giáo viên đến vấn đề bên học sinh đã có thể mất nguyên một buổi học vài tiếng đồng hồ, chưa kể tới những chuyện ngoài lề khác.
Thế mới biết, dịch bệnh tới bất ngờ và đẩy toàn xã hội vào những thách thức phải thay đổi, kể cả với ngành truyền thống như giáo dục. "Cô Vy" ơi, bao giờ cô mới đi, để các thầy cô giáo được trở lại bục giảng?!
Theo Tiin.vn
* Nội dung liên quan:
>> Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tuyên dương nam sinh người Mông dựng lán trên núi cao bắt sóng 4G học online
Anh chàng xe ôm công nghệ Nguyền Hùng Phúc (Q.10, TPHCM) khiến nhiều người ngưỡng mộ vì tấm lòng nhân ái của mình.
Quá bức xúc và đau khổ, vào ngày 13/9/2022, chị T. đã làm đơn tố cáo và gửi đến Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bình Tân, Ban Giám hiệu Trường Tiểu học N.Q để tố cáo bà L. có quan hệ bất chính với phụ huynh học sinh.
Những ngày gần đây, hình ảnh Hội An cổ kính bị ngập trong nước lũ khiến nhiều người không khỏi xót xa.
Sau một thời gian dài tạm ngưng hoạt động do dịch covid-19, các điểm du lịch nổi tiếng ở Đà Nẵng, Quảng Nam đã mở cửa đón khách trở lại.
Nếu nhân loại không chỉ tồn tại đơn thuần mà muốn phát triển mạnh mẽ trong tương lai, chúng ta cần đạt những kết quả lớn hơn bằng cách cùng hợp tác.
Tỷ phú Bill Gates và Tiến sĩ Soumya Swaminathan - Giám đốc Khoa học của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, thế giới có thể sẽ không thể quay trở lại như trước đại dịch cho đến năm 2022.
Chỉ trong vòng nửa năm, đại dịch Covid-19 đã thổi bay hàng chục năm phát triển toàn cầu về mọi mặt, từ y tế đến kinh tế. Nhiều chuyên gia đánh giá thế giới đã tụt lùi tới 25 năm.
Giới thượng lưu đang có cuộc sống khá thoải mái trong thời kỳ suy thoái hiện tại, còn tài sản của các tỷ phú vẫn đang tăng theo cấp số nhân.
Chỉ từ những bức ảnh chụp lén của học sinh đăng tải, cô giáo bất ngờ nổi như cồn, thu hút sự chú ý từ dân mạng bởi nhan sắc quá đỗi xinh đẹp.
Chỉ từ những bức ảnh chụp lén của học sinh, cô giáo trẻ đã khiến dân mạng xao xuyến với vẻ ngoài xinh đẹp, dịu dàng, trông như vừa mới ra trường.
Nhiều phụ huynh thẳng thắn nói lý do vì sao họ phải hướng con vào trường công lập bằng được!
Học đườngTessie | 25/07/2024Đúng là chỉ biết ngưỡng mộ thôi!
Học đườngTessie | 22/07/2024Tai nạn tàu hỏa đã cướp đi đôi chân của Phạm Minh A (trú tại khu phố 2, thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên). Thí sinh này cũng đã được xét đặc cách tốt nghiệp THPT 2024.
Học đườngTessie | 27/06/2024Đại học Nguyễn Trãi vừa công bố điểm chuẩn năm 2022 xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm học bạ.
Học đườngBông Bông | 16/09/2022Chỉ 10 tháng ôn luyện môn Văn, nam sinh đạt 10 điểm Văn, mang danh hiệu thủ khoa C03 (Văn, Toán, Sử) toàn quốc.
Học đườngBông Bông | 27/07/2022Các bài đăng trên Lớp Người Ta không chỉ cung cấp thông tin đơn thuần mà còn có nhiều ảnh chế, video giải trí cực hấp dẫn nhằm tạo nên những tiếng cười cho người xem.
Học đườngThuận Thiên | 27/12/2021Tối 26/1, buổi công diễn vở kịch “Cuộc Gọi Đêm Giao Thừa” đã diễn ra, đánh dấu Liveshow Kịch 2021 chính thức khép lại. Có mặt tại địa điểm tổ chức, các bạn sinh viên Báo chí cùng những người yêu mến nghệ thuật Kịch nói đã được thưởng thức một bữa tiệc ca kịch đầy ấn tượng và nhiều cảm xúc.
Học đườngThuận Thiên | 27/01/2021Tiếp nối thành công từ chương trình NEU Internship Day 2019, ngày 3/10 vừa qua, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã long trọng tổ chức chương trình “Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020”.
Học đườngThuận Thiên | 05/10/2020Thời đi học có rất nhiều môn đòi hỏi đôi chút năng khiếu, đặc biệt là khả năng vẽ. Một trong những môn học đó là môn Công nghệ, một trong những nỗi ám ảnh của học trò vẽ kém.
Học đườngThuận Thiên | 24/09/2020Lớp có cặp đôi yêu nhau thường khiến những người xung quanh "gato" tới bực bội. Nhưng riêng lớp học này lại coi đó như niềm vui chung đáng để khoe với thiên hạ.
Học đườngThuận Thiên | 23/09/2020