Quốc học Huế, ngôi trường được mệnh danh là “lò luyện nhân tài”, hiện đang là nơi sở hữu nhiều cầu truyền hình Đường lên đỉnh Olympia nhất.
Trải qua 18 mùa phát sóng, chương trình Đường lên đỉnh Olympia luôn nhận được tình cảm yêu mến của khán giả. Mỗi năm sẽ có một trận chung kết quan trọng để tìm ra chủ nhân của học bổng trị giá 35.000 USD. Có không ít ngôi trường THPT có truyền thống rinh cầu truyền hình Đường lên đỉnh Olympia bởi sự xuất sắc của học sinh.
Trong đó, trường THPT Quốc học Huế là cái nôi sản sinh ra nhiều nhân tài lọt vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia nhiều nhất. Sở hữu bề dày lịch sử 120 năm cùng những thành tích vô cùng đáng nể của các thế hệ học trò, trường THPT Quốc học Huế (Thừa Thiên - Huế) trở thành ngôi trường danh giá hàng đầu nước ta mà bất cứ ai cũng muốn theo học.
Quốc Học Huế là một ngôi trường rất nổi tiếng ở Việt Nam, được thành lập dưới thời vua Thành Thái năm 1896. Ngôi trường cấp 3 này từ lâu đã được nhiều người biết không chỉ bởi vẻ đẹp thơ mộng mà còn là nơi nhiều du khách muốn ghé thăm khi đến xứ Huế mộng mơ.
Điểm thu hút nhất của trường có lẽ là những khu nhà phong cách châu Âu với màu sơn đỏ đặc trưng và những hàng cây xanh rợp bóng thay đổi theo mùa. Lối kiến trúc này là kết quả của quá trình tu sửa từ nhà tranh vách đất ban đầu hồi đầu thế kỷ 20.
Trường tọa lạc tại số 12 đường Lê Lợi, TP Huế, đối diện Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong (hay còn gọi là Bia Quốc Học). Quốc Học Huế là công trình do người Pháp đầu tư xây dựng nên khuôn viên trường không chỉ bao gồm khu vực học tập mà còn có không gian "thở" đầy cảm hứng với những tán cây xanh mướt, bãi cỏ rộng, những tòa nhà sơn đỏ nổi bật. Đến đây vào bất cứ mùa nào trong năm, bạn chỉ cần giơ máy lên là có ảnh đẹp.
Trường THPT chuyên Quốc học Huế là một trong những ngôi trường trung học đầu tiên của cả nước. Nơi đây được mệnh danh là cái nôi đào tạo nhiều hiền tài, anh hùng của đất nước qua các giai đoạn, thời kỳ khác nhau. Rất nhiều nhà lãnh đạo cao cấp của đất nước, nhà văn hóa, nhà giáo dục lỗi lạc của dân tộc ta đã từng học tập, giảng dạy ở đây như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp...
Cho đến nay, ngôi trường này vẫn là một trong số ít trường trọng điểm của cả nước mà thế hệ sau vẫn giữ được truyền thống hiếu học của cha ông, mỗi năm đều đạt được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế.
5 thí sinh xuất sắc của THPT Quốc Học Huế từng lọt vào chung kết đường lên Đường lên đỉnh Olympia.
Quốc học Huế là ngôi trường vinh dự có 5 thí sinh lọt vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia, trong đó có 2 thí sinh mang họ Hồ là Hồ Ngọc Hân và Hồ Đắc Thanh Chương đã giành vòng nguyệt quế.
>> Lộ diện 4 gương mặt tài năng trẻ bước vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2018
Đầu tiên phải kể đến Nguyễn Nguyễn Thái Bảo (giải Nhì năm thứ 5) - ứng viên nặng ký cho vòng nguyệt quế năm 2005. Dù sau đó chỉ về nhì, nhưng chàng trai với nụ cười sáng này đã để lại ấn tượng rất lớn trong lòng công chúng. Sở hữu thành tích học tập đáng nể, Bảo tốt nghiệp loại giỏi chuyên ngành Bác sĩ đa khoa, được giữ lại trường làm giảng viên tại ĐH Y Dược Huế.
Thái Bảo còn là Quán quân cuộc thi Rung chuông vàng 2009, được tuyển thẳng vào ĐH Y Dược Huế.
Sau 3 năm, Nguyễn Mạnh Tấn đã tiếp tục đem về niềm vinh dự cho trường khi là thí sinh thứ hai mang cầu truyền hình trực tiếp về ngôi trường này và đạt giải 3 chung cuộc năm thứ 8 (2008).
Nguyễn Mạnh Tấn là học sinh thứ 2 của Quốc học Huế đem cầu truyền hình trực tiếp về cho trường mình.
Một năm sau (2009), Hồ Ngọc Hân là gương mặt thứ 3 mang cầu truyền hình trực tiếp về cho Quốc học Huế. Không phụ lòng mong mỏi của thầy cô, Ngọc Hân đã trở thành người đầu tiên mang được vòng nguyệt quế Chung kết Đường lên đỉnh Olympia về cho Quốc học Huế, đồng thời là thủ khoa khối B (ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP HCM) ngay sau đó.
Hân sau đó nhận học bổng ĐH Swinbune, tiếp tục học tiến sĩ, theo đuổi giấc mơ trở thành nhà khoa học.
Thí sinh thứ 4 mang mang cầu truyền hình trực tiếp về cho ngôi trường này là Thái Ngọc Huy (năm thứ 11, 2011). Huy giành giải Nhì năm đó với bản lĩnh và kiến thức xuất sắc của mình.
Sau đó, năm 2016, Hồ Đắc Thanh Chương, chàng trai lớp 11 chuyên Toán là thí sinh thứ 5 mang cầu truyền hình Olympia trực tiếp về cho Quốc học Huế. Sau 6 năm, chàng trai này đã đoạt quán quân Olympia năm thứ 16, tiếp nối đàn anh Hồ Ngọc Hân vinh danh ngôi trường lịch sử Quốc học Huế. Chương đã có một chiến thắng ngoạn mục với 340 điểm, cao nhất trong 5 người.
Hồ Đắc Thanh Chương lên ngôi quán quân đường lên đỉnh Olympia năm thứ 16.
Bên cạnh đó, ngôi trường này cũng là nơi ẵm trọn bộ huy chương cho 5 môn thi Olympic Quốc tế như HCV môn Toán của Lê Bá Khánh Trình (1979), HCV môn Vật Lý của Đinh Anh Minh (2010), HCV môn Sinh học của Trương Đông Hưng (2017), HCĐ môn Tin học của Nguyễn Hy Hoài Lâm (2017)... Tổng cộng, trường đã có 11 huy chương Olympic Quốc tế và 6 huy chương từ các cuộc thi khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Hiện nay, trường được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia nên du khách có thể ra vào tham quan thoải mái mà không mất phí. Tuy nhiên, giờ tham quan hạn chế vào buổi sáng bởi lúc này là giờ học của học sinh. Buổi chiều và ngày Chủ nhật, bạn có thể đi lại, chụp ảnh tự do hơn.
Theo Tiin.vn
Ở trường hợp ở những người không chuyên làm sử như các em thí sinh trong Đường lên đỉnh Olympia, nhà sử học Lê Văn Lan cho rằng việc nói được đúng ý là tốt, nhưng với những người chuyên làm sử lại không nói được đúng từ gốc thì bị liệt.
Sau gần 1 năm sang Úc du học, cuộc sống hiện tại của quán quân Olympia Nguyễn Thị Thu Hằng khiến không ít người tò mò.
Trượt nguyện vọng 1 thì có nguyện vọng 2, nguyện vọng 3... và cùng lắm trượt đại học thì năm sau thi lại. Nhưng nếu trượt mầm non thì học trò có còn cơ hội?
Những ai từng đi qua thời học sinh hẳn còn nhớ quy định cấm đi dép lê đến trường "huyền thoại". Mới đây, một màn "thu mua dép" đầu năm học đưa 2k7 "vào khuôn khổ" tại một ngôi trường khiến không ít người nhớ về kỷ niệm này.
Nhiều người chỉ trích thí sinh này rằng, 1 câu hỏi cơ bản, trẻ con lớp 1 cũng nhớ, sao lại chọn "bỏ qua"?
Bỏ qua mọi ồn ào, giờ đây Lan Thy có cuộc sống khá bình yên, nhẹ nhàng.
Mới đây nhất là cô nàng Minh Thu đến từ Bình Định. Nhan sắc đỉnh cao như diễn viên Hàn Quốc.
Trước khi bước lên phía trước để thi Về đích, Quốc Anh cúi xuống rồi bước ra với chiếc quần xắn cao để lộ đôi tất màu xanh. “Đây là đôi tất của cha em!”, câu nói của nam sinh khiến nhiều người rưng rưng.
Nữ sinh duy nhất tại chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2020 đã bước lên bục vinh quang. Rất nhiều lời chúc mừng đã được dân mạng gửi tới "cô gái vàng" đến từ Ninh Bình.
Bứt phá vươn lên dẫn đầu với ô chữ hàng ngang là "Y tế", nữ sinh Ninh Bình - Nguyễn Thị Thu Hằng đã giữ vững vị trí cho đến khi về đích để trở thành Quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2020.
Nhiều phụ huynh thẳng thắn nói lý do vì sao họ phải hướng con vào trường công lập bằng được!
Học đườngTessie | 25/07/2024Đúng là chỉ biết ngưỡng mộ thôi!
Học đườngTessie | 22/07/2024Tai nạn tàu hỏa đã cướp đi đôi chân của Phạm Minh A (trú tại khu phố 2, thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên). Thí sinh này cũng đã được xét đặc cách tốt nghiệp THPT 2024.
Học đườngTessie | 27/06/2024Đại học Nguyễn Trãi vừa công bố điểm chuẩn năm 2022 xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm học bạ.
Học đườngBông Bông | 16/09/2022Chỉ 10 tháng ôn luyện môn Văn, nam sinh đạt 10 điểm Văn, mang danh hiệu thủ khoa C03 (Văn, Toán, Sử) toàn quốc.
Học đườngBông Bông | 27/07/2022Các bài đăng trên Lớp Người Ta không chỉ cung cấp thông tin đơn thuần mà còn có nhiều ảnh chế, video giải trí cực hấp dẫn nhằm tạo nên những tiếng cười cho người xem.
Học đườngThuận Thiên | 27/12/2021Tối 26/1, buổi công diễn vở kịch “Cuộc Gọi Đêm Giao Thừa” đã diễn ra, đánh dấu Liveshow Kịch 2021 chính thức khép lại. Có mặt tại địa điểm tổ chức, các bạn sinh viên Báo chí cùng những người yêu mến nghệ thuật Kịch nói đã được thưởng thức một bữa tiệc ca kịch đầy ấn tượng và nhiều cảm xúc.
Học đườngThuận Thiên | 27/01/2021Tiếp nối thành công từ chương trình NEU Internship Day 2019, ngày 3/10 vừa qua, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã long trọng tổ chức chương trình “Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020”.
Học đườngThuận Thiên | 05/10/2020Thời đi học có rất nhiều môn đòi hỏi đôi chút năng khiếu, đặc biệt là khả năng vẽ. Một trong những môn học đó là môn Công nghệ, một trong những nỗi ám ảnh của học trò vẽ kém.
Học đườngThuận Thiên | 24/09/2020Lớp có cặp đôi yêu nhau thường khiến những người xung quanh "gato" tới bực bội. Nhưng riêng lớp học này lại coi đó như niềm vui chung đáng để khoe với thiên hạ.
Học đườngThuận Thiên | 23/09/2020