Mong muốn được trở về Việt Nam nhưng phải trải qua nhiều khó khăn với 2 lần đặt vé đều bị hủy đột ngột, nữ du học sinh cùng 40 bạn khác đã mắc kẹt tại sân bay.
Hôm 23/3, khoảng 40 du học sinh Việt Nam ở sân bay Dallas (Mỹ) đã gửi thư cầu cứu đến Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện tại Mỹ vì vừa chuẩn bị lên máy bay lại bị thông báo hủy đột ngột. Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco đã nhanh chóng cử cán bộ có mặt tại sân bay hỗ trợ các thành viên trong đoàn quá cảnh tại đây để đáp các chuyến bay khác về nước. Phần lớn các thành viên đã đổi được vé từ Dallas về Hồng Kông (Trung Quốc) rồi nối chuyến về Việt Nam.
Trong số 40 du học sinh này có nữ sinh đã 2 lần bị hủy chuyến đột ngột. Đó là Kỳ Duyên, sinh viên của trường Angelo State University, đang chuẩn bị học tiếp bậc đại học tại University of Texas ở San Antonio (bang Texas, Mỹ).
Tại Mỹ, khi chính phủ bắt đầu ban bố tình trạng khẩn cấp, cả đất nước dường như đóng băng, siêu thị, tạp hóa hết sạch đồ để mua, người dân hỗn loạn. Chính phủ khuyến cáo người dân ở nhà để đảm bảo an toàn, nhưng đó mới chỉ là hành động. Không ít người vẫn thản nhiên ra đường và dành cái nhìn kỳ thị với những bạn trẻ châu Á đeo khẩu trang.
Kỳ Duyên tâm sự: "Mình đã bị xa lánh vài lần trên đất Mỹ. Mình khá bất ngờ vì bình thường người dân nơi đây đều niềm nở và thân thiện lắm. Cũng biết ở đâu cũng có người này người nọ nhưng khi bị đối xử bất công hay dành cái nhìn kỳ thị, mình cảm thấy tổn thương thật sự!".
Nữ du học sinh Kỳ Duyên đang theo học trường Angelo State University.
Đỉnh điểm là lần cô bạn đi chuyến xe Uber thì bị từ chối vì đeo khẩu trang. "Chú nói chú muốn hủy vì thấy 3 đứa châu Á đeo khẩu trang bắt xe. Lúc đầu mình đồng ý hủy chuyến, nhưng lại nghĩ nếu hủy phải mất 5 USD. Mình không chấp nhận vừa mất tiền mà còn bị phân biệt đối xử như vậy. Mình gọi lên tổng đài để báo cáo thì chính tài xế đã tự hủy mất rồi. Mình tổn thương đến lặng cả người, trong đầu chỉ thường trực câu nói: Ngay cả Uber cũng kỳ thị mình sao?".
Nhiều trường đại học Mỹ tuyên bố đóng cửa chuyển sang hình thức học online. Du học sinh từ đó cũng có nhiều cơ hội trở về dù điều này cũng khá mạo hiểm khi phải chấp nhận rủi ro bị lây nhiễm trên máy bay, thậm chí khó xin visa đi học lại trong bối cảnh các đại sứ quán đóng cửa.
Đường phố nước Mỹ vắng vẻ sau khi Chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Siêu thị trống trơn đồ ăn và nhu yếu phẩm.
Nhưng Kỳ Duyên cùng biết bao du học sinh khác vẫn nhất định phải trở về. "Khi nước Mỹ hỗn loạn, điều duy nhất chúng mình mong mỏi là trở về quê hương. Có những ngày mở mắt ra thấy tin nhắn bố mẹ hỏi thăm, mong con phải video call mỗi bữa ăn là mình lại thấy nghẹn lòng. Mà nếu bị mắc bệnh ở Mỹ thì thực sự nghiêm trọng. Tiền chữa trị và viện phí nơi đây rất đắt đỏ, bố mẹ mình làm sao chi trả nổi!", cô bạn tâm sự.
Hàng loạt đường bay thẳng bị hủy khiến việc trở về Việt Nam khó khăn hơn bao giờ hết. Kỳ Duyên dự tính sẽ bay từ San Angelo tới thành phố Dallas (bang Texas). Sau khi nghỉ 16 tiếng ở đây sẽ bay tới Narita (Nhật Bản) rồi nối chuyến về Việt Nam.
Vừa đặt cô bạn vừa lo lắng vì sợ chuyến bay từ Nhật về Việt Nam bị hủy sẽ có nguy cơ cao bị mắc kẹt ở 2 quốc gia. Cô bạn bị hủy chuyến lần đầu vào ngày 20/3 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Lần thứ hại khi đến thành phố Dallas an toàn, cẩn thận hỏi nhân viên check-in liệu có hủy không, cô bạn còn tự bỏ ra 300 USD thuê riêng phòng khách sạn để tránh lây nhiễm.
Thế nhưng một lần nữa nữ du học sinh hụt hẫng bởi tất cả những chuyến bay từ Nhật Bản về Việt Nam đều vị hủy. Kỳ Duyên kể lại: "Mình đã rất buồn, chết lặng cả người khi nhân viên bảo chuyến bay từ Nhật về Việt Nam của mình bị huỷ. Chuyện đó là không thể vì mình chưa hề nhận được thông báo nào từ website. Sáng hôm đó khi tỉnh dậy, hãng vẫn báo chuyến bay sẽ xuất phát đúng giờ. Không thể nào, mọi người ở nhà đã háo hức bao nhiêu. Bố mẹ đã nấu rất nhiều đồ ăn để mang đến trại cách ly".
Trở lại bang Texas trong sự thất vọng tột độ, điều khiến Kỳ Duyên buồn nhất là mình đã khiến ba mẹ hụt hẫng vì 2 lần gieo hi vọng trở về. "Ba mẹ đã khóc rất nhiều khi biết mình bị hủy chuyến. Ba mẹ không dám khóc trước camera, chỉ mãi khi mình ổn định lại mới được nghe kể họ đã khóc thế nào. Ba mẹ chỉ mong mình ở lại bên Mỹ cố gắng ăn uống đầy đủ, ở trong nhà học tập và đừng nghĩ ngợi nhiều về gia đình. Họ mong mình mạnh mẽ vượt qua và luôn nhắn nhủ dù ở đâu thì bố mẹ cũng luôn bên cạnh.", Duyên bày tỏ.
Kỳ Duyên chia sẻ, nhóm 40 bạn du học sinh bị mắc kẹt hầu hết đã về tới Việt Nam hoặc đang trên đường trở về. Dù mỗi người có hướng đi riêng nhưng đều thường xuyên liên lạc, cập nhật tình hình của nhau. Riêng với Kỳ Duyên, cô bạn vẫn quyết định ở lại nước Mỹ.
Nhóm 40 bạn du học sinh bị mắc kẹt hầu hết đã và đang về, riêng Duyên chọn ở lại nước Mỹ.
"Mình không dám đi nữa khi đã bị hủy chuyến 2 lần. Mình đã vật vờ ở sân bay quá lâu để có đủ sức tiếp tục bay và trung chuyển thêm vài chặng nữa. Mình sợ lỡ bên này không sao nhưng khi về Việt Nam lại có ca nhiễm mới. Mình cũng không muốn gieo hi vọng rồi lại cướp mất hi vọng ngóng chờ con của gia đình.", cô ban chia sẻ.
Quyết định ở lại lần này, cô bạn không gặp nhiều khó khăn vì hợp đồng thuê nhà chưa hết hạn, cộng đồng người Việt cũng giúp đỡ cô rất nhiều. "Thời gian chủ yếu mình ở trong nhà, cố gắng ăn uống và học online. Mình mua thảm yoga về phòng tự tập và gọi về gia đình mỗi ngày cho bố mẹ yên tâm. Bố mình bắt hứa mỗi ngày gửi một tấm ảnh và một cuộc điện thoại để bố mẹ an tâm. Cuộc sống có chút khó khăn nhưng mình tin, dù ở lại hay đi về cũng đều có rủi ro. Chỉ mong bố mẹ an lòng, mọi chuyện rồi cũng sẽ ổn!", Kỳ Duyên tâm sự.
Gặp phải sự cố hủy chuyến, Kỳ Duyễn vẫn vô cùng biết ơn sự giúp đỡ của cộng đồng người Việt tại đây. Nhiều người khi nghe tin 40 du học sinh mắc kẹt đã gọi điện khắp đại sứ quán, lãnh sự quán ở các tiểu bang để nhờ giúp đỡ. Nhiều cô chú không ngại xa xôi, sẵn sàng lái ô tô vài tiếng để mang nhu yếu phẩm khiến bản thân Kỳ Duyên và nhóm du học sinh đều cảm thấy an lòng.
Kỳ Duyên nói: "Hóa ra nước Mỹ rộng lớn nhưng mình không hề cô đơn. Những du học sinh được về với gia đình, xin hãy biết rằng bản thân may mắn hơn nhiều người khác. Du học sinh bị mắc kẹt, mình biết mọi thứ thật khó khăn khi phải trải qua những ngày này một mình. Nhưng khi chúng ta cố gắng, mọi thứ rồi sẽ ổn!".
Theo Kenh14.vn
* Nội dung liên quan:
>> Phòng ở bị du học sinh chê bai khi vào cách ly, trưởng phòng KTX viết tâm thư phản bác gây sốt
Từ một vận động viên ưu tú trở thành một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình, giờ đây phi hành gia "một chân" này đặt mục tiêu trở thành người khuyết tật đầu tiên lên Trạm vũ trụ quốc tế vào năm 2030.
Ed Dwight, 90 tuổi, vừa trở thành người lớn tuổi nhất thế giới bay vào không gian và cũng là người da đen thứ 21 làm được điều này.
Công trình sắp đặt nghệ thuật “Cổng kết nối” hai thành phố New York (Mỹ) và Dublin (Ireland) với nguồn cấp dữ liệu video trực tiếp 24/7 đã tạm thời ngừng hoạt động. Hành vi "khó đỡ" của người dân New York khiến nó phải đóng cửa.
Tốt nghiệp đại học là một thành tựu to lớn, với những người khuyết tật có vẻ ngoài tầm với. Giữa những thử thách không nhỏ đó, một cô gái mắc hội chứng Down tốt nghiệp đại học danh tiếng đã truyền cảm hứng cho tất cả chúng ta.
Vật thể lạ hình chiếc vòng đen bí ẩn lơ lửng trên bầu trời khu nghỉ dưỡng Disneyland. Nhiều cư dân mạng cho rằng đó có thể là một "cánh cổng địa ngục", nhưng những người khác có một lời giải thích đơn giản hơn.
Vượt qua những sự công kích của nhiều người xung quanh, cô gái "không cằm" trở thành người mẫu thời trang và truyền cảm hứng cho bao người bằng sự nỗ lực và khát khao của mình.
Cô gái trẻ này dù sinh ra trong tù và bị mẹ bỏ rơi vẫn vượt qua mọi thử thách để đạt được điều đáng kinh ngạc. Hãy cùng theo dõi câu chuyện cô gái truyền cảm hứng với hành trình từ trong tù đi thẳng vào... Đại học Harvard.
Anh chàng xe ôm công nghệ Nguyền Hùng Phúc (Q.10, TPHCM) khiến nhiều người ngưỡng mộ vì tấm lòng nhân ái của mình.
Không có quốc gia nào là hoàn hảo, nhưng ở Mỹ có khá nhiều điều thú vị và lạ lùng với những ai mới đặt chân đến đây. Và đó có thể coi là những thứ vô cùng đặc trưng ở Mỹ.
Những ngày gần đây, hình ảnh Hội An cổ kính bị ngập trong nước lũ khiến nhiều người không khỏi xót xa.
Nhiều phụ huynh thẳng thắn nói lý do vì sao họ phải hướng con vào trường công lập bằng được!
Học đườngTessie | 25/07/2024Đúng là chỉ biết ngưỡng mộ thôi!
Học đườngTessie | 22/07/2024Tai nạn tàu hỏa đã cướp đi đôi chân của Phạm Minh A (trú tại khu phố 2, thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên). Thí sinh này cũng đã được xét đặc cách tốt nghiệp THPT 2024.
Học đườngTessie | 27/06/2024Đại học Nguyễn Trãi vừa công bố điểm chuẩn năm 2022 xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm học bạ.
Học đườngBông Bông | 16/09/2022Chỉ 10 tháng ôn luyện môn Văn, nam sinh đạt 10 điểm Văn, mang danh hiệu thủ khoa C03 (Văn, Toán, Sử) toàn quốc.
Học đườngBông Bông | 27/07/2022Các bài đăng trên Lớp Người Ta không chỉ cung cấp thông tin đơn thuần mà còn có nhiều ảnh chế, video giải trí cực hấp dẫn nhằm tạo nên những tiếng cười cho người xem.
Học đườngThuận Thiên | 27/12/2021Tối 26/1, buổi công diễn vở kịch “Cuộc Gọi Đêm Giao Thừa” đã diễn ra, đánh dấu Liveshow Kịch 2021 chính thức khép lại. Có mặt tại địa điểm tổ chức, các bạn sinh viên Báo chí cùng những người yêu mến nghệ thuật Kịch nói đã được thưởng thức một bữa tiệc ca kịch đầy ấn tượng và nhiều cảm xúc.
Học đườngThuận Thiên | 27/01/2021Tiếp nối thành công từ chương trình NEU Internship Day 2019, ngày 3/10 vừa qua, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã long trọng tổ chức chương trình “Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020”.
Học đườngThuận Thiên | 05/10/2020Thời đi học có rất nhiều môn đòi hỏi đôi chút năng khiếu, đặc biệt là khả năng vẽ. Một trong những môn học đó là môn Công nghệ, một trong những nỗi ám ảnh của học trò vẽ kém.
Học đườngThuận Thiên | 24/09/2020Lớp có cặp đôi yêu nhau thường khiến những người xung quanh "gato" tới bực bội. Nhưng riêng lớp học này lại coi đó như niềm vui chung đáng để khoe với thiên hạ.
Học đườngThuận Thiên | 23/09/2020