Ở Thanh Hóa, nhiều trường mầm non có giấy khen tiên tiến, xuất sắc cho học sinh sau khi kết thúc năm học 2018 - 2019. Nhiều người cho rằng cách khen này chưa đúng, chưa phù hợp.
Nhiều bậc phụ huynh đã tỏ ra bất ngờ khi con mình là trẻ mầm non mà lại được tặng giấy khen đạt danh hiệu “học sinh tiên tiến”, “học sinh xuất sắc”, “học sinh giỏi”. Thậm chí, nhiều người còn đưa lên mạng xã hội để hỏi cộng đồng mạng về cách khen thưởng của các trường mầm non có đúng với lứa tuổi, bậc học hay không.
Nhiều ý kiến phụ huynh cho rằng, việc khen thưởng là cần thiết, có ý nghĩa nhưng khen học sinh mầm non đạt danh hiệu “học sinh tiên tiến”, "học sinh xuất sắc”, “học sinh giỏi” thì không phù hợp. Lý do là bởi bậc học này không có gì để đánh giá kết quả học tập, đạo đức mà chỉ là bé chăm ngoan hay không khi được trông giữ ở trường mà thôi.
Sau khi năm học 2018 - 2019 kết thúc, rất nhiều trường mầm non ở các khu vực trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quyết định tặng giấy khen cho trẻ theo các mức như “đạt danh hiệu học sinh tiên tiến năm học 2018 - 2019”, “đạt danh hiệu học sinh xuất sắc năm học 2018 - 2019”. Có nhiều trường còn phân chia trẻ từ 24 - 36 tháng tuổi thì tặng phiếu khen; trẻ từ 3 - 5 tuổi thì tặng giấy khen. Các kiểu khen thưởng thì mỗi trường một kiểu và còn khiên cưỡng nhưng đã tồn tại nhiều năm nay ở bậc mầm non và cũng không chỉ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Trao đổi với báo Thanh Niên, bà Nguyễn Thị Tuyết - Hiệu trưởng trường mầm non Minh Lộc (xã Minh Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) cho hay, dù bản thân bà thấy việc tặng giấy khen cho học sinh của trường với nội dung “đạt danh hiệu tiên tiến” là không phù hợp với lứa tuổi mầm non nhưng do không có quy định cụ thể nào nói rõ việc khen học sinh mầm non như các bậc học phổ thông nên nhà trường tự quyết định khen thưởng theo hình thức trên.
“Ở trường chúng tôi trẻ từ 24 - 36 tháng thì tặng phiếu khen và khăn mặt cho các cháu. Phiếu ghi nội dung là “bé chăm ngoan”. Còn trẻ 3 - 5 tuổi thì tặng giấy khen. Tôi cũng nghĩ, nếu tặng giấy khen học sinh tiên tiến, học sinh giỏi, học sinh xuất sắc là không phù hợp, nhưng đúng là chúng tôi không biết khen bằng cách như thế nào. Chúng tôi xem trong điều lệ cũng không quy định cách khen thưởng như thế nào.”, bà Tuyết cho biết.
Trường mầm non xã Hoằng Thanh (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) cũng áp dụng việc tặng giấy khen cho trẻ, cũng với nội dung "học sinh tiến tiến, học sinh giỏi". Bà Phùng Thị Hạnh - Hiệu trưởng Trường mầm non Hoằng Thanh cho rằng cần có quy định cụ thể để các trường mầm non áp dụng một cách thống nhất, đồng bộ khi khen thưởng trẻ mầm non.
“Ở trường chúng tôi cũng ghi trong giấy khen là học sinh tiến tiến và học sinh xuất sắc. Không có văn bản nào quy định cụ thể là ghi trong giấy khen khi hiệu trưởng tặng giấy khen cho trẻ mầm non, nên nhiều lúc chúng tôi còn lúng túng.
Cứ mỗi năm học, hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng lại bàn luận xem nên đưa vào giấy khen câu nào cho phù hợp. Như năm học vừa rồi (năm học 2018 - 2019), sau khi bàn luận nên ghi là học sinh đạt khá, giỏi hay học sinh đạt danh hiệu tiên tiến, xuất sắc, cuối cùng chúng tôi chọn theo 2 mức là học sinh tiên tiến và xuất sắc để ghi tặng trong giấy khen. Tôi cũng băn khoăn, như vậy cũng chưa phù hợp lắm, vì là bậc mầm non.”, bà Hạnh chia sẻ với báo Thanh Niên.
Không riêng gì các trường mầm non trên, rất nhiều trường ở cả những khu vực miền núi, thành thị cũng áp dụng hình thức khen và ghi nội dung khen tương tự như các trường trên địa bàn huyện Lang Chánh, TP Thanh Hóa... “Tôi nghĩ việc khen thưởng cho các cháu chăm ngoan là rất tốt. Nhưng cách ghi nội dung khen thì có lẽ chưa phù hợp lắm, bởi các cháu đến trường chủ yếu là vui chơi, ăn, nghỉ ngơi, lại khen “đạt danh hiệu học sinh tiên tiến” hay “đạt danh hiệu học sinh xuất sắc” thì có gì đó hơi khiên cưỡng.”, một phụ huynh có con được tặng giấy khen “đạt danh hiệu học sinh xuất sắc” của một trường mầm non trên địa bàn huyện Lang Chánh nói.
Các loại giấy khen như trên thường quen thuộc ở các bậc học cấp 2 (THCS) hoặc cấp 3 (THPT) và mỗi học kỳ và năm học cũng chỉ có một số lượng nhỏ học sinh trong mỗi lớp được khen thưởng theo hình thức này. Tuy nhiên, ở cấp 2 và cấp 3 học sinh có các môn học rất cụ thể để đánh giá học lực.
Theo Thanhnien.vn
Bài đăng khoe mớ tài liệu gần 1 tạ của bạn trẻ đã thu hút nhiều học sinh đua nhau khoe ảnh thanh lý tài liệu hậu mùa thi. Mua đắt bán rẻ cũng tiếc những giữ lại lấy nơi nào chứa!
Nữ nhà báo Trần Thu Hà cho rằng, có thi là có luyện. Phụ huynh nghèo đi vì phải chi nhiều tiền cho con luyện thi, từ mẫu giáo đã hết cuộc thi này tới cuộc thi kia.
Tự gọi sự kiện đặc biệt của lớp là “cú chơi lớn”, các bạn học sinh lớp 12A4, trường THPT Thanh Ba (Phú Thọ) biến buổi lễ chia tay cấp 3 thành "lễ bàn giao xe" cho thầy chủ nhiệm.
Chiêm ngưỡng bộ ảnh, dân tình đua nhau khen ngợi góc chụp khá nghệ thuật của tác giả cùng khả năng chỉnh màu đậm chất điện ảnh tuy có phần u tối, lạnh lẽo.
Một trong những sơ đồ lớp ngầu nhất từ trước đến nay vừa được đăng tải và thu hút rất nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng vì độ "hiếm có khó tìm" của nó.
Việc nữ sinh có thói quen trang điểm trước khi đến trường đã nhận được rất nhiều sự quan tâm. Nhưng liệu trang điểm ở trường học có nên hay không?
Những hình ảnh người bà tay mang theo giỏ (làn) đi chợ vào tận trong lớp học để họp phụ huynh cho cháu khiến dân mạng xúc động nhớ về ký ức xưa.
Chuyện học sinh mắc lỗi trong quá trình học tập hoặc sinh hoạt tại trường lớp là điều không thể tránh khỏi. Loạt ảnh "bá đạo" này nói lên nối khổ cho học trò mới thấu.
Mỗi thế hệ học sinh luôn gắn liền với những sáng tạo mới và những điều mới mẻ ấy chưa bao giờ khiến người khác phải thất vọng.
"Chốt hạ" tháng cô hồn, một bộ ảnh áo dài với ý tưởng “cô hồn trường học” khiến dân mạng một phen "hết hồn" với tạo hình không kém phim rạp mùa Halloween.
Chỉ 10 tháng ôn luyện môn Văn, nam sinh đạt 10 điểm Văn, mang danh hiệu thủ khoa C03 (Văn, Toán, Sử) toàn quốc.
Học đườngBông Bông | 27/07/2022Các bài đăng trên Lớp Người Ta không chỉ cung cấp thông tin đơn thuần mà còn có nhiều ảnh chế, video giải trí cực hấp dẫn nhằm tạo nên những tiếng cười cho người xem.
Học đườngHAFA | 27/12/2021Tối 26/1, buổi công diễn vở kịch “Cuộc Gọi Đêm Giao Thừa” đã diễn ra, đánh dấu Liveshow Kịch 2021 chính thức khép lại. Có mặt tại địa điểm tổ chức, các bạn sinh viên Báo chí cùng những người yêu mến nghệ thuật Kịch nói đã được thưởng thức một bữa tiệc ca kịch đầy ấn tượng và nhiều cảm xúc.
Học đườngHAFA | 27/01/2021Tiếp nối thành công từ chương trình NEU Internship Day 2019, ngày 3/10 vừa qua, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã long trọng tổ chức chương trình “Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020”.
Học đườngHAFA | 05/10/2020Thời đi học có rất nhiều môn đòi hỏi đôi chút năng khiếu, đặc biệt là khả năng vẽ. Một trong những môn học đó là môn Công nghệ, một trong những nỗi ám ảnh của học trò vẽ kém.
Học đườngHAFA | 24/09/2020Lớp có cặp đôi yêu nhau thường khiến những người xung quanh "gato" tới bực bội. Nhưng riêng lớp học này lại coi đó như niềm vui chung đáng để khoe với thiên hạ.
Học đườngHAFA | 23/09/2020Cậu bạn chia sẻ hình vẽ "siêu kute" làm kiểu hình nộm thay thế khi bạn cùng bàn nghỉ học khiến dân tình được phen rủ rê bạn bè vô cùng sôi động. Và nhiều người phát hiện cậu bạn khá điển trai.
Học đườngHAFA | 22/09/2020Trước khi bước lên phía trước để thi Về đích, Quốc Anh cúi xuống rồi bước ra với chiếc quần xắn cao để lộ đôi tất màu xanh. “Đây là đôi tất của cha em!”, câu nói của nam sinh khiến nhiều người rưng rưng.
Học đườngHAFA | 21/09/2020Không thể không buông lời khen khi chiêm ngưỡng loạt hình vẽ môn Sinh học trên cuốn vở đã có 35 năm tuổi thời lớp 8 của mẹ bạn học sinh này.
Học đườngHAFA | 21/09/2020Nữ sinh duy nhất tại chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2020 đã bước lên bục vinh quang. Rất nhiều lời chúc mừng đã được dân mạng gửi tới "cô gái vàng" đến từ Ninh Bình.
Học đườngLê Mỹ Linh | 20/09/2020