Trào lưu mạo hiểm selfie, quay clip trên nóc nhà chọc trời nhằm "kiếm fame" trên mạng không còn quá xa lạ trên thế giới và đã bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam.
Tháng 12 năm ngoái, chàng trai được mệnh danh "Spider Man" Ngô Vịnh Ninh tử nạn khi ngã từ tầng 62 của một tòa nhà ở tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) đã trở thành tâm điểm của truyền thông toàn cầu. Trong bài báo "Who is to blame for Chinese rooftopper's dramatic death?" (tạm dịch: Ai chịu trách nhiệm cho cái chết bi thảm của "rooftopper" Trung Quốc?), phóng viên CNN nhận định Vịnh Ninh là nạn nhân của trào lưu mạo hiểm mang tên "rooftopping".
Người tham gia trào lưu này gọi là "rooftopper", mạo hiểm trèo lên những nơi có độ cao khủng khiếp như nóc cao ốc, đỉnh tòa tháp, ống khói... để quay clip, chụp ảnh với những tư thế vô cùng mạo hiểm rồi đăng lên các trang mạng xã hội. Đặc biệt, họ không sử dụng bất cứ thiết bị bảo hộ nào để tăng thêm phần mạo hiểm.
Thiết bị ghi hình thường sử dụng là camera gắn trên đầu, máy quay GoPro hay "combo" điện thoại và gậy selfie. Những nơi có nhiều cao ốc mọc lên như Dubai (UAE, Thượng Hải (Trung Quốc), London (Anh), Moscow (Nga)... thường rất thu hút các "rooftopper" tới thử thách độ liều lĩnh của bản thân.
Các nóc nhà chọc trời là điểm đến ưa thích của "rooftopper". (Ảnh: a_remnev).
Một phép thử nhỏ là gõ từ khóa "rooftopping" vào thanh tìm kiếm của Google, trong 0,41 giây có khoảng 415.000 kết quả. Có thể thấy sức hút của trào lưu này không hề nhỏ chút nào.
Nơi được coi là khởi đầu của trò chơi này chính là nước Nga. Nơi đây sản sinh ra nhiều "rooftopper" nhất với hàng loạt cái tên đình đám có thể kể đến như Oleg Sherstyachenko (27 tuổi - 910.000 follow), Angela Nikolau (25 tuổi - 556.000 follow), Vadim Makhorov (29 tuổi - 137.000 follow)...
"Rooftopping" hiện tại chưa bị bất cứ quy định nào chống lại. Cảnh sát chỉ có thể căn cứ vào mức độ của những người thực hiện việc này có phá hoại tài sản hay trộm cắp... tức là vi phạm pháp luật để xử lý. Số tiền phạt cũng không đáng kể. Tại một số quốc gia, hình thức phạt được đưa ra là Mỹ, Anh, Canada, Australia và Đức chưa đủ ngăn chặn sự bành trướng của "rooftopping".
4 người trẻ đến từ Nga nổi tiếng nhờ màn chinh phục nóc nhà chọc trời và đăng lên Instagram.
Cái chết là cái giá đắt nhất để những người liều mạng sẽ phải trả nếu như có bất cứ sai lầm nào. Tuy nhiên, chính sự nổi tiếng, việc được nhiều người tung hô, là lý do khiến họ không muốn dừng lại.
Trào lưu này được biết đến tại Việt Nam và thường bị mọi người nhầm tưởng với "parkour" - trò mạo hiểm mang phong cách hip hop với những cú nhảy, nhào lộn ngoạn mục. Có nhiều người tự nhận là "rooftopper" nhưng lại hiếm khi để lộ bất cứ thông tin nào dù là hình ảnh hay video mạo hiểm trên nóc cao ốc.
Mới đây, một đoạn video hơn 16 phút ghi lại hành trình của nhóm 3 nam thanh niên leo lên nóc tòa nhà 38 tầng được cho là Central 1 (cao 158 m, quận Bình Thạnh, TP HCM) ngay khi lan truyền đã bị cộng đồng phản ứng gay gắt. Mọi người chỉ trích 3 thanh niên này đua đòi và coi thường mạng sống của chính mình.
Leo lên được tầng thượng, 3 chàng trai thực hiện những động tác nhào lộn, đứng ở mép thả chân xuống, đi lại và không ngừng chửi thề, cười cợt. Những hành động này cũng bị cộng đồng mạng lên án gay gắt.
Dù vậy thì mức độ mạo hiểm chưa là gì so với trình độ của các "rooftopper" đình đám thế giới. N.H.L. - người đăng tải video tại kênh có hơn 10.500 subscribers - cũng dùng hashtag #saigonrooftopper để mô tả bản thân. Sau khi đăng tải video chinh phục nóc nhà Central 1, H.L. cho biết, anh đã làm việc với công an và đại diện ban quản lý tòa nhà và từ chối chia sẻ chi tiết.
Ảnh "rooftopping" mà H.L. đã xóa khỏi Instagram.
Người này cũng đã xóa toàn bộ video và ảnh chụp đầy mạo hiểm trên các nóc nhà chọc trời ở Sài Gòn (Central 1, Thuận Kiều Plaza và Bitexco), Vũng Tàu khỏi kênh video cũng như trang Instagram cá nhân.
Có thể thấy trào lưu "rooftopping" mới bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam và không nhiều người thực sự hiểu về nó. Điển hình như H.L. và D.T. tự coi mình là "rooftopper" nhưng họ lại chưa thể "kiếm fame" hay làm ra tiền từ việc chụp ảnh, quay clip như những "rooftopper" thực thụ tại nước ngoài mà chỉ nhận về "gạch đá".
Theo Zing News
Những anh chàng, cô nàng 9x, 10x thoải mái thả dáng trong những trang phục gợi cảm trên MXH như đã trở thành “cơm bữa”. Sự táo bạo này của những người trẻ là thời thượng, tự tin khoe cá tính hay đang tự chuốc lấy rắc rối?
Những Hot tiktoker mấy triệu followers, hot travel blogger hay photographer đình của đám này thì ra đều là thí sinh của Checkin-holic mùa 2. Để xem nhiếp ảnh gia vạn người mê Hailecao có hot hơn hot girl titktok và hot girl làng du lịch không nào?
Trong 5 hot trend trên MXH trong năm 2020 đang dẫn đầu bình chọn tại WeChoice Awards, trào lưu chế ảnh "Chúng ta của hiện tại" liên quan MV mới của Sơn Tùng M-TP đạt lượng vote nhiều nhất.
Gần đây, trên các diễn đàn dành cho giới trẻ, cư dân mạng liên tục chia sẻ thông tin về dịch vụ thuê bạn trai, bạn gái đi chơi dịp tết Trung thu gây xôn xao cộng đồng.
Đến hẹn lại lên, ngày "hội FA Việt Nam biểu dương sức mạnh" đã đến. Ngày Thất Tịch (mùng 7/7 Âm lịch) hôm nay 25/8 chính là ngày để ăn chè đậu đỏ cầu may thoát "kiếp FA" đấy!
Trên các ứng dụng hẹn hò, đối với đa số nam giới thì một bức ảnh không mặc áo có vẻ là một ý tưởng hay để "thả thính". Theo một khảo sát mới của Dating.com, 90% đàn ông nghĩ như vậy.
Từng là trend hot trước khi nghỉ dịch, tone-sur-tone không chỉ khiến các bạn học sinh mê mẩn mà đến các thầy cô giáo cũng cover rầm rộ. Và nay trend này đã “come back” lợi hại!
Ở tuổi “gần đất xa trời” cụ bà khiến giới trẻ phải “ngả mũ” trầm trồ bởi sự lạc quan, yêu đời và sự táo bạo, dẻo dai khi trượt patin vô cùng điệu nghệ.
Một trong những trào lưu đang hot trên các mạng xã hội nước ngoài là #BookCoverChallenge, đó là thử thách mô phỏng lại bìa những cuốn sách.
Crush vẫn ở đó chứ đi đâu đâu mà nhớ với nhung?! Đây chỉ là một trò nghịch ngợm mới của lũ "nhất quỷ nhì ma" mà thôi. Nhưng có vẻ nó đã trở thành "hot trend" rồi đấy!
Trong những năm 1920, một số nhiếp ảnh gia quốc tế đã đến Việt Nam và chụp được nhiều bức ảnh về Tết ở Bắc Bộ. Nhờ vậy, những bức ảnh cũ được lưu giữ tới ngày nay gợi nhớ nhiều kỷ niệm về Tết xưa của người Việt.
Chuyện lạMorax | 02/02/2023Các nhiếp ảnh gia đã chụp được một số bức ảnh hiếm về Bắc Bộ những năm 1900. Nhờ vậy, công chúng có góc nhìn chân thực về diện mạo ở một số địa điểm tại Bắc Bộ và cuộc sống thường nhật của con người.
Chuyện lạMorax | 01/02/2023Sự trùng hợp ngẫu nhiên hay hiện tượng khoa học chưa thể lý giải vẫn được ghi lại bằng hình ảnh thường xuyên, như 18 bức ảnh sau đây có thể sẽ khiến bạn ngạc nhiên hơn cả xem ảo thuật.
Chuyện lạHAFA | 31/01/2023Từ vài trăm năm trước, người xưa cũng chuộng chụp ảnh và nghĩ ra đủ cách để có được tấm hình đẹp nhất.
Chuyện lạMorax | 30/01/2023Đánh lừa thị giác hay là một logic rất khác mà bạn không ngờ tới? Loạt ảnh sau đây vô cùng khó hiểu nếu không có những lời giải thích đi kèm.
Chuyện lạHAFA | 30/01/2023Những phong cảnh kỳ lạ, những đồ vật gây tò mò, những cuộc gặp gỡ bất ngờ... là những tình huống kỳ quái tưởng như trong giấc mơ, chúng ta khó có thể tin vào mắt mình khi những sự việc này xảy ra ngoài đời thực.
Chuyện lạHAFA | 27/01/2023Bạn có thể đã gặp một trong nhiều vật dụng kỳ lạ mà bạn lần đầu thấy hoặc chưa từng nghe ai kể. Sau đây là 18 đồ vật kỳ dị khiến ai cũng phải đặt câu hỏi về mục đích sử dụng của chúng và chắc chắn bạn chưa từng thấy trong đa số chúng.
Chuyện lạHAFA | 27/01/2023Đôi khi, có những thứ ta thoáng “trông vậy mà không phải vậy”. Chúng thực sự khiến ta phải dụi mắt nhìn lại một lần nữa và nhiều lúc bật cười vì sự trùng hợp kỳ diệu của tự nhiên.
Chuyện lạxalotho | 25/01/2023Đây là thời điểm hoàn hảo để chúng ta hoàn thành những mục tiêu quan trọng, thanh toán những món nợ còn tồn đọng, và là lúc để dọn dẹp những thứ không cần thiết!
Chuyện lạMorax | 22/01/2023Đôi mắt mỗi loài vật chẳng khác nào những bức tranh phong cảnh ảo diệu, độc nhất vô nhị
Chuyện lạxalotho | 21/01/2023