TIN SỰ KIỆN

Tranh cãi về điểm cộng khu vực: "Đôi khi sinh ra ở thành phố cũng là một cái tội"

Minh Minh

Minh Minh 02/08/2017

Sau trường hợp N.P.H - một nam sinh tại Thạch thất, Hà Nội đạt 29,25 điểm nhưng vẫn trượt tức tưởi vào Y Đa khoa, ĐH Y Hà Nội chỉ vì thiếu 0.05 điểm và kém tiêu chí phụ, nhất là vấn đề cộng điểm ưu tiên khi xét tuyển, thì đề tài về điểm cộng khu vực ở trường Y cũng như bao nhiêu trường khác càng trở nên "nóng hổi" hơn bao giờ hết. 

Tại trang HMU confessions của ĐH Y Hà Nội hôm 31/7 vừa qua, chủ nhân của bài viết ký hiệu #831 tiếp tục làm dấy lên vô số tranh luận về điểm cộng khu vực khi nêu quan điểm:

“Mỗi kỳ tuyển sinh mới lại rộ lên những cuộc đấu đá vì người bảo bỏ điểm cộng khu vực, người bảo giữ nguyên. Trong không khí căng thẳng chờ công bố điểm chuẩn và khi hầu hết mọi người đều đoán điểm chuẩn của HMU sẽ không dưới 29 thì có lẽ chưa bao giờ điểm cộng nó lại ảnh hưởng nhiều như năm nay.

Không biết những bạn đặt tay xuống gõ bàn phím bảo giữ nguyên điểm cộng khu vực và nói những người không cùng quan điểm với mình là những kẻ ích kỉ đã suy nghĩ sâu sắc về vấn đề này chưa. Chắc chắn những người nói như vậy đều đã từng thi qua đại học, thế nên các bạn biết thừa là kiếm điểm trên 29 là rất khó kể cả đề có dễ thì cũng phải thực sự xuất sắc mới đạt được nó. Vậy mà các bạn lại xem thường 0,5-1,5 điểm cộng ư. Được cộng như vậy là bình thường, là công bằng hay sao. 

Các bạn bảo ở thành phố có điều kiện cái gì cũng thuận lợi hơn nhưng các bạn không nghĩ kể cả điều kiện vượt trội về mọi mặt thì khi ôn thi đại học để được trên 29 cũng vẫn là quá khó trong khi mức điểm trên 28 dưới 29 nó lại nhan nhản. Vậy mà các bạn lại xem như việc ở KV3 được 29 nó cũng như ở KV1, KV2 được 28 là công bằng sao.

Các bạn bảo điều kiện học tập khó khăn. Xin lỗi đừng đi theo lối mòn suy nghĩ của con người Việt Nam. Lúc nào cũng có tư tưởng vì mình kém hơn người ta nên mình được quyền ưu tiên được quyền xem nhẹ những cố gắng của họ, cứ suy nghĩ như vậy thì chẳng bao giờ hơn được người thành phố. Vâng các bạn nói điều kiện khó khăn nhưng mình nghĩ phương pháp ôn thi của các thầy cô thì không khác nhiều như chênh lệch về điều kiện sống đâu ạ. Ở thành phố điều kiện tốt hơn nhưng không có nghĩa là thầy cô của họ có bí kíp để thi đại học hơn được các KV khác 0,5 -1,5 điểm đâu, trong khi đó nó còn là mức điểm trên 29.

Một điều nữa mình muốn nói là đừng lúc nào cũng nghĩ KV1 hay KV2 thì điều kiện học tập khó khăn hơn nhiều KV3 vì bây giờ mạng internet rất phát triển. Muốn học không hề khó, sách ôn thi cũng dễ kiếm chứ không phải đến mức không mua nổi. Có chăng chỉ là 1 số rất rất ít mới xứng đáng để được nhận 0,5 -1,5 điểm khu vực. Và thực tế cho thấy rất nhiều thủ khoa trường Y không phải ở KV3 nên đừng ỷ lại ở hoàn cảnh chỉ là do mình chưa cố gắng bằng họ thôi.

Mình thuộc diện được cộng 0,5 điểm khi đỗ HMU cũng may mắn là không dùng đến điểm cộng. Nhưng năm đó mình thật sự đồng cảm với những bạn KV3. Khi lên đại học mình nhận thấy điều kiện hoàn cảnh của mình còn thua xa các bạn ở KV1, KV2. Nên đừng đổ thừa cho hoàn cảnh mà hãy lấy đó làm động lực để vươn lên và khi ấy mình có thể tự hào rằng thực sự mình đã hơn các bạn KV3.

Mọi người bảo quan trọng sau ra trường thế nào nhưng các bạn không nghĩ lại ngày xưa mình đã coi trọng kì thi này như thế nào nên đừng gạt đi ước mơ hoài bão của đàn em mình”. 

 

Cuối cùng, thành viên này muốn gửi lới nhắn nhủ tới các sĩ tử rằng: “Nếu ở KV3 mà 29 vẫn trượt thì hãy chấp nhận nó mà đừng than trách gì vì các em thực sự quá giỏi rồi. Đừng đánh mất quyền tự hào của mình! Và những em đỗ HMU nhờ điểm cộng thì cũng đừng coi đó là điều hiển nhiên mà hãy coi như may mắn của mình và học tập thật tốt!”. Sinh viên HMU nói thêm, cách tốt nhất là động viên bản thân mạnh mẽ vượt qua mỗi khi mình thấy cuộc đời bất công với mình.

Bài viết của thành viên HMU sau khi được đăng tải đã thu hút gần 3.000 lượt like và 300 bình luận trái chiều. Như bình luận đồng tình của bạn Nguyễn Hoàng Tùng: “Đôi khi sinh ra ở thành phố cũng là một cái tội. Ở giữa Thủ đô hoa lệ này vẫn còn nhiều, cực kì nhiều những người nghèo khó gắn mác Hà Nội. Điều kiện sống học tập của những thí sinh tới từ những gia đình đó thậm chí thua xa cả những thí sinh KV1, KV2. Những em học sinh đó cũng chăm chỉ, cũng có nghị lực nhưng vẫn “TẠCH” chỉ vì một lí do rất vớ vẩn: “ĐỒ THÀNH PHỐ”. Thiết nghĩ đã gọi là thi thố thì phải công bằng, ai cũng như ai. Nếu muốn ưu tiên thì cứ đỗ đi rồi hãy ưu tiên bằng học phí, học bổng”. 

Ngược lại với quan điểm  của Nguyễn Hoàng Tùng, nickname Trần Liên thì cho rằng: “Sau này khi ra trường, tất cả các bạn thành phố có muốn về vùng 135 hay nông thôn làm không? Nếu không có điểm cộng, chỉ có học sinh thành phố có khả năng cao đỗ Y. Vậy ai làm bác sỹ cho những vùng sâu xa? Mình học sư phạm, ngày xưa cũng được cộng tận 1 điểm khu vực. Thế mà vẫn thấy “gato” với các bạn được cộng tận 3,5. Nhưng giờ đi làm mới thấy, không có các bạn ấy thì chẳng ai muốn về vùng cao nữa”.

Tin liên quan:

>> Điểm cao ngất, sĩ tử 99er vẫn trượt đại học chỉ vì " lỗi của em chỉ là sinh muộn"​

>> Giấc mơ đại học và những tâm sự cay đắng của thí sinh 2017

>> Quyết định thi lại nhưng "Mình lại trượt rồi"


TIN LIÊN QUAN

Tờ giấy báo nhập học 30 năm trước bỗng được "đào mộ" khiến thế hệ 7X, 8X xúc động: Đơn giản nhưng trân quý!

Một giấy báo nhập học được cất giữ từ năm 1991 khiến không chỉ thế hệ 7x, 8x mà thế hệ trẻ hiện tại cũng không khỏi xúc động khi xem.

Thí sinh "điêu đứng" vì điểm sàn lên đến 28,5: Sàn cao để chuẩn đỡ bỡ ngỡ!

Thí sinh "điêu đứng" vì điểm sàn lên đến 28,5: Sàn cao để chuẩn đỡ bỡ ngỡ!

Trường Đại học Quy Nhơn lấy mức điểm sàn kỷ lục 28,5 ở sáu ngành sư phạm Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa bằng phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2022.

Chuyện điểm ưu tiên khu vực: Chuyên gia tuyển sinh đề xuất bỏ, giáo viên phổ thông muốn duy trì

Chuyện điểm ưu tiên khu vực: Chuyên gia tuyển sinh đề xuất bỏ, giáo viên phổ thông muốn duy trì

Việc cộng điểm ưu tiên khu vực cho các thí sinh đang là vấn đề gây tranh cãi. Trong khi các chuyên gia tuyển sinh muốn bỏ thì giáo viên phổ thông lại muốn điều chỉnh.

Tâm sự của những cựu sĩ tử thi đại học ngày xưa: Kỳ thi riêng đã áp lực, chuyển đổi nguyện vọng còn căng thẳng hơn

Tâm sự của những cựu sĩ tử thi đại học ngày xưa: Kỳ thi riêng đã áp lực, chuyển đổi nguyện vọng còn căng thẳng hơn

Vừa nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng lại hiện đại hơn, thi đại học giờ đây chung với thi tốt nghiệp, cảm giác rất khác với những thế hệ thi đại học nhiều năm về trước.

Điểm thi không cao đừng quên tính đến các trường "tốp giữa" và thời gian điều chỉnh nguyện vọng

Điểm thi không cao đừng quên tính đến các trường "tốp giữa" và thời gian điều chỉnh nguyện vọng

Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, người ta đã nói nhiều về những điểm 10 và thủ khoa. Nhưng đâu phải ai cũng có thể đạt điểm cao, chắc không ít bạn đang tính đến các trường "tốp giữa" và "tốp dưới".

Thi đại học trong ký ức thế hệ 8x, 9x đời đầu: Khó có thể quên những lò luyện thi, những kỳ thi cồng kềnh "lều chõng"

Thi đại học trong ký ức thế hệ 8x, 9x đời đầu: Khó có thể quên những lò luyện thi, những kỳ thi cồng kềnh "lều chõng"

Những năm trước đây, cứ tới mùa thi đại học là khắp các bến xe, cổng trường tại các thành phố lớn lại nườm nượp thí sinh và phụ huynh cùng hành lý lỉnh kỉnh.

Chùm tranh về sự khác biệt của thi đại học xưa và nay: Ngày xưa thi đại học khó hơn hẳn bây giờ?

Chùm tranh về sự khác biệt của thi đại học xưa và nay: Ngày xưa thi đại học khó hơn hẳn bây giờ?

Trải qua không ít lần cải cách giáo dục, cùng với sự phát triển của xã hội, chuyện thi đại học qua bao thế hệ học trò đã có nhiều sự khác biệt. Vậy thời nào thi dễ hơn?

Điểm sàn xét tuyển 6 trường đại học: Muốn xét vào Ngoại thương ít nhất đạt 16,5 điểm

Điểm sàn xét tuyển 6 trường đại học: Muốn xét vào Ngoại thương ít nhất đạt 16,5 điểm

Sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020, hàng loạt trường đại học đã công bố điểm sàn cho đầu vào của đợt tuyển sinh năm học 2020 - 2021.

ĐH Gia Định nhắn tin phản cảm "chê" thí sinh điểm thi thấp gây bức xúc và "cười ra nước mắt"

ĐH Gia Định nhắn tin phản cảm "chê" thí sinh điểm thi thấp gây bức xúc và "cười ra nước mắt"

Tin nhắn có nội dung "Điểm thi của bạn rất thấp, đừng chờ đổi nguyện vọng, đến ngay ĐH Gia Định 185 Hoàng Văn Thụ, TP HCM để nhập học sớm" được gửi đến hàng loạt thí sinh.

"Hoa mắt chóng mặt" soi profile "khủng" dàn tân sinh viên khóa đầu tiên của Đại học VinUni

"Hoa mắt chóng mặt" soi profile "khủng" dàn tân sinh viên khóa đầu tiên của Đại học VinUni

Dàn tân sinh viên được tuyển thẳng khóa đầu tiên tại VinUni sở hữu profile siêu khủng cùng khoản học bổng hàng tỷ đồng nhanh chóng chiếm trọn "spotlight".

SỰ KIỆN NỔI BẬT

Chỉ một cái búng tay, chàng trai đã có thể "ngồi chung mâm" với những nhân vật nổi tiếng trong và ngoài nước

Chỉ một cái búng tay, chàng trai đã có thể "ngồi chung mâm" với những nhân vật nổi tiếng trong và ngoài nước

Người Việt duy nhất mặc quần hoa, đi dép lào xuất hiện trong cảnh phim bom tấn Hollywood tiếp tục tung bộ ảnh photoshop cực đỉnh sánh vai cùng các nhân vật nổi tiếng.

Văn hóaT.H | 11/06/2018
Linh Ka cover "Bùa yêu" trong phòng kín, ngúng nguẩy lắc lư diễn cực sâu đến té ngã ở phút "89"

Linh Ka cover "Bùa yêu" trong phòng kín, ngúng nguẩy lắc lư diễn cực sâu đến té ngã ở phút "89"

Cover lại ca khúc "Bùa yêu" của Bích Phương trong lúc ngẫu hứng, Linh Ka không ngờ lại nhận về phản ứng tích cực từ cộng đồng mạng, khác xa với những video hát nhép trước đây.

Văn hóaBảo Trang | 11/06/2018
Bạn muốn hẹn hò: Chàng trai thổ lộ mình là người "ở dơ" "3 ngày tắm lần, hay khạc nhổ lung tung" và cái kết bất ngờ từ phía cô gái

Bạn muốn hẹn hò: Chàng trai thổ lộ mình là người "ở dơ" "3 ngày tắm lần, hay khạc nhổ lung tung" và cái kết bất ngờ từ phía cô gái

Những khuyết điểm của chàng trai như lười tắm, sợ nước lạnh, hay ngoáy mũi và khạc nhổ lung tung khiến cô gái và 2 MC phải giật mình

Văn hóaT.H | 11/06/2018
Chồng "1 tay đút 3 miệng" còn tranh thủ nhắn nhủ: "Chăm thế này mà còn cãi nhem nhẻm"

Chồng "1 tay đút 3 miệng" còn tranh thủ nhắn nhủ: "Chăm thế này mà còn cãi nhem nhẻm"

Hành động và lời nói của ông chồng khi đút cơm cho 3 mẹ con khiến dân mạng không khỏi phì cười.

Văn hóaT.H | 11/06/2018
Bức ảnh chứng minh "không có cô gái phẳng, chỉ có cô gái lười tập" mà thôi!

Bức ảnh chứng minh "không có cô gái phẳng, chỉ có cô gái lười tập" mà thôi!

Chỉ với 2 năm, cô gái đã lột xác hoàn toàn khiến ai cũng phải trầm trồ ngưỡng mộ.

Văn hóaT.H | 11/06/2018
5 năm yêu và chờ đợi một cô gái trên mạng, chàng trai bất ngờ phát hiện mình bị một thằng con trai "fake nick" gái để lừa

5 năm yêu và chờ đợi một cô gái trên mạng, chàng trai bất ngờ phát hiện mình bị một thằng con trai "fake nick" gái để lừa

Chắc hẳn chàng trai này sẽ chẳng bao giờ quên nổi cú lừa ngoạn mục suốt 5 năm của chàng trai "fake nick" gái để lừa mình.

Văn hóaT.H | 11/06/2018
Thanh niên biê’n tha’i “hành sự” ngay trước cửa nhà bị girl xinh cho ăn cả xô nước mắm

Thanh niên biê’n tha’i “hành sự” ngay trước cửa nhà bị girl xinh cho ăn cả xô nước mắm

Cách xử lý của hai cô gái khi gặp thanh niên có hành động khó hiểu trước cửa nhà khiến dân tình hưởng ứng.

Văn hóaT.H | 11/06/2018
Sốt xình xịch trước loạt ảnh quá khứ muốn "giấu nhẹm" của hotboy hotgirl Việt từ thời Yahoo Messenger

Sốt xình xịch trước loạt ảnh quá khứ muốn "giấu nhẹm" của hotboy hotgirl Việt từ thời Yahoo Messenger

Trước khi nói lời tạm biệt với Yahoo Messenger cùng nhìn lại loạt ảnh của các hot boy, hot girl Việt từng nổi tiếng một thời.

Văn hóaT.H | 10/06/2018
Cô vợ đòi ly dị vì chồng mê gà hơn vợ: Đang ân ái nhảy bổ xuống kiểm tra chuồng, đem cả gà đi hát karaoke

Cô vợ đòi ly dị vì chồng mê gà hơn vợ: Đang ân ái nhảy bổ xuống kiểm tra chuồng, đem cả gà đi hát karaoke

Tâm sự "dở khóc, dở cười" của cô vợ khi quyết định ly dị chồng khiến chị em không biết nên tư vấn thế nào cho vừa.

Văn hóaT.H | 10/06/2018
Sự thật đằng sau clip cô gái vừa ăn vừa khóc ở tiệc đám cưới người yêu cũ khiến dân mạng xôn xao

Sự thật đằng sau clip cô gái vừa ăn vừa khóc ở tiệc đám cưới người yêu cũ khiến dân mạng xôn xao

Ngồi khóc ở đám hỏi, cô gái Quảng Ngãi bị cư dân mạng hiểu nhầm là người yêu cũ của chú rể nhưng sự thật thì...

Văn hóaT.H | 10/06/2018