Vào đại học không có nghĩa là cánh cửa vinh quang cuối cùng, chính vì vậy các bạn tân sinh viên cần cố gắng trau dồi và vượt qua cám dỗ để có thể vững bước trên con đường đời sau này.
Không "đầu tư" cho ngoại ngữ
Thời còn cắp sách trên ghế nhà trường, việc học ngoại ngữ chỉ mang tính chất đối phó, đặc biệt với các bạn theo các khối không có môn ngoại ngữ. Chính vì vậy, việc học ngoại ngữ dường như bị rơi vào quên lãng.
Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh rằng, ngoại ngữ là một trong những kỹ năng chìa khóa giúp các sinh viên năm cuối tìm được công việc tốt. Không những vậy, ngoại ngữ dường như trở thành một công cụ kết nối và mở ra cánh cửa cho nhiều sinh viên đại học.
Vì vậy, ngay từ bây giờ các bạn hãy nhận thức rõ tầm quan trọng của ngoại ngữ, có kế hoạch cụ thể để trau dồi học tập, đó sẽ là hành trang không thể thiếu trong bước đường sự nghiệp tương lai.
Ngủ quên trên chiến thắng
Không biết từ bao giờ nhiều bạn có tư tưởng rằng chỉ cần đỗ đại học là tạm biệt với sách, vở. Từ lâu có câu truyền miệng rằng: "Học đại học nhàn lắm", vì vậy khiến cho nhiều bạn tân sinh viên mất đi động lực học tập.
Đây là một trong những sai lầm nghiêm trọng của sinh viên mà nhiều bạn mắc phải. Để cuối cùng khi điểm số thấp, bản thân thiếu kỹ năng, trải nghiệm sống nghèo nàn, bị những người xung quanh bỏ xa,… thì mới biết hối hận. Hãy biết sắp xếp thời gian hợp lý, cân đối giữa học và chơi để những năm tháng sinh viên thực sự ý nghĩa và thành công.
Nhiều sinh viên mất đi động lực học tập khi bước vào cánh cửa đại học
Không mở rộng được thêm mối quan hệ xã hội
Rất nhiều bạn khi vào đại học lại sống khép kín, tự thu mình lại. Điều này khiến cho bạn mất đi rất nhiều mối quan hệ cho tương lai. Ngoài ra nếu tạo mối quan hệ tốt với mọi người, sẽ vô tình chung tạo ra cho bạn một số các kỹ năng mềm cần thiết cho con đường sự nghiệp như cách làm việc nhóm, cách thể hiện bản thân, cách ứng xử, cách giao tiếp,… Đôi khi các mối quan hệ cũng đem lại các lợi ích không ngờ cho bạn trên con đường tìm kiếm tri thức, là kênh thông tin cơ hội việc làm sau này…Chính vì thế đừng bó hẹp bản thân mình, lười giao tiếp với mọi người. Mỗi người chúng ta đều có rất nhiều mối quan hệ xung quanh mình, hãy liên tục mở rộng các mối quan hệ
Chi tiêu không hợp lý
Câu chuyện đầu tháng ăn cơm, cuối tháng ăn mỳ dường như là chuyện không còn quá xa lạ với các bạn sinh viên xa nhà. Đó là một minh chứng cho việc chi tiêu không hợp lý của sinh viên khi xa nhà.
Nhiều bạn lãng phí quá nhiều tiền vào việc mua sắm, tụ tập bạn bè, chơi game…Thậm chí, việc chi tiêu không kiểm soát còn dẫn đến tình trạng vay mượn của các sinh viên gây nên những hậu quả nghiêm trọng không thể lường trước được. Hãy học cách quản lý, cân đối chi tiêu của bản thân và học cách tiết kiệm tiền hàng tháng, kiên quyết không “vay nợ” nếu như chưa có được một nguồn thu nhập ổn định và khi điều đó là không hề cần thiết!
Coi thường tình bạn đại học
Đa phần các bạn thường cho rằng “tình bạn thời đại học khó mà bền chặt” bởi sau này ra trường mỗi người một nơi, vậy nên chẳng bao giờ hết tâm hết sức vào mối quan hệ bạn bè. Cũng bởi nhiều bạn nghĩ rằng tình bạn thời cấp 3 là đẹp nhất, là tuyệt vời nhất chính vì vậy mối quan hệ đại học bị các bạn xem thường.
Đây là một trong những sai lầm vì tình bạn luôn là một phần không thể thiếu của mỗi con người. Tình bạn đích thực ở bậc đại học càng khó khăn để tìm kiếm, vì vậy nếu may mắn có được những tình bạn ấy, hãy cố gắng xây dựng và vun đắp cho để tình bạn đó mãi mãi tốt đẹp.
Không những vậy, tình bạn đại học còn ảnh hưởng tới công việc sau này của các bạn, đó cũng chính là cơ hội cho tương lai của bạn sau này.
Rất nhiều người tìm được những người bạn tri kỷ trên đại học
Mất đi sự tin tưởng của mọi người
Điều đáng quý nhất trên đời là khi chúng ta được tin tưởng. Khi các bạn bước chân vào cánh cửa đại học, các bạn trở thành niềm tự hào, niềm kiêu hãnh của gia đình, thầy cô, bạn bè. Nhưng đừng vì đó mà quên mất họ đã từng tin tưởng mình như thế nào và sẽ còn tiếp tục đặt niềm tin vào bạn. Tuy nhiên, nhiều bạn đã lần lượt bỏ rơi niềm tin mà mình đã từng nhận được. Đừng sống buông lơi, sống không mục đích, những gì đánh mất có thể lấy lại còn niềm tin khi đánh mất sẽ không thể lấy lại. Không dễ gì để được tin tưởng nên đừng dễ dàng đánh mất đi niềm tin và sự kỳ vọng dành cho các bạn.
>> Cười nghiêng ngả với cách học bơi "trên cạn" cực chất của sinh viên đại học
Một giấy báo nhập học được cất giữ từ năm 1991 khiến không chỉ thế hệ 7x, 8x mà thế hệ trẻ hiện tại cũng không khỏi xúc động khi xem.
Trường Đại học Quy Nhơn lấy mức điểm sàn kỷ lục 28,5 ở sáu ngành sư phạm Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa bằng phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2022.
Việc cộng điểm ưu tiên khu vực cho các thí sinh đang là vấn đề gây tranh cãi. Trong khi các chuyên gia tuyển sinh muốn bỏ thì giáo viên phổ thông lại muốn điều chỉnh.
Vừa nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng lại hiện đại hơn, thi đại học giờ đây chung với thi tốt nghiệp, cảm giác rất khác với những thế hệ thi đại học nhiều năm về trước.
Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, người ta đã nói nhiều về những điểm 10 và thủ khoa. Nhưng đâu phải ai cũng có thể đạt điểm cao, chắc không ít bạn đang tính đến các trường "tốp giữa" và "tốp dưới".
Những năm trước đây, cứ tới mùa thi đại học là khắp các bến xe, cổng trường tại các thành phố lớn lại nườm nượp thí sinh và phụ huynh cùng hành lý lỉnh kỉnh.
Trải qua không ít lần cải cách giáo dục, cùng với sự phát triển của xã hội, chuyện thi đại học qua bao thế hệ học trò đã có nhiều sự khác biệt. Vậy thời nào thi dễ hơn?
Sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020, hàng loạt trường đại học đã công bố điểm sàn cho đầu vào của đợt tuyển sinh năm học 2020 - 2021.
Tin nhắn có nội dung "Điểm thi của bạn rất thấp, đừng chờ đổi nguyện vọng, đến ngay ĐH Gia Định 185 Hoàng Văn Thụ, TP HCM để nhập học sớm" được gửi đến hàng loạt thí sinh.
Dàn tân sinh viên được tuyển thẳng khóa đầu tiên tại VinUni sở hữu profile siêu khủng cùng khoản học bổng hàng tỷ đồng nhanh chóng chiếm trọn "spotlight".
Mặc dù bị nói không để con lớn, nhưng nhiều gia đình trong đó có cả gia đình Giám đốc vẫn nhất quyết đưa con đi.
Tuyển sinhChang | 29/06/2023Thầy Đoàn Mạnh Cường - Tổ trưởng tổ Toán - tin trường THPT Lê Văn Thiêm (Hà Nội) cho rằng đề khá hay và không gây khó đối với học sinh vì đề được sắp xếp theo thứ tự độ khó tăng dần theo nhóm câu hỏi
Tuyển sinhT.H | 28/06/2023Nhiều tài khoản Facebook phải "rén" khi nghe thông tin điều tra vụ lộ đề.
Tuyển sinhChang | 28/06/2023Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, người ta đã nói nhiều về những điểm 10 và thủ khoa. Nhưng đâu phải ai cũng có thể đạt điểm cao, chắc không ít bạn đang tính đến các trường "tốp giữa" và "tốp dưới".
Tuyển sinhKhali | 04/09/2020Trải qua không ít lần cải cách giáo dục, cùng với sự phát triển của xã hội, chuyện thi đại học qua bao thế hệ học trò đã có nhiều sự khác biệt. Vậy thời nào thi dễ hơn?
Tuyển sinhLê Mỹ Linh | 01/09/2020Sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020, hàng loạt trường đại học đã công bố điểm sàn cho đầu vào của đợt tuyển sinh năm học 2020 - 2021.
Tuyển sinhKhali | 31/08/2020Tin nhắn có nội dung "Điểm thi của bạn rất thấp, đừng chờ đổi nguyện vọng, đến ngay ĐH Gia Định 185 Hoàng Văn Thụ, TP HCM để nhập học sớm" được gửi đến hàng loạt thí sinh.
Tuyển sinhThuận Thiên | 31/08/2020Hơn 470.000 thí sinh thi môn Tiếng Anh và hơn 260.000 thí sinh thi môn Lịch sử bị điểm dưới 5 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, theo phổ điểm Bộ GD&ĐT vừa công bố.
Tuyển sinhThuận Thiên | 27/08/2020Liên quan 3 thí sinh ở Quảng Ninh khoanh đáp án trực tiếp vào đề thay vì trên phiếu trả lời trắc nghiệm, Bộ GD&ĐT yêu cầu địa phương làm đúng quy chế.
Tuyển sinhKhali | 22/08/20204 trường hợp hết sức hy hữu này xảy ra tại Hà Nội và Quảng Ninh. Các bài thi đã phải lập biên bản, niêm phong riêng và chờ xin ý kiến xử lý từ Bộ GD&ĐT.
Tuyển sinhThuận Thiên | 18/08/2020