Nhiều trường học tư đang lao đao do học sinh nghỉ cả tháng trời vì dịch bệnh. Tuy không có nguồn thu từ học phí, nhưng một số trường vẫn cam kết sẽ trả đủ tiền lương cho đội ngũ giáo viên và cán bộ nhân viên.
Cho tới thời điểm hiện tại, dịch Covid-19 ngày càng có diễn biến phức tạp hơn, học sinh - sinh viên hầu hết các tỉnh thành trong cả nước tiếp tục nghỉ học và chưa xác định được chính xác thời gian quay trở lại trường học. Việc đóng cửa các trường học tạm thời là điều cần thiết nhưng cũng trở thành những nỗi lo với nhiều thầy cô giáo, nhất là những trường tư.
Với những trường tư, học phí chính là nguồn thu chính. Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh hiện tại, học sinh phải nghỉ học đã kéo theo nguồn thu chính không còn khiên nhiều trường thực hiện việc cắt giảm ngân sách, giảm bớt tiền lương. Cuộc sống của nhiều giáo viên vì thế cũng trở nên khó khăn hơn.
Tại Hà Nội, một số trường tư thục trong tình hình này vẫn trả nguyên lương cho giáo viên như trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, trường Phổ thông liên cấp Marie Curie, trường Quốc tế Nhật Bản...
Dòng tin nhắn Hiệu trưởng trường Marie Curie gửi đội ngũ giáo viên trong trường.
Theo thầy giáo Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng trường Marie Curie, nhà trường sẽ trả đủ lương cho toàn bộ giáo viên và cán bộ nhân viên trong 2 tháng nghỉ dịch này. Hiệu trưởng cũng đồng thời nhắc nhở mọi người nên tiết kiệm để cầm cự trong giai đoạn khó khăn, tiếp tục giảng dạy và động viên học trò học tập từ xa theo các hình thức trực tuyến.
Tại trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhiều bậc phụ huynh đã chủ động đóng học phí tháng 2 và tháng 3, thậm chí có những người thể hiện sự cảm thông, sẻ chia khó khăn với nhà trường bằng việc đóng hết học phí kỳ 2. Vì vậy, trường đã cam kết sẽ chi trả đầy đủ tiền lương cho các thầy cô giáo và cán bộ nhân viên nhà trường như những tháng tương ứng năm trước.
Hiện nay, trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kêu gọi vay tiền của một số thầy cô giáo, vay tiền ngân hàng để có đủ tiền phát lương kịp thời cho đội ngũ cán bộ nhân viên trong trường. Trong thời gian nghỉ dịch này, với hình thức học online, nhà trường sẽ không thu tiền phí mà coi đây là hình thức giảng dạy bổ trợ.
Liên hệ với trường Quốc tế Nhật Bản, đại diện trường cho biết, dù chịu nhiều ảnh hưởng từ việc nghỉ dịch bệnh nhưng trường nỗ lực để trả lương bình thường cho đội ngũ cán bộ, giáo viên của nhà trường. Đây là khó khăn chung của toàn xã hội nên nhà trường đã tiến hành những biện pháp dạy học trực tuyến và theo dõi sát sao tình hình học sinh. Tuy vậy, tình hình dịch bệnh kéo dài đang khiến trường gặp rất nhiều khó khăn về tài chính.
Trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm cam kết trả lương đầy đủ cho giáo viên.
Trên thực tế, với tình hình dịch bệnh kéo dài, nguồn thu tài chính của nhiều trường tư đã cạn kiệt. Nhiều trường không thể trả lương hay buộc phải chấm dứt hợp đồng để cắt giảm nhân sự. Những trường tư kể trên với biện pháp trả đủ học phí là cách giúp các giáo viên vững tâm hơn và khiến cho việc dạy trực tuyến diễn ra đảm bảo tiến độ. Nhưng nếu dịch bệnh tiếp tục không khả quan thì các trường tư này phải đối mặt với nhiều thách thức hơn nữa.
Vào hôm 3/3, lãnh đạo 150 trường tư thục các cấp từ mầm non đến THPT đã ký vào thư kiến nghị Thủ tướng cho phép hoạt động trở lại. Theo nội dung thư kiến nghị, 150 lãnh đạo các trường ngoài công lập này "đã kiệt sức về tài chính, năng lượng và cả ý chí". Có người phải "đem tiền tiết kiệm của gia đình để trả tiền thuê địa điểm, lương giáo viên, điện nước, thuế, phí, tiền vay ngân hàng...". Trong bản kiến nghị có đoạn: "Chúng tôi đang đứng trước tương lai bất định, khó khăn chưa từng có".
Hiện nay, toàn quốc có tổng gần 2 triệu học sinh theo học tại những trường tư thục. Theo nhóm những trường này gửi kiến nghị, việc đóng cửa hàng loạt cơ sở giáo dục sẽ "gây hệ lụy nghiêm trọng" đối với nền giáo dục Việt Nam, nguy cơ hàng trăm cơ sở mầm non phá sản dẫn đến việc trẻ không có người trông nom, ảnh hưởng tới công việc của cha mẹ.
Theo Kenh14.vn
* Nội dung liên quan:
>> Dịch Covid-19 khiến 10.000 người làm trong lĩnh vực hàng không có nguy cơ mất việc
Không phải tất cả các cặp vợ chồng đều nhận ra rằng cần có sự nỗ lực của cả hai bên trong cuộc sống gia đình. Hãy xem đâu là những năm hạnh phúc nhất và khó khăn nhất của hôn nhân, theo các nghiên cứu.
Anh chàng xe ôm công nghệ Nguyền Hùng Phúc (Q.10, TPHCM) khiến nhiều người ngưỡng mộ vì tấm lòng nhân ái của mình.
Trượt nguyện vọng 1 thì có nguyện vọng 2, nguyện vọng 3... và cùng lắm trượt đại học thì năm sau thi lại. Nhưng nếu trượt mầm non thì học trò có còn cơ hội?
Những ai từng đi qua thời học sinh hẳn còn nhớ quy định cấm đi dép lê đến trường "huyền thoại". Mới đây, một màn "thu mua dép" đầu năm học đưa 2k7 "vào khuôn khổ" tại một ngôi trường khiến không ít người nhớ về kỷ niệm này.
Những ngày gần đây, hình ảnh Hội An cổ kính bị ngập trong nước lũ khiến nhiều người không khỏi xót xa.
Sau một thời gian dài tạm ngưng hoạt động do dịch covid-19, các điểm du lịch nổi tiếng ở Đà Nẵng, Quảng Nam đã mở cửa đón khách trở lại.
Nếu nhân loại không chỉ tồn tại đơn thuần mà muốn phát triển mạnh mẽ trong tương lai, chúng ta cần đạt những kết quả lớn hơn bằng cách cùng hợp tác.
Tỷ phú Bill Gates và Tiến sĩ Soumya Swaminathan - Giám đốc Khoa học của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, thế giới có thể sẽ không thể quay trở lại như trước đại dịch cho đến năm 2022.
Chỉ trong vòng nửa năm, đại dịch Covid-19 đã thổi bay hàng chục năm phát triển toàn cầu về mọi mặt, từ y tế đến kinh tế. Nhiều chuyên gia đánh giá thế giới đã tụt lùi tới 25 năm.
Giới thượng lưu đang có cuộc sống khá thoải mái trong thời kỳ suy thoái hiện tại, còn tài sản của các tỷ phú vẫn đang tăng theo cấp số nhân.
Ngày xưa, việc tìm hiểu xem bạn có thai hay không giống như giải quyết một bí ẩn không có manh mối rõ ràng. Hãy xem 5 cách thử thai kỳ thú vị thời xưa xem người xưa vất vả ra sao trước khi có bộ dụng cụ hiện đại.
Hồ sơThuận Thiên | 21/11/2024Mặt trăng vừa có một người bạn nhỏ mới, một mặt trăng mini! Thật ra "vị khách" vũ trụ này chỉ đang đi ngang qua chúng ta và được gọi là mặt trăng thứ hai của Trái Đất.
Hồ sơThuận Thiên | 14/10/2024Bão Milton đổ bộ vào Florida (Mỹ) với sức gió lên tới 120 dặm/giờ trước khi tấn công các khu vực ven biển và gây ra ít nhất 27 cơn lốc xoáy trên toàn tiểu bang.
Hồ sơThuận Thiên | 10/10/2024Bão Boris ở Trung Âu đã gây nhiều hậu quả nặng nề và tang thương khi số người chết tính đến ngày 17/9 đã tăng lên 22, sau khi có thêm 3 nạn nhân được báo cáo ở Ba Lan và 1 nạn nhân ở Áo.
Hồ sơThuận Thiên | 18/09/2024Người dân nhiều nước Đông Nam Á vật lộn với lũ lụt do bão Yagi suốt cả tuần qua, trong đó có Việt Nam - nơi đã ghi nhận thiệt hại lớn về người và của.
Hồ sơThuận Thiên | 13/09/2024Từ một vận động viên ưu tú trở thành một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình, giờ đây phi hành gia "một chân" này đặt mục tiêu trở thành người khuyết tật đầu tiên lên Trạm vũ trụ quốc tế vào năm 2030.
Hồ sơThuận Thiên | 23/08/2024Khi cây bị căng thẳng, chúng tạo ra âm thanh lớn như cuộc trò chuyện bình thường của con người dù tai người không thể nghe thấy. Và theo các nhà khoa học, thực vật có thể phát ra tiếng "kêu cứu".
Hồ sơThuận Thiên | 22/08/2024Gia đình nạn nhân vụ tàu ngầm Titan đòi bồi thường 50 triệu USD với cáo buộc rằng thủy thủ đoàn đã trải qua “nỗi kinh hoàng” ngay trước thảm họa và người điều khiển tàu ngầm đã vô trách nhiệm.
Hồ sơThuận Thiên | 09/08/2024Vụ phản ứng mạnh thứ nhì của vũ trụ được coi là một vụ nổ tia gamma, là vụ nổ sáng nhất mà chúng ta từng chứng kiến với độ sáng gấp 10 lần hoặc hơn một một vụ nổ tia gamma thông thường.
Hồ sơThuận Thiên | 30/07/2024Robot có làn da giống người của Nhật Bản đạt được tiến bộ lớn trong chế tạo robot, có thể khiến robot tương lai giống con người hơn, gây lo ngại về sự thống trị của máy móc đang đến gần.
Hồ sơThuận Thiên | 23/07/2024