Loạt ảnh từ nhiếp ảnh gia động vật sẽ tiết lộ cuộc sống bên dưới lớp băng của loài hải cẩu hồ Baikal, hồ nước ngọt có trữ lượng nước lớn nhất thế giới của Nga.
Baikal là hồ của những điều tuyệt vời nhất bởi nó là hồ sâu nhất thế giới, hồ nước ngọt lớn nhất và là một trong những hồ nước trong nhất hành tinh. Baikal là nơi sinh sống của nhiều loài thực vật và động vật đặc hữu. Mới đây, nhiếp ảnh gia Dmitry Kokh đã chia sẻ hành trình tìm kiếm và chụp ảnh hải cẩu Baikal, loài thú người dân địa phương gọi là nerpa, chuyên sống ở dưới nước.
Lời chào từ Baikal!
"Trước đây chưa có nhiều người làm việc này và tôi thực sự muốn cho người khác thấy vẻ đẹp nguyên sơ của nơi này và cư dân của nó. Tôi đã thử cách đây 3 năm, vào tháng 11, nhưng không thành công. Hồ đóng băng vào khoảng giữa tháng 1 và khá khó tìm thấy nerpa ở vùng nước thoáng. Quá nhút nhát, chúng biến mất ở rìa tầm nhìn.
Nhưng tôi không bao giờ bỏ cuộc. Vì vậy, năm ngoái tôi đã đến hồ Baikal vào tháng 4, khi mùa xuân Siberia đang thức giấc, tuyết tan, nắng chói mắt và điều duy nhất nhắc nhở bạn rằng mùa đông vẫn còn vững chắc ở đây, mặt hồ hoàn toàn bao phủ bởi một lớp băng vô tận.", Dmitry Kokh cho biết.
Lái xe trên băng để tìm hải cẩu.
Tuy hải cẩu Baikal rất nhút nhát, nhưng theo Dmitry Kokh thì những con non không như vậy. Những con cái sinh vào tháng 3, trong những chiếc hang phủ đầy tuyết trên băng và con con mới sinh được bao phủ bởi bộ lông trắng, chưa biết bơi. Trong một vài tuần, bộ lông của con non sẽ chuyển sang màu xám và chúng sẽ sẵn sàng khám phá độ sâu của hồ - thế giới kỳ diệu bên dưới lớp băng.
"Không dễ để tìm thấy một cái hang trong sa mạc băng giá rộng lớn và chúng tôi đã sắp xếp sự trợ giúp chuyên nghiệp - chú chó địa phương Pulka đã được huấn luyện để làm công việc này trong nhiều năm. Hang của hải cẩu có một lối ra hồ từ dưới lớp băng, vì vậy chiến lược của chúng tôi là xác định vị trí của nó, lặn xuống và sau đó tất nhiên là đợi một con!", Dmitry Kokh kể.
Trần và tường băng dưới nước.
Nhưng việc tìm kiếm hải cẩu Baikal dưới lớp băng dày có thể vô cùng khó khăn và phải lặn nhiều lần mới gặp may. "Lần đầu tiên, chúng tôi lặn cạnh một khe nứt khổng lồ giữa hồ. Những vết nứt này được hình thành do thay đổi nhiệt độ và có thể dài vài dặm! Chúng cũng có thể thay đổi hình dạng và kích thước trong đêm, đây là mối lo ngại rõ ràng đối với những người lái xe qua hồ, vì họ cần cảnh giác cao độ và tìm các tuyến đường thay thế. Bề mặt của băng trông thật đáng kinh ngạc nhưng dưới nước, các vết nứt thậm chí còn phi thường hơn. Những khối băng khổng lồ xếp chồng lên nhau, tạo thành những hang động và lối đi. Và khi bạn ở bên trong những lối đi này, bạn không thể ngừng nghĩ về độ sâu bên dưới và trần băng dày vô tận phía trên bạn.", ", Dmitry Kokh chia sẻ.
Đỗ xe trên băng.
Mây hình thành băng.
Một kiểu lặn băng khác ở Hồ Baikal là lặn dưới “đám mây băng” - một khối băng khổng lồ hình thành vào đầu mùa đông khi gió mạnh di chuyển những tảng băng khổng lồ dọc theo mặt nước. Ánh sáng thay đổi nhanh chóng và các màu sắc khác nhau thực sự tạo ảo giác như đang ở dưới bầu trời cổ tích, câu chuyện cổ tích khá lạnh lùng!
Lối vào thế giới khác.
Cận cảnh con hải cẩu Baikal.
Nhiếp ảnh gia kể khoảnh khắn ở gần chú hải cẩu: "Chắc chắn, chú hải cẩu con khá ngạc nhiên khi nhìn thấy một sinh vật vụng về, vô danh chất đầy dụng cụ. Có lẽ điều đó giải thích tại sao nó ở lại với tôi khoảng 15 phút hoặc lâu hơn, giữ khoảng cách nhưng đi vòng quanh để nhìn rõ hơn".
Một khoảnh khắc rất ú òa.
Bong bóng khí trên bề mặt băng là dấu hiệu thở của nerpa, đó rất có thể là từ mẹ của con hải cẩu non. Lần tiếp theo, Dmitry Kokh phát hiện nó chỉ nổi lên 1 - 2 lần một ngày để cho con bú và kiểm tra xem hố băng có bị đóng băng hay không.
Một anh chàng trông rất âu yếm.
Hải cẩu Baikal trôi nổi trong một vết nứt băng.
Loài hải cẩu này biết băng tan rất nhanh vào tháng 4 và chẳng bao lâu nữa chúng sẽ bơi tự do quanh hồ nước khổng lồ, thứ được người dân địa phương đặt tên từ xa xưa là Biển Vinh Quang.
Một chú cún trẻ, tò mò và thân thiện!
Dmitry Kokh là một doanh nhân CNTT kiêm nhiếp ảnh gia động vật hoang dã, chuyên chụp các loài động vật biển lớn. Tất cả bắt đầu với một cảnh quay tình cờ dưới nước vào năm 2017 và kể từ đó, những chuyến du hành của anh đã đưa anh đến Nam Cực, Na Uy, Biển Đỏ, Cu Ba, châu Phi, Nam Á và Đông Nam Á cũng như những vùng xa xôi của Nga như Kamchatka, quần đảo Solovetsky, hồ Baikal, Chukotka...
Theo Bored Panda
>> Nhiếp ảnh gia động vật lột tả đời sống loài sóc và những cảm xúc khác nhau của chúng
Chó kết bạn với một con cá mập liệu có phải là câu chuyện kỳ lạ và có phần nguy hiểm? Riêng với chú chó này thì suốt thời gian qua hầu như ngày nào chú cũng gặp người bạn thân của mình ở dưới nước.
Các nhà khoa học viễn tưởng đã đưa ra những dự đoán về sự kết hợp giữa con người và động vật để xem những khả năng này có ý nghĩa gì đối với tương lai.
Cách đây vài tuần, các nhà khoa học phát hiện hơn 100 loài mới tại New Zealand, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong bức tranh rõ nét hơn về đa dạng sinh học độc đáo của hành tinh xanh.
30 tác phẩm nghệ thuật bằng sỏi trên bờ biển sau đây là một ví dụ hấp dẫn về nghệ thuật biến sự hỗn loạn thành khuôn mẫu của Jon Foreman.
Thế giới của chúng ta rất đẹp, bạn chỉ cần có thể hiểu được vẻ đẹp của nó. 20 bức ảnh cực kỳ đáng kinh ngạc sau đây chứng mình rõ điều đó.
Với những bông tuyết mới rơi xuống thường gọi là "tuyết tươi", bạn có thể muốn cắn một miếng vào lớp tuyết sạch và giòn đó, nhưng các chuyên gia mới đây đã cảnh báo khẩn cấp về việc không được ăn "tuyết tươi".
Chụp ảnh đại dương thường phải lặn xuống dưới đáy biển để quan sát những sinh vật ẩn giấu dưới làn nước sâu, xanh và rộng lớn. 28 bức ảnh ngoạn mục về sinh vật biển từ giải thưởng Nhiếp ảnh Đại dương 2023 đều từ những bậc thầy của công việc này.
Một loài động vật quý hiếm tưởng chừng đã tuyệt chủng lại bất ngờ được một chú chó tìm thấy. Chuột chũi vàng xuất hiện trở lại sau gần 100 năm, cho thấy nhiều tín hiệu tích cực.
Con cá có hình dáng đáng sợ này chỉ tồn tại để phục vụ con cái trước khi chịu số phận đẫm máu và giờ đây một con như vậy đã khiến cư dân mạng khiếp sợ sau khi nó trôi dạt vào một bãi biển ở Mỹ.
Con gấu vào nhà mở tủ lạnh lấy đi một món ăn, như thể tự phục vụ bữa tối không khác gì một người chủ nhà, nhiều người xem trên MXH còn nhận ra nó dường như biết đường đi quanh bếp.
Ngày xưa, việc tìm hiểu xem bạn có thai hay không giống như giải quyết một bí ẩn không có manh mối rõ ràng. Hãy xem 5 cách thử thai kỳ thú vị thời xưa xem người xưa vất vả ra sao trước khi có bộ dụng cụ hiện đại.
Hồ sơThuận Thiên | 21/11/2024Mặt trăng vừa có một người bạn nhỏ mới, một mặt trăng mini! Thật ra "vị khách" vũ trụ này chỉ đang đi ngang qua chúng ta và được gọi là mặt trăng thứ hai của Trái Đất.
Hồ sơThuận Thiên | 14/10/2024Bão Milton đổ bộ vào Florida (Mỹ) với sức gió lên tới 120 dặm/giờ trước khi tấn công các khu vực ven biển và gây ra ít nhất 27 cơn lốc xoáy trên toàn tiểu bang.
Hồ sơThuận Thiên | 10/10/2024Bão Boris ở Trung Âu đã gây nhiều hậu quả nặng nề và tang thương khi số người chết tính đến ngày 17/9 đã tăng lên 22, sau khi có thêm 3 nạn nhân được báo cáo ở Ba Lan và 1 nạn nhân ở Áo.
Hồ sơThuận Thiên | 18/09/2024Người dân nhiều nước Đông Nam Á vật lộn với lũ lụt do bão Yagi suốt cả tuần qua, trong đó có Việt Nam - nơi đã ghi nhận thiệt hại lớn về người và của.
Hồ sơThuận Thiên | 13/09/2024Từ một vận động viên ưu tú trở thành một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình, giờ đây phi hành gia "một chân" này đặt mục tiêu trở thành người khuyết tật đầu tiên lên Trạm vũ trụ quốc tế vào năm 2030.
Hồ sơThuận Thiên | 23/08/2024Khi cây bị căng thẳng, chúng tạo ra âm thanh lớn như cuộc trò chuyện bình thường của con người dù tai người không thể nghe thấy. Và theo các nhà khoa học, thực vật có thể phát ra tiếng "kêu cứu".
Hồ sơThuận Thiên | 22/08/2024Gia đình nạn nhân vụ tàu ngầm Titan đòi bồi thường 50 triệu USD với cáo buộc rằng thủy thủ đoàn đã trải qua “nỗi kinh hoàng” ngay trước thảm họa và người điều khiển tàu ngầm đã vô trách nhiệm.
Hồ sơThuận Thiên | 09/08/2024Vụ phản ứng mạnh thứ nhì của vũ trụ được coi là một vụ nổ tia gamma, là vụ nổ sáng nhất mà chúng ta từng chứng kiến với độ sáng gấp 10 lần hoặc hơn một một vụ nổ tia gamma thông thường.
Hồ sơThuận Thiên | 30/07/2024Robot có làn da giống người của Nhật Bản đạt được tiến bộ lớn trong chế tạo robot, có thể khiến robot tương lai giống con người hơn, gây lo ngại về sự thống trị của máy móc đang đến gần.
Hồ sơThuận Thiên | 23/07/2024