Ít ai ngờ, giữa mênh mông sóng nước lòng hồ thủy điện Sơn La lại có một trại nuôi cá đặc sản lớn đến như vậy. Ở trại này đang nuôi cá lăng, cá chép, đặc biệt, ai ra xem cũng đều bất ngờ, thích thú với đàn cá tầm con nào cũng to vật, bơi lượn như những chiếc tàu ngầm...
Sau khi Nhà máy Thủy điện Sơn La tại xã Ít Ong (huyện Mường La, tỉnh Sơn La) đi vào hoạt động (từ tháng 12.2012), diện tích mặt hồ thủy điện tại tỉnh Sơn La đã tăng lên tới gần 21.000ha (gồm cả diện tích lòng hồ Thủy điện Hòa Bình và Thủy điện Sơn La). Đây là diện tích mặt nước sâu, có nguồn thức ăn tự nhiên phong phú và nhiệt độ khá ổn định, tạo tiềm năng phát triển nguồn thủy sản đa dạng; trong đó có những giống cá có giá trị kinh tế rất cao như cá tầm, cá lăng, cá anh vũ, cá chép…
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá tầm và các loại cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La.
Trăn trở với việc đánh thức nguồn tiềm năng kinh tế - xã hội rất lớn này, tỉnh Sơn La đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích nghề nuôi trồng thủy sản phát triển; đặc biệt quan tâm tới việc nuôi trồng những giống cá quý, hiếm, tạo thị trường xuất khẩu và tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Mở đầu cho bước đi tiên phong ấy là sự ra đời của Hợp tác xã (HTX) Hạnh Lợi (huyện Quỳnh Nhai) và Công ty TNHH một thành viên Cá tầm Việt Nam – Sơn La (huyện Mường La) với sự lựa chọn đầu tư: Phát triển cá tầm thương phẩm và cá tầm giống cùng những sản phẩm từ cá tầm.
Nhiều Công ty và HTX đã đầu tư vốn vào nuôi cá tầm trên lòng hồ thủy điện Sơn La. Trong ảnh là một con cá tầm cỡ lớn với kích thước to gần như cái cột nhà...
Trao đổi với PV Báo điện tử DANVIET.VN, ông Nguyễn Ngọc Lan, Quản đốc Công ty TNHH một thành viên Cá tầm Việt Nam – Sơn La (huyện Mường La) cho biết: "Công ty chúng tôi bắt đầu nuôi thử nghiệm từ 2011, đến năm 2014 mới mở rộng quy mô nuôi cá tầm chính thức. Quy trình nuôi cá tầm theo tiêu chuẩn VietGAP, tất cả công nghệ nuôi đều nhập từ Na Uy và Liêng Bang Nga...".
"Hiện chúng tôi có 153 lồng nuôi cá trên diện tích 3ha mặt nước, trong lồng có hơn 140.000 con cá tầm, trong đó có hàng trăm con đang sinh sản, tốc độ sinh trưởng của cá tầm ở đây rất tốt. Bình quân 1 năm chúng tôi bán cá tầm ra thị trường dao động từ 150 tấn – 200 tấn, giá bán gần 200.000/kg.Thị trường tiêu thị chủ yếu là các tỉnh phía Bắc. Hiện tại cung không đủ cầu, công ty chúng tôi luôn trong tình trạng cháy hàng, không có sản phẩm để bán...", ông Lan tiết lộ với PV Báo điện tử DANVIET.VN.
Mô hình nuôi thủy sản trên lòng hồ thủy điện Sơn La, luôn được huyện Mường La, tỉnh Sơn La quan tâm.
Bên cạnh cá tầm, huyện Mường La, tỉnh Sơn La còn chú trọng phát triển mô hình nuôi cá lồng, với các loại cá như: chép, trắm cỏ, rô phi, trôi, diêu hồng, lăng... Nhờ tìm hướng đi mới trong phát triển kinh tế, nhiều nông hộ và các Hợp tác xã (HTX) hoạt động trên lĩnh vực nuôi thủy sản đã ăn nên làm ra và có thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Theo ông Nguyễn Ngọc Lan, Quản đốc Công ty TNHH một thành viên Cá tầm Việt Nam – Sơn La (huyện Mường La): Hiện cá tầm có giá bán ra thị trường gần 200.000/kg.
Trao đổi với PV Báo điện tử DANVIET.VN, ông Nguyễn Đức Thành, Chủ tịch UBND huyện Mường La, tỉnh Sơn La cho biết: Để tạo phong trào nuôi thủy sản ở huyện phát triển rộng khắp, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch hỗ trợ các hộ dân nuôi cá lồng trên các lòng hồ thủy điện trình HĐND huyện thông qua. Giai đoạn (2011-2015), huyện đã hỗ trợ cho các hộ dân 103 lồng cá, giống cá và thức ăn cho cá ở các xã: Hua Trai, Mường Trai, Nậm Giôn, Pi Toong, Chiềng Lao, Ngọc Chiến, Chiềng Hoa và thị trấn Ít Ong với tổng số tiền hơn 2,5 tỷ đồng.
Hiện, trên địa bàn huyện đã hình thành và phát triển được 50 Hợp tác xã, trong đó có 37 HTX hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nông nghiệp, lĩnh vực thủy sản có 4 HTX và hàng trăm hộ dân sinh sống ở các xã ven lòng hồ sông Đà nuôi cá lồng. Qua đó, nghề nuôi cá lồng góp phần giảm nghèo, nâng cao nguồn thu nhập và tạo công ăn việc làm cho người dân ở địa phương.
Ông Nguyễn Văn Tâm, Trưởng phòng Nông nghiệp Phát triển nông thôn huyện Mường La (đầu tiên từ trái sang) cho biết: Thời gian qua, nhiều hộ đã có của ăn của để và thu nhập hàng trăm triệu nhờ mô hình nuôi cá lồng.
“Huyện cũng tạo điều kiện cho Tập đoàn cá tầm Việt Nam, đầu tư nuôi cá tầm trên lòng hồ thủy điện Sơn La. Công ty TNHH thủy sản Minh Tín nuôi cá hồi vân, cá tầm trên lòng hồ thủy điện Nậm Chiến với số vốn đăng ký trên 100 tỷ đồng, cùng một số HTX, cá nhân đầu tư nuôi các loài cá nước ngọt khác với số vốn đầu tư hàng chục tỷ đồng” – ông Nguyễn Đức Thành, Chủ tịch huyện Mường La, tỉnh Sơn La cho PV Báo điện tử DANVIET.VN biết thêm..
Diện tích mặt hồ thủy điện tại tỉnh Sơn La đã tăng lên tới gần 21.000ha (gồm cả diện tích lòng hồ Thủy điện Hòa Bình và Thủy điện Sơn La). Lòng hồ thủy điện Sơn La rất phù hợp cho phát triển nuôi cá tầm và nhiều loại cá nước ngọt khác. Trong ảnh là cận cảnh một lồng nuôi ngồn ngộn cá tầm, toàn những con cá tầm cỡ lớn bơi qua lại không khác gì những chiếc tàu ngầm.
Để nghề cá phát triển, huyện Mường La đã xây dựng chính sách ưu tiên đầu tư các dự án đến năm 2020, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân được vay vốn đầu tư theo chính sách của tỉnh, kết hợp các chương trình mục tiêu quốc gia để người nghèo được vay vốn nuôi thủy sản. Đồng thời, tiến tới xây dựng cơ sở sản xuất giống thủy sản ở xã Mường Bú, Chiềng Lao và thị trấn Ít Ong; xây dựng các bến cá, chợ cá và một số điểm tập kết truyền thống ở xã Chiềng Lao, Mường Trai, Hua Trai, Tạ Bú và thị trấn Ít Ong.
Mỗi năm ông Lò Văn Chờ, bản Phiêng Se có thu nhập từ nuôi cá lồng đạt gần 100 triệu đồng.
Ông Lò Văn Chờ, bản Phiêng Se (xã Mường Trai, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) cho hay: Trước kia gia đình chủ yếu trồng ngô sắn, nhưng thu nhập thấp lắm. Cuối 2015 tôi mới chuyển sang nuôi cá lồng như chép, trắm cỏ, trôi, lăng, rô phi phát triển kinh tế. Mỗi năm gia đình tôi có lãi gần 100 triệu đồng, nhà cửa đều xây dựng khang trang rồi.
Huyện Mường La cũng chủ trương xây dựng một số cửa hàng giới thiệu sản phẩm thủy sản, từng bước xây dựng thương hiệu “Cá lăng lòng hồ sông Đà”, “Cá hồi Ngọc Chiến”, “Cá tầm sông Đà”, “Cá chiên sông Đà”... kết hợp phục vụ khách tham quan Nhà máy thủy điện Sơn La. Huyện khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh liên kết với các hộ nuôi cá lồng về việc tổ chức thu mua, tiêu thụ, phân phối sản phẩm thủy sản trên thị trường trong và ngoài tỉnh.
danviet
Theo thông tin từ Viện Vật lý địa cầu, 11 trận động đất liên tiếp tại huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) được ghi nhận trong ngày 27 và 28/7 nằm trong đới đứt gãy sông Đà.
Giữa trưa 27/7, nhiều người dân Hà Nội đã đăng tải lên MXH thể hiện sự hoang mang khi chứng kiến các tòa nhà rung lắc, tâm chấn sau đó được xác định tại Sơn La.
HĐXX tuyên bị cáo Hoàng Thị Thành 3 năm tù treo và bị cáo Lò Thị Trường 30 tháng tù treo. Đây là 2 bị cáo nhờ nâng điểm cho con trai đỗ vào trường công an với tổng số tiền 740 triệu đồng.
Tại tòa, bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga (cựu cán bộ Sở GD&ĐT) nói được cấp trên sắp xếp bố trí vào tổ chấm thi dẫn đến hành vi rút sửa bài, nâng điểm cho thí sinh.
Tự bào chữa trước tòa, Lò Thị Trường nói bản thân làm ruộng, nhận thức xã hội kém. Bị cáo đưa hối lộ để nhờ nâng điểm cho con xuất phát từ lòng thương con, mong con học hành đến nơi đến chốn.
Sau 4 ngày xét xử vụ gian lận điểm ở Sơn La, đại diện VKS đề nghị tòa tuyên bị cáo Lò Văn Huynh (Trưởng phòng Khảo thí) và Nguyễn Thị Hồng Nga (cán bộ Sở GD&ĐT) 23 - 25 năm tù.
Tại tòa, Thành (cựu cán bộ huyện Quỳnh Thai) khai đưa 400 triệu đồng nhờ Sọn (cựu cán bộ giáo dục) nâng điểm cho con trai. Sau khi chấm được 2 môn, Sọn gọi điện đề nghị Thành đưa thêm 50 triệu đồng.
Chị Nguyễn Thị Thuỷ khai chỉ nhờ xem điểm nhưng không ngờ con trai được tăng 17,75 điểm, đỗ vào trường công an.
Bị cáo Trần Xuân Yến - cựu PGĐ Sở GD&ĐT khai trước tòa, có đưa danh sách 13 thí sinh cho bị cáo Nga để nhờ xem điểm chứ không phải nhờ nâng điểm.
Pu Nhi Farm – nơi được mệnh danh là “Đà Lạt thu nhỏ” ở Sơn La. Cuối tuần set kèo "đi trốn" ở địa điểm chill phết này thôi nào!
Gluten có vẻ vô hại, nhưng đối với một số cá nhân thì nó có thể âm thầm gây ra các vấn đề sức khỏe đáng kể. Và đây là 12 dấu hiệu nhận biết bạn có nguy cơ nhạy cảm với gluten.
Kiến thứcThuận Thiên | 08/01/2025Chúng ta đang trong cuộc khủng hoảng khí hậu và cần phải thay đổi ngay bây giờ, đây là điều mà Liên hiệp Quốc đang cố gắng nhấn mạnh. Và đây là 11 cách đơn giản để thay đổi lối sống sang thân thiện với môi trường.
Kiến thứcThuận Thiên | 31/12/2024Các chuyên gia làm vườn tiệt lộ 8 mẹo tạo ra một ốc đảo xanh trong không gian nhỏ ở căn hộ để giúp những ai yêu màu xanh có thể dễ dàn cải thiện môi trường sống và làm việc.
Kiến thứcThuận Thiên | 31/12/2024Chuyên môn tốt giúp bạn làm hoàn thành công việc hàng ngày nhưng kỹ năng mềm quyết định sự bền vững. Đó là lý do có 8 kỹ năng nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm ở ứng viên dù những kỹ năng này không liên quan gì đến công nghệ.
Kiến thứcThuận Thiên | 31/12/20247 thay đổi nhỏ hay là 7 mẹo nhỏ sau đây giúp bạn ăn ít hơn mà cảm thấy no. Những bí kíp này được rút ra từ một lý thuyết gọi là ăn uống chánh niệm.
Kiến thứcThuận Thiên | 30/12/20245 lý do vô cùng thuyết phục này sẽ giúp bạn hiểu rõ tại sao chỉ nên rửa mặt một lần mỗi ngày, điều có vẻ trái ngược hoàn toàn với các kiến thức chăm sóc da hiện nay.
Kiến thứcThuận Thiên | 25/12/2024Nói "Anh yêu em" quá thường xuyên liệu có khiến mối quan hệ trở nên nhàm chán? Hãy nghe chuyên gia đưa ra phân tích và lời khuyên cần thiết.
Kiến thứcThuận Thiên | 20/12/2024Lão hóa không giống nhau ở tất cả mọi người, thông thường thói quen của chúng ta dù tốt hay xấu đều đóng vai trò quan trọng. Có 7 thói quen và nghi thức có thể định hình lại sức khỏe hoặc sự trẻ hóa của bạn.
Kiến thứcThuận Thiên | 19/12/2024Bạn đã từng có một ngày mà cơ thể đau nhức và cứng đờ sau giờ làm việc? Đừng lo lắng! 10 bài tập kéo giãn cơ đơn giản giúp bạn thoải mái hơn sau một ngày dài "cày cuốc".
Kiến thứcThuận Thiên | 13/12/202412 mặt hàng hiệu cực hot dễ bị "phake" nhất là những thứ có thương hiệu rất đắt đỏ. Đó là lý do tại sao những dân chơi hàng hiệu luôn phải không ngừng cập nhật thị trường hàng giả, hàng nhái để đề phòng.
Kiến thứcThuận Thiên | 29/11/2024