Nay em sang nhà bạn chơi các mẹ ạ, uống nước thấy nó cứ lợ lợ kiểu gì nên hỏi nó đổi nước ở đâu, nó kêu đổi ngay ở ngoài hàng bách hóa bên kia đường với giá 20.000 đồng/bình. Em giật mình vì sao đến giờ vẫn có nhiều người dùng loại nước này đến vậy. Em về kể với chồng, lão cũng phải thốt lên, không thấy trên báo nói đầy những địa chỉ làm nước đóng bình từ sông ngòi, ao hồ thậm chí là nước của nghĩa địa đấy à, dại gì tham mấy thứ rẻ rồi rước bệnh ra.
Em chả tin đâu, làm gì có ai lấy mấy nước bẩn đó làm rồi đi bán cơ chứ, cùng lắm thì cũng làm từ nước mua thôi chứ. Thế là em lên tìm thử xem sao ai ngờ đúng giật mình hoảng hốt vì có quá nhiều nơi làm nước đóng bình bẩn, nguồn nước từ nghĩa địa, sông ngòi thật. Thiết nghĩ, làm như vậy rồi không biết lời được bao nhiêu mà hại sức khỏe người tiêu dùng quá chừng.
Nước đóng bình được sản xuất từ quy trình siêu bẩn
Từng có thông tin, một cơ sở sản xuất nước đóng bình ở Hà Nội khiến dân tình hoang mang vì đoạn clip ghi lại cảnh sản xuất nước cực bẩn. Tuy nhiên, điều đáng nói là dân tình phát hiện ra, nguồn nước dẫn vào giếng khoan – nơi sản xuất hàng loạt bình nước mỗi ngày lại từ nghĩa địa mà ra. Xung quanh nguồn nước được bao bởi đủ loại rác thải.
Vào vai người mua với số lượng lớn, phóng viên được bà chủ cơ sở sản xuất này cho biết, nước đóng bình nhà mình sản xuất không chỉ đưa tới cho người dân sử dụng mà còn đưa cả cho các bệnh viện, sân bóng…
Cơ sở sản xuất nước siêu bẩn
Đi sâu tìm hiểu mới biết, rất nhiều cơ sở nước đóng bình vô cùng bẩn, nơi thì lấy từ nghĩa địa, nơi thì từ kênh mương gần nhà. Quy trình sản xuất nước đóng bình thì ở nơi tối tăm, chật hẹp đầy những phân chó, mèo cùng rác thải.
Trong khi đó, theo quy định của Bộ Y tế, nước đóng bình cho người dân phải được sản xuất ở nơi sạch sẽ, tránh xa khu vực nghĩa địa, trại chăn nuôi, khu vực xử lý nước thải…. Bởi, những khu vực này có chứ asen, chì, thủy ngân. Vì vậy, nếu uống phải người sử dụng rất dễ bị nhiễm độc kim loại, tạo điều kiện cho mầm bệnh nguy hiểm như ung thư hình thành.
Không riêng gì ở Hà Nội mà còn có rất nhiều cơ sở kinh doanh khác ở Vũng Tàu, Quảng Nam, TP. HCM… đâu đâu cũng có cả. Người tiêu dùng thì ‘khuất mắt trông coi’ nên chẳng hay biết gì, vẫn vô tư uống hàng ngày.
Theo các chuyên gia, sử dụng loại nước đóng bình này rất nguy hiểm, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mọi người.
Nước đóng bình kém chất lượng gây hại thế nào?
+ Chứa nhiều độc tố gây bệnh:
Theo các chuyên gia, nước đóng bình nếu không được trải qua quá trình tinh lọc kĩ càng thì độc tố trong nước rất dễ sót lại. Những kim loại nặng này có khả năng gây nhiễm độc. Hơn nữa, nước đóng bình còn được đựng trong bình nhựa, khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, chúng có khả năng giải phóng độc tố vào nước. Một nhóm nhà nghiên cứu đã tiến hành lấy nước từ 10 nhãn hiệu khác nhau. Kết quả là nước đóng bình có chứa hàng loạt các chất độc hại như: caffeine, Tylenol, kim loại nặng, asen, chất đồng vị phóng xạ, nitrat, ammonia… Những chất này cực độc và có khả năng gây ung thư cao. Đặc biệt, nguồn nước càng ô nhiễm, quy trình sẩn xuất không sạch sẽ, kĩ càng thì khả năng nước chứa chất độc càng cao.
+ Chất lượng bình nhựa thấp:
Những bình nước có chất lượng thấp, giá rẻ bèo đều được làm từ nhựa PET. Đây là một chất gây ung thư đã được khoa học kiểm định.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, bình nhựa để đựng nước có chất lượng thấp. Các chuyên gia sức khỏe cho rằng, bình nhựa nếu không đạt tiêu chuẩn có chứa kim loại nặng và vi khuẩn E.Coli.
Trên thực tế, vi khuẩn E.Coli có mặt ở khắp nơi. Do đó, nếu quy trình sản xuất nước đóng bình không sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh thì chúng hoàn toàn có thể xâm nhập vào trong nước. Khi chúng ta uống vào, chúng gây ngộ độc, tiêu chảy, đau bụng…
Bên cạnh đó, vi khuẩn staphylococcus aureus là một loại vi khuẩn thường xuyên trú ngụ trong nước. Do đó, trước khi đóng bình, nước cần phải qua quy trình lọc kĩ càng. Nếu không, loại vi khuẩn này một khi bị bỏ sót còn lại trong nước thì sẽ sinh sôi và phá hủy hệ miễn dịch của cơ thể.
Gluten có vẻ vô hại, nhưng đối với một số cá nhân thì nó có thể âm thầm gây ra các vấn đề sức khỏe đáng kể. Và đây là 12 dấu hiệu nhận biết bạn có nguy cơ nhạy cảm với gluten.
Kiến thứcThuận Thiên | 08/01/2025Chúng ta đang trong cuộc khủng hoảng khí hậu và cần phải thay đổi ngay bây giờ, đây là điều mà Liên hiệp Quốc đang cố gắng nhấn mạnh. Và đây là 11 cách đơn giản để thay đổi lối sống sang thân thiện với môi trường.
Kiến thứcThuận Thiên | 31/12/2024Các chuyên gia làm vườn tiệt lộ 8 mẹo tạo ra một ốc đảo xanh trong không gian nhỏ ở căn hộ để giúp những ai yêu màu xanh có thể dễ dàn cải thiện môi trường sống và làm việc.
Kiến thứcThuận Thiên | 31/12/2024Chuyên môn tốt giúp bạn làm hoàn thành công việc hàng ngày nhưng kỹ năng mềm quyết định sự bền vững. Đó là lý do có 8 kỹ năng nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm ở ứng viên dù những kỹ năng này không liên quan gì đến công nghệ.
Kiến thứcThuận Thiên | 31/12/20247 thay đổi nhỏ hay là 7 mẹo nhỏ sau đây giúp bạn ăn ít hơn mà cảm thấy no. Những bí kíp này được rút ra từ một lý thuyết gọi là ăn uống chánh niệm.
Kiến thứcThuận Thiên | 30/12/20245 lý do vô cùng thuyết phục này sẽ giúp bạn hiểu rõ tại sao chỉ nên rửa mặt một lần mỗi ngày, điều có vẻ trái ngược hoàn toàn với các kiến thức chăm sóc da hiện nay.
Kiến thứcThuận Thiên | 25/12/2024Nói "Anh yêu em" quá thường xuyên liệu có khiến mối quan hệ trở nên nhàm chán? Hãy nghe chuyên gia đưa ra phân tích và lời khuyên cần thiết.
Kiến thứcThuận Thiên | 20/12/2024Lão hóa không giống nhau ở tất cả mọi người, thông thường thói quen của chúng ta dù tốt hay xấu đều đóng vai trò quan trọng. Có 7 thói quen và nghi thức có thể định hình lại sức khỏe hoặc sự trẻ hóa của bạn.
Kiến thứcThuận Thiên | 19/12/2024Bạn đã từng có một ngày mà cơ thể đau nhức và cứng đờ sau giờ làm việc? Đừng lo lắng! 10 bài tập kéo giãn cơ đơn giản giúp bạn thoải mái hơn sau một ngày dài "cày cuốc".
Kiến thứcThuận Thiên | 13/12/202412 mặt hàng hiệu cực hot dễ bị "phake" nhất là những thứ có thương hiệu rất đắt đỏ. Đó là lý do tại sao những dân chơi hàng hiệu luôn phải không ngừng cập nhật thị trường hàng giả, hàng nhái để đề phòng.
Kiến thứcThuận Thiên | 29/11/2024