Xung đột trong các mối quan hệ là không thể tránh khỏi, nhưng nó không nhất thiết phải là cảm xúc đau khổ hoặc nhẫn tâm. Các cặp đôi có thể cãi nhau trong khi vẫn thể hiện tình thương và tôn trọng lẫn nhau.
Trên thực tế, nhà tâm lý học lâm sàng Deborah Grody nói rằng, các cặp vợ chồng không có mâu thuẫn thường là những người kết thúc bằng việc ly hôn. “Mối quan hệ không thể cứu vãn là mối quan hệ mà ngọn lửa đã tắt hoàn toàn hoặc ngay từ đầu nó đã không tồn tại.”, cô nói. Khi một hoặc cả hai thờ ơ với mối quan hệ của họ thì họ thậm chí không đủ quan tâm để cãi nhau, theo Grody.
Có thể nói, những cuộc xung đột gây tổn thương thường xuyên chắc chắn cũng không lành mạnh hoặc bền vững. Bạn có thể có xung đột với đối phương theo cách xây dựng và nó thực sự có thể mang các bạn lại gần nhau hơn, theo một nghiên cứu năm 2012 được xuất bản bởi Hiệp hội Tâm lý học và Tâm lý Xã hội.
(Ảnh minh họa)
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, việc thể hiện sự tức giận với một đối tác lãng mạn sẽ gây ra sự khó chịu trong thời gian ngắn, nhưng cũng khuyến khích các cuộc trò chuyện trung thực có lợi cho mối quan hệ trong thời gian dài. Nếu bạn muốn điều chỉnh các xung đột với đối phương theo cách lành mạnh và hiệu quả hơn, hãy ghi nhớ những điều này trong suốt cuộc tranh luận tiếp theo của bạn.
Trong các buổi tư vấn, Noam Ostrander - Phó giáo sư công tác xã hội tại Đại học DePaul thường hỏi các cặp đôi: "Cuộc cãi vã 5:30 trông như thế nào vào các ngày trong tuần? Họ cười vì họ biết". Ostrander nói các cặp đôi thường có cuộc cãi nhau lặp đi lặp lại, gần như theo một kịch bản mà không giải quyết được gì.
Một nguyên nhân phổ biến của “cuộc cãi vã 5:30”, theo Ostrander, là một người muốn nói với người kia về ngày của họ, trong khi người còn lại tránh điều đó, họ cần một phút để giải tỏa sau khi đi làm về. Điều này có thể dẫn đến việc một người buộc tội người kia không quan tâm đến họ và người còn lại cảm thấy bị tấn công.
Thay vào đó, Ostrander khuyến khích các cặp đôi xác định chính xác điều gì gây ra cuộc chiến lặp đi lặp lại này và thử các cách để thỏa hiệp thay vì cho phép xung đột xảy ra. Theo cùng một kịch bản cũ, hãy lưu ý rằng, bạn cãi nhau khi một người về nhà và đề xuất một phương cách mới xoay quanh việc đó.
"Bạn có thể nói 'Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta dừng lại?', nói xin chào hoặc trao nhau một nụ hôn thay cho lời chào, dành ra 15 phút và sau đó quay lại với nhau”, Ostrander nói. Bằng cách này, cả hai bên có thể giao tiếp theo cách họ thực sự muốn nghe về một ngày của người kia và cùng nhau tìm ra cách tốt nhất để làm điều đó.
Thậm chí dù có những giao tiếp cởi mở nhất, xung đột vẫn có thể xảy ra. Và khi chúng xảy ra, sẽ hữu ích khi chọn thời gian để nói chuyện về các vấn đề, theo Grody.
“Nếu bạn bắt đầu có một cuộc cãi vã, hãy nói ‘Chiều nay hoặc một thời điểm khác khi có thời gian, để thảo luận về mọi thứ'. Dành thời gian để giải quyết những bất đồng cho phép cả hai đối tác có không gian để chuẩn bị.", Grody giải thích.
Họ có thể nghĩ về cách tốt nhất để truyền đạt cảm xúc của mình một cách bình tĩnh, hợp lý hơn để tránh bản năng phòng thủ hoặc buộc tội. “Hầu hết thời gian, mọi thứ được nói trong sự bốc đồng của cơn giận.”, Grody nói.
(Ảnh minh họa: Vietgiaitri.com)
Một cuộc tranh cãi thường xảy ra việc một hoặc cả hai người ở trong trạng thái “cãi nhau, trốn chạy, đóng băng”, theo Ostrander. Con người bước vào một trong những chế độ này khi họ nghĩ rằng họ có thể gặp nguy hiểm, ông nói.
“Cãi nhau hoặc trốn chạy” đề cập đến việc các hormone căng thẳng được kích hoạt để cung cấp cho mọi người nhiều năng lượng hơn để chống lại tác nhân gây căng thẳng hoặc chạy trốn khỏi tình huống đó. Và chế độ “đóng băng” xảy ra khi một người chỉ đơn giản là không phản ứng gì cả với hy vọng tác nhân gây căng thẳng sẽ biến mất.
Khi một cặp đôi ở trong trạng thái không ổn định này, việc giải quyết vấn đề gần như không thể xảy ra, bởi vì mỗi người chỉ tập trung vào việc phản ứng với mối đe dọa nhận thức mà họ cảm thấy từ đối tác của họ. Và nếu chỉ có một người ở chế độ “cãi vã, trốn chạy, đóng băng”, trong khi người kia cố gắng giải quyết vấn đề, nó có thể khiến cả hai người nản lòng và căng thẳng leo thang, Ostrander nói.
“Nếu bạn thực sự buồn lòng về ai đó và họ đang cố gắng giải quyết vấn đề, nó có thể khiến bạn cảm thấy như họ không lắng nghe. Tôi thường khuyến khích, trong những lúc đó, ai đó cần bắt đầu thời gian chờ. Và bạn có thể định hình thời gian chờ này theo cách mà không làm cho đối tác của bạn cảm thấy như bạn chỉ đơn giản là bỏ đi.
Có thể ai đó nói ‘Được rồi, anh/em muốn có cuộc trò chuyện này. Anh/em cần 10 phút để bình tĩnh lại. Anh/em yêu em/anh, anh/em sẽ không đi đâu cả. Chúng ta sẽ quay trở lại vấn đề này, chúng ta sẽ tìm ra cách giải quyết'. Khi trở lại cuộc thảo luận sau thời gian gián đoạn ngắn, cả hai người sẽ ở trong trạng thái tốt hơn để thực sự đạt được tiến triển.", Ostrander nói.
>> Cãi nhau với bạn gái, thanh niên nằm lăn ra đường giả vờ ngất để người yêu quay lại
>> Khoa học chứng minh: Thường xuyên cãi nhau, 2 vợ chồng sẽ khỏe mạnh và yêu nhau hơn
Các cuộc cãi vã thường bắt đầu bằng các từ giống nhau: "Anh/em luôn thế". Thay vì yêu cầu đối phương làm điều mà họ muốn người kia làm như dọn dẹp xung quanh nhà, mọi người lập tức buộc tội. Ostrander cho rằng: “Bạn không nhận được những gì bạn muốn vì cách mà bạn yêu cầu nó”. Ông nói mọi người dễ dàng hỏi đối phương tại sao họ không bao giờ làm điều gì đó hơn là đơn giản yêu cầu họ làm điều đó.
"Nói rằng 'Anh/em không cảm thấy ổn lắm. Anh/em thấy căng thẳng về diện mạo của ngôi nhà. Anh/em có phiền khi làm một vài việc không?' thì trực tiếp và tôn trọng hơn là chỉ trích người bạn yêu thương vì sự thất bại trong việc đáp ứng nhu cầu của bạn.", Ostrander nói và cho biết điều đó cũng khiến cho đối phương dễ hoàn thành nhiệm vụ hơn.
Lúc ngồi xuống và nói về việc giải quyết xung đột, Grody nói rằng điều quan trọng nhất mà các cặp đôi có thể làm là lắng nghe - không ngắt lời. Điều này có thể khó khăn hơn nó có vẻ bởi nếu người thân yêu của bạn nói anh ấy hoặc cô ấy không cảm thấy được lắng nghe, bạn nên lắng nghe cho đến khi đối tác của bạn nói xong. Sau đó, hãy yêu cầu họ giải thích rõ hơn nếu có điều gì đó bạn không hiểu.
Hỏi "Điều gì khiến anh/em cảm thấy như em/anh không lắng nghe?" là một cách lịch thiệp hơn nhiều để giải quyết phàn nàn của đối phương hơn là đơn giản nói rằng “Anh/em đang nghe đây, vì vậy em/anh nên cảm thấy được lắng nghe”, theo Grody. Hãy đảm bảo bạn đang giữ giao tiếp bằng mắt và hướng cơ thể của bạn về phía đối phương khi người đó đang nói, điều cũng sẽ báo hiệu rằng bạn đang lắng nghe. Những điều chỉnh nhỏ này có thể ngăn chặn vô số cuộc cãi vã.
Và tất nhiên, trong bất kỳ cuộc cãi vã nào, bằng mọi giá nên tránh những lời lăng mạ, theo Grody. Các cặp đôi có thể quay lại cuộc trò chuyện khi cả hai bên đã có thời gian để hạ nhiệt.
Giống như mọi người có ngôn ngữ tình yêu khác nhau, Ostrander nói chúng ta cũng có ngôn ngữ xin lỗi khác nhau. Theo ông, không bao giờ là đủ khi nhận ra rằng bạn đã làm tổn thương người mình yêu và bạn nợ họ một lời xin lỗi. Bạn phải biết đủ để điều chỉnh lời xin lỗi của mình theo nhu cầu của họ.
“Một số người muốn có những cử chỉ to lớn và một số người muốn nói 'Anh/em thực sự xin lỗi vì đã làm tổn thương cảm xúc của em/anh' và 'Anh/em sẽ tìm cách để không lặp lại điều đó'. Đó là quá trình tìm ra điều gì là ý nghĩa với đối tác của bạn.", Ostrander nói.
Theo Time
Trong cuộc sống hối hả thời hiện đại, không ít người quên hoặc không biết cách nói lời yêu thương với những người họ thường xuyên gần gũi. Nếu tìm lại điều đó, nó có thể thay đổi cuộc sống của bạn.
Bị phản bội, bị bỏ rơi hay bị lừa dối là những cảm xúc tồi tệ không ai muốn trải qua. Có những dấu hiệu tinh vi cho thấy bạn có thể đang bị lừa dối trong chuyện tình cảm.
Thế giới đang đối mặt với nhiều khó khăn khiến tỷ lệ lo âu và trầm cảm trong cộng đồng có xu hướng tăng. Thay đổi thói quen sống để giúp cải thiện sức khỏe tâm thần là điều nên làm.
Sức khỏe của mọi người sẽ được cải thiện tích cực khi họ thoát khỏi căng thẳng và cơn đau mà bản thân đang vướng phải một cách nhanh chóng.
Nhiều người mắc chứng rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD) hay nỗi buồn theo mùa mà không biết. Và ai cũng nên biết cách để cổ vũ bản thân vượt qua những ngày ảm đạm ấy.
Nếu cảm thấy bất an hoặc không chắc chắn khi bắt đầu những mối quan hệ mới, tự hỏi liệu người ấy có thực sự thích mình hay không thì có 15 dấu hiệu tâm lý cho thấy người ấy thích bạn nhé!
Ai cũng có trí tuệ cảm xúc và có một số cách để đánh giá độ nhạy của nó bằng các thang điểm. Và trí tuệ cảm xúc tiềm ẩn khả năng giúp chữa lành ở một số người đặc biệt.
Động thái lạ của đại gia Thắng Ngô tiếp tục nhận được loạt "gạch đá" từ phía cộng đồng mạng.
Một người Đà Nẵng, một người Hà Nội nhưng chàng và nàng không lựa chọn dạo quanh thủ đô hay vi vu thành phố biển mà tìm đến Ninh Bình, mảnh đất non nước hữu tình để cùng tận hưởng chuyến du lịch bên nhau trọn vẹn và có những thước hình kỷ niệm ưng ý nhất.
Các cặp đôi ngày nay "thả thính" nhau như để đánh dấu chủ quyền. Không chỉ thế, những màn thể hiện mà hài hước thế này thì ai nấy đều phải trầm trồ.
Nếu bạn có chỉ MỘT trong số những thói quen sau đây thì hãy nhanh chóng sửa đi nhé, vẫn còn kịp đó
Đời sốngMorax | 16/06/2022Lần đầu tiên nghĩ về vấn đề ngoại tình, hầu như chúng ta không bao giờ nghĩ đến viễn cảnh bản thân sẽ có quan hệ tình cảm với người khác ngoài luồng, hay sẽ có người thứ ba xen vào cuộc tình của bạn.
Đời sốngMorax | 17/05/2022Tại sao những người chồng lừa dối vợ không muốn ly hôn, mà vẫn tiếp tục chung sống với vợ và vẫn lừa dối?
Đời sốngMorax | 16/05/2022Những điều dưới đây cực kỳ dại dột, phụ nữ đừng cố thử làm gì để rồi lại khóc hận. Cần phải tránh để duy trì hạnh phúc và cuộc sống được yên ổn
Đời sốngMorax | 13/05/2022Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến cụm từ "lời nguyền 7 năm", cụm từ ám chỉ thời điểm các cặp vợ chồng không còn cảm thấy hạnh phúc trong cuộc sống hôn nhân nữa. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê về ly hôn, “giai đoạn nguy hiểm” thường xảy ra trong khoảng từ 5 đến 8 năm sau khi kết hôn.
Đời sốngMorax | 12/05/2022Những mẫu đàn bà này có một sức hấp dẫn cực khó cưỡng với đàn ông, khiến họ dễ dao động, bồi hồi, day dứt, tiếc nuối…và kết quả là nảy sinh những tình cảm không mong muốn.
Đời sốngMorax | 11/05/2022Hãy hạn chế hết mức có thể những điều dưới đây, bởi đôi khi phụ nữ cũng cần phải xem lại chính bản thân mình. Đàn ông có chán chường thì mới tìm đến “phở” ngoài đường.
Đời sốngMorax | 10/05/2022Con gái trưởng thành sớm hơn con trai về thể chất và tâm lý. Theo lẽ thường, bạn đời là đàn ông lớn tuổi hơn sẽ đáng tin cậy hơn. Nhưng tại sao vẫn có nhiều phụ nữ yêu thích “phi công trẻ”?
Đời sốngMorax | 09/05/2022Hàng ngàn khách hàng đã nhận giải thưởng hiện vật (gaming gear, sản phẩm công nghệ) - voucher và tiền mặt siêu hot từ sự kiện Táo Quân Tranh Tài của Ví VTC Pay. Bạn đã nhận chưa? Truy cập ngay https://vtcpay.vn/taoquantranhtai hoặc app Ví VTC Pay để tham gia vad nhận thưởng nhé!
Đời sốngHAFA | 23/02/2021Được biết đến với ngôi vị "Hoa hậu Doanh nhân Sắc đẹp Việt 2020" nhưng chính chị Lương lại quay ra tố cáo BTC cuộc thi này đã lừa đảo chị và nhiều thí sinh khác khi tổ chức cuộc thi không phép.
Đời sốngHAFA | 29/12/2020