Cứ mỗi kỳ thì đại học - cao đẳng, áp lực từ kì vọng của gia đình lại khiến sĩ tử vô cùng hoang mang, lo lắng. Đã từng có trường hợp các em nghĩ đến chuyện tự tử để lẩn tránh người thân.
Ở Việt Nam, tâm lý chung của các bậc cha mẹ là luôn cố gắng hết mình để lo cho con cái ăn học đến nơi, đến chốn. Kể cả phải thế chấp tài sản, bán lúa, bán thóc... thì phụ huynh cũng sẵn sàng để mong sao con đường học vấn của con mình càng lên cao càng tốt.
Dường như đại học là con đường duy nhất để thành công trong mắt một bộ phận không nhỏ phụ huynh. Cho nên làm gì thì làm, các con cứ phải đậu đại học rồi sau đó ra sao sẽ tính tiếp...
Phụ huynh mệt mỏi đưa đón con học thêm. (Ảnh: Infonet) |
Đôi khi kì vọng quá lại gây ra những áp lực nặng nề cho các em học sinh. Không khó để chứng kiến hình ảnh mỗi chiều tối, sau những giờ tan ca, nhiều cha mẹ ngồi trên xe mệt mỏi, khắc khoải đợi con học thêm tại nhà một thầy cô nào đó.
Trong mắt những người làm cha, làm mẹ, chẳng ai muốn con mình học ngày, học đêm như vậy. Thế nhưng con đường học hành chông gai và cánh cửa đại học như ngọn núi cao đã thúc đẩy tất cả.
Suốt 12 năm đèn sách ngày đêm, nếu thành công trong kì thi đại học thì niềm vui sướng tột độ sẽ dành cho cho sĩ tử và cả gia đình. Nhưng đôi khi, cuộc sống chẳng trải đầy hoa hồng, đã có những em phải dừng bước trong nỗi thất vọng tràn trề.
Trong giây phút đổ gục của cảm xúc, từng có em nghĩ đến ý định tự tử. Các em không dám đối diện với gia đình bởi không hoàn thành được niềm mong mỏi của cha mẹ. Cảm giác đau khổ ấy ai đã từng thi đại học và từng trượt ngã chắc hẳn sẽ thấu hiểu.
Bởi vậy các bậc phụ huynh dù có thất vọng đi chăng nữa, trong những tình huống không vui như thế, cần có những ứng xử hợp lí nhằm giúp các em bình tĩnh lại, giúp các em đứng lên tiếp tục phấn đấu cho tương lai bằng những ngã rẽ khác của cuộc đời.
Chàng thanh niên tên Hà từng là học trò thuộc dạng xuất sắc ở một trường THPT miền núi của tỉnh Nghệ An. Sau kì thi đại học không tốt, Hà bị sốc về tâm lí, đi lang thang khóc cười như một người mất hồn.
Các thầy lang phán rằng Hà bị "ma nhập". Cả gia đình phải chạy vạy mời thầy về cúng tà, trừ ma để giải hạn cho con. Khoảng 10 năm sau, Hà lấy vợ, có con, chàng thanh niên “ma nhập” hồi nào trở lại bình thường về tâm lí. Cậu nhớ hết những kí ức, trong đó có một nỗi thất vọng đến cùng cực khi thi trượt đại học trước sự kì vọng của gia đình.
Quả thật có nhiều phụ huynh tạo ra áp lực rất nặng nề cho con cái trong việc học. Đôi khi có cảm giác nhiều học sinh phải học thật giỏi để cha mẹ được “mở mặt mở mày” với hàng xóm xung quanh.
Có nhiều học trò ngủ gục trong lớp vì không có thời gian nghỉ ngơi. Lại có những em cầm vội ổ bánh mỳ vào nhà cô giáo cho kịp giờ học thêm, luyện thi. Thấy cha mẹ đặt nhiều kì vọng nên các em càng gắng sức lao vào học tập. Ngày thi xong đại học, có trường hợp phải nhập viện vì đuối sức dài ngày.
Rõ ràng, các em cần được vui chơi, giải trí nhiều hơn. Ở lứa tuổi nhỏ, áp lực từ thi cử nên nhẹ nhàng để các em có một tuổi thơ và tuổi mới lớn đúng nghĩa.
Một con đường thường có nhiều ngã rẽ. Cho nên đại học không phải là con đường duy nhất để thành công. Đơn cử như tỷ phú Bill Gates nổi tiếng ở nước Mỹ và trên toàn thế giới, ông chủ của Microsoft giàu nhất thế giới mà không có tấm bằng đại học.
Hay ở Việt Nam, Bầu Đức - Chủ tịch tập đoàn HAGL là một ví dụ điển hình. Ông Đoàn Nguyên Đức trượt 4 lần đại học và lấy đó làm động lực để vươn lên khởi nghiệp.
Đại tỷ phú Bill Gates không cần học đại học. |
Trong số những em trượt đại học, có thể không nhất thiết các em sẽ trở thành tỷ phú, nhưng để có một công việc và thu nhập ổn định thì không thiếu cách. Đã có nhiều trường hợp tấm bằng đại học chỉ giải quyết được "khâu oai" mà không thể sử dụng được vào thực tế.
Các bậc cha mẹ hãy luôn là điểm tựa tinh thần cho các con. Động viên con mình học tập tốt nhưng không tạo ra áp lực, kì vọng quá lớn. Hãy để cho con trẻ phát triển một cách tự nhiên, hài hòa cả về trí tuệ lẫn thể chất. Cánh cửa đại học cũng chỉ là một trong rất nhiều con đường thành công cho tương lai.
Bầu Đức từng có một câu nói rất ý nghĩa về cuộc đời ông: “Đối với tôi, trường đời là trường đại học giá trị nhất để đem lại thành công”.
Nội dung liên quan:
>> Bạn có tin thành công như Bầu Đức mà thi trượt đại học tới 4 lần?
>> 5 tấm gương người trẻ thành đạt không nhờ vào tấm bằng đại học
>> Chàng trai 9x từ "bụng đói" trở thành chuyên viên SEO lương 8 chữ số khi mới 19 tuổi
Một nữ sinh lớp 4 ở Đắk Lắk đã bị 10 bạn cùng lớp đánh hội đồng rất dã man, phải nhập viện điều trị nhiều lần và hiện đang còn hoảng loạn.
Xem đoạn clip ai nấy cũng cảm thấy xót xa và mong rằng người "cha già ấy" sẽ không phải gặp vấn đề lớn về sức khỏe.
Một giấy báo nhập học được cất giữ từ năm 1991 khiến không chỉ thế hệ 7x, 8x mà thế hệ trẻ hiện tại cũng không khỏi xúc động khi xem.
Dù đã đạt trên 9 điểm/môn, nam sinh Nguyễn Linh (SN 2001 Hải Phòng) vẫn thiếu may mắn để bước chân vào giảng đường đại học.
Những ai từng đi qua thời học sinh hẳn còn nhớ quy định cấm đi dép lê đến trường "huyền thoại". Mới đây, một màn "thu mua dép" đầu năm học đưa 2k7 "vào khuôn khổ" tại một ngôi trường khiến không ít người nhớ về kỷ niệm này.
Đúng là không ai yêu thương con cái bằng cha mẹ. Khi con phải sống xa nhà, cha mẹ vẫn lo lắng, gửi lên tất cả mọi thứ để con có cuộc sống no đủ.
Trường Đại học Quy Nhơn lấy mức điểm sàn kỷ lục 28,5 ở sáu ngành sư phạm Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa bằng phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2022.
Bài đăng khoe mớ tài liệu gần 1 tạ của bạn trẻ đã thu hút nhiều học sinh đua nhau khoe ảnh thanh lý tài liệu hậu mùa thi. Mua đắt bán rẻ cũng tiếc những giữ lại lấy nơi nào chứa!
Nữ nhà báo Trần Thu Hà cho rằng, có thi là có luyện. Phụ huynh nghèo đi vì phải chi nhiều tiền cho con luyện thi, từ mẫu giáo đã hết cuộc thi này tới cuộc thi kia.
Việc cộng điểm ưu tiên khu vực cho các thí sinh đang là vấn đề gây tranh cãi. Trong khi các chuyên gia tuyển sinh muốn bỏ thì giáo viên phổ thông lại muốn điều chỉnh.
Ngày xưa, việc tìm hiểu xem bạn có thai hay không giống như giải quyết một bí ẩn không có manh mối rõ ràng. Hãy xem 5 cách thử thai kỳ thú vị thời xưa xem người xưa vất vả ra sao trước khi có bộ dụng cụ hiện đại.
Hồ sơThuận Thiên | 21/11/2024Mặt trăng vừa có một người bạn nhỏ mới, một mặt trăng mini! Thật ra "vị khách" vũ trụ này chỉ đang đi ngang qua chúng ta và được gọi là mặt trăng thứ hai của Trái Đất.
Hồ sơThuận Thiên | 14/10/2024Bão Milton đổ bộ vào Florida (Mỹ) với sức gió lên tới 120 dặm/giờ trước khi tấn công các khu vực ven biển và gây ra ít nhất 27 cơn lốc xoáy trên toàn tiểu bang.
Hồ sơThuận Thiên | 10/10/2024Bão Boris ở Trung Âu đã gây nhiều hậu quả nặng nề và tang thương khi số người chết tính đến ngày 17/9 đã tăng lên 22, sau khi có thêm 3 nạn nhân được báo cáo ở Ba Lan và 1 nạn nhân ở Áo.
Hồ sơThuận Thiên | 18/09/2024Người dân nhiều nước Đông Nam Á vật lộn với lũ lụt do bão Yagi suốt cả tuần qua, trong đó có Việt Nam - nơi đã ghi nhận thiệt hại lớn về người và của.
Hồ sơThuận Thiên | 13/09/2024Từ một vận động viên ưu tú trở thành một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình, giờ đây phi hành gia "một chân" này đặt mục tiêu trở thành người khuyết tật đầu tiên lên Trạm vũ trụ quốc tế vào năm 2030.
Hồ sơThuận Thiên | 23/08/2024Khi cây bị căng thẳng, chúng tạo ra âm thanh lớn như cuộc trò chuyện bình thường của con người dù tai người không thể nghe thấy. Và theo các nhà khoa học, thực vật có thể phát ra tiếng "kêu cứu".
Hồ sơThuận Thiên | 22/08/2024Gia đình nạn nhân vụ tàu ngầm Titan đòi bồi thường 50 triệu USD với cáo buộc rằng thủy thủ đoàn đã trải qua “nỗi kinh hoàng” ngay trước thảm họa và người điều khiển tàu ngầm đã vô trách nhiệm.
Hồ sơThuận Thiên | 09/08/2024Vụ phản ứng mạnh thứ nhì của vũ trụ được coi là một vụ nổ tia gamma, là vụ nổ sáng nhất mà chúng ta từng chứng kiến với độ sáng gấp 10 lần hoặc hơn một một vụ nổ tia gamma thông thường.
Hồ sơThuận Thiên | 30/07/2024Robot có làn da giống người của Nhật Bản đạt được tiến bộ lớn trong chế tạo robot, có thể khiến robot tương lai giống con người hơn, gây lo ngại về sự thống trị của máy móc đang đến gần.
Hồ sơThuận Thiên | 23/07/2024