TIN SỰ KIỆN

Chuyện sinh viên đi thực tập: Vẫn chỉ pha trà, lướt web, không cần đến cơ quan...

Eo Xi

Eo Xi 12/04/2019

Chuyện sinh viên đi thực tập vẫn cứ là câu chuyện muôn thuở với những tình cảnh như không được hướng dẫn, chỉ pha trà, lướt web hoặc được phép... không phải đến cơ quan. 

Được xác nhận thực tập tốt dù không làm gì

Tháng 3 - 4 là thời điểm sinh viên các trường đại học, cao đẳng bước vào giai đoạn đi thực tập sau năm thứ ba hoặc thứ tư, thời gian thực tập thường từ 1 - 3 tháng. Với anh chàng Nguyễn Thái, sinh viên khoa Kinh doanh quốc tế - Đại học Thương mại, một tháng thực tập chẳng đọng lại gì ngoài sự thất vọng và hoang mang không biết viết thu hoạch thế nào.

Thái bắt đầu chuyện thực tập bằng việc nộp đơn xin nhiều công ty nhưng đều bị từ chối. Đến phút chót, cậu bạn được nhận vào phòng kinh doanh của một công ty xăng dầu ở Hà Nội. Ngày đầu tiên, Thái chỉ được sai pha trà, photo một số văn bản cho văn phòng. Thời gian còn lại, cậu ngồi lướt web, xem phim đến hết giờ rồi về. Được vài ngày, sếp cho phép Thái không lên công ty, cuối đợt sẽ được nhận xét đầy đủ.

"Em hiểu là công việc được chuyên môn hóa, chỉ cần sai sót một bước nhỏ cũng để lại hậu quả, nên chẳng có lý do gì công ty phải mạo hiểm để một người ngoài tham gia vào cả.", Thái giải thích.

Không được thực hành đồng nghĩa với việc Thái không có số liệu kinh doanh để làm báo cáo thực tập. Và công ty thậm chí cũng không tiết lộ số liệu kinh doanh vì đó là bí mật. Thái phải dựa vào số liệu trên Internet để làm báo cáo và chỉ có thể hy vọng được giáo viên phụ trách chấp nhận.

Không phải chật vật xin chỗ thực tập như Thái, Lê Thành, sinh viên ngành Công trình - Đại học Công nghệ Giao thông vận tải may mắn hơn khi được bố mẹ giới thiệu đến thực tập tại Phòng Đường thuộc một công ty xây dựng cầu đường bộ. Ban đầu, Thành rất vui vì nghĩ chỗ người quen sẽ được giúp đỡ, chỉ bảo tận tình hơn.

Ngày đầu tiên đến thực tập, người quen bảo không phải đến công ty mà cho mượn một bộ hồ sơ công trình để làm báo cáo và hứa sẽ nhận xét tốt. "Mình hy vọng có cơ hội áp dụng kiến thức được học ở trường vào thực tế, nhưng cuối cùng chỉ ngồi chơi và nhận một phiếu xác nhận thực tập tốt cho những việc mình không làm.", Thành thất vọng kể.

Ảnh 1: Chuyện sinh viên đi thực tập

Nhiều sinh viên đi thực tập chỉ được giao pha trà, photo văn bản. 

Thực tập thành công nhờ mạnh dạn nhận việc

Trong khi nhiều sinh viên kinh tế, kỹ thuật chật vật khi đi thực tập thì Trần Mai, sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học - Đại học Thủ đô) lại có trải nghiệm đáng nhớ khác. Mai thực tập một tháng ở một trường tiểu học công lập ở Hà Nội và được giáo viên tạo điều kiện cho đứng lớp.

Theo yêu cầu của nhà trường, sinh viên phải dạy 2 tiết (một Toán hoặc Văn và một tiết thuộc các môn như Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội). Giáo viên cho phép Mai tự chọn bài dạy và còn giúp cô bạn chuẩn bị bài giảng. 1 tháng thực tập, Mai luôn hỗ trợ giáo viên trông lớp nên hiểu thêm cách quản lý, giao tiếp với học trò.

Còn cô bạn Hồng Nhung, sinh viên ngành Truyền thông và Mạng máy tính - Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) lại có cơ hội thực tập 2 tháng tại bộ phận IT cho một công ty công nghệ thông tin của Nhật Bản. "Mình thấy vô cùng may mắn khi tham gia khóa thực tập này.", Nhung vui vẻ chia sẻ.

Tâm sự về chuyện thực tập của bản thân, Nhung cho biết, thời gian đầu cảm thấy rất nản vì đến công ty chỉ đọc tài liệu, lướt web mà không được tham gia dự án của công ty. Nhận thấy không thể tiếp tục như vậy, Nhung đã mạnh dạn xin phép nhân viên phụ trách cho mình tham gia dự án dù chỉ là chân chạy việc.

"May mắn là các anh chị ở công ty rất nhiệt tình, không những cho mình xem mà còn giao việc cho.", Nhung nói. Khi được nhận việc, Nhung cố gắng làm việc tích cực, tỉ mỉ, tạo dựng lòng tin với mọi người xung quanh. Nhờ đó, Nhung được tham gia sâu hơn vào quá trình xây dựng các dự án web.

Ảnh 2: Chuyện sinh viên đi thực tập

Tính chủ động là thứ nhiều sinh viên còn thiếu khi đi thực tập. (Ảnh minh họa: HUTECH)

Mặc dù làm việc vất vả nhưng Nguyễn Đức, sinh viên khoa Điện tử - Đại học Công nghệ Hà Nội vẫn hào hứng khi nhớ lại quãng thời gian thực tập của mình. Đức đến lắp ráp linh kiện cho một nhà máy sản xuất máy in của Nhật tại Bắc Ninh theo giới thiệu của trường. Trong 2 tháng, Đức làm việc như một công nhân nhà máy.

Công việc của Đức là lắp ráp linh kiện nhỏ, cứ sau 1 tuần làm việc vào ban ngày thì sẽ luân phiên đến một tuần làm việc vào ban đêm. Giờ làm việc như vậy khiến đồng hồ sinh học của Đức bị ảnh hưởng không nhỏ. "Có hôm mình làm ca sáng nhưng đột nhiên 2h tỉnh dậy vì quen với giờ làm ca tối.", Đức kể lại.

Tại nhà máy, Đức gần như phải làm việc luôn tay luôn chân. Đôi khi vào thời gian nghỉ giữa ca làm, Đức và các bạn cũng không được nghỉ vì phải đi lấy linh kiện để chuẩn bị cho giờ làm tiếp theo. "Sau khi ăn, mình và các bạn cũng phải vội vàng quay lại lắp ráp linh kiện vì sản lượng yêu cầu cao và là sinh viên thực tập nên phải cố gắng nhiều hơn công nhân chính thức.", Đức chia sẻ về câu chuyện thực tập của mình.

Bù lại những vất vả ấy, Đức có cơ hội trực tiếp thực hành lắp ráp thiết bị như được giảng dạy tại trường học. Cậu cũng dần hiểu rõ hơn về công việc của mình và có thêm kinh nghiệm làm việc sau khi ra trường.

Tâm lý từ chối sinh viên thực tập

Từ góc độ doanh nghiệp chia sẻ về câu chuyện sinh viên đi thực tập, chị Ngọc Anh, phó phòng hành chính - nhân sự một công ty kinh doanh sản phẩm nông nghiệp tại Hà Nội, cho biết, luôn từ chối các trường hợp như vậy. "Công việc của công ty mang tính bảo mật, tôi không thể yên tâm giao việc cho những người không quen biết, thiếu kinh nghiệm và thời gian làm việc ngắn hạn như sinh viên thực tập.", chị giải thích lý do.

Ảnh 3: Chuyện sinh viên đi thực tập

Nhà trường cần làm việc rõ hơn với doanh nghiệp khi hỗ trợ sinh viên thực tập. (Ảnh minh họa: UEF)

Theo chị Ngọc Anh, chuyện sinh viên đi thực tập ở công ty sẽ khiến doanh nghiệp phải bỏ ra cơ sở vật chất, công sức và thời gian hướng dẫn. Nhưng đổi lại là sự ảnh hưởng đến tiến độ công việc vì sinh viên đôi khi có thể làm sai, người hướng dẫn thì mất thời gian.

Một phó phòng kinh doanh của một công ty sách ở Hà Nội cũng chia sẻ việc thường phải cố gắng từ chối những lời nhờ vả thực tập. "Mỗi kỳ thực tập chỉ 1-3 tháng, sinh viên thường mang tâm lý đi cho biết nên chưa thực sự tích cực và có trách nhiệm trong công việc được giao.", chị nói.

Chị Ngọc Anh cho biết thêm, chị đã từng hướng dẫn nhiều sinh viên, gặp nhiều bạn thông minh, chăm chỉ, nhưng cũng có bạn lười biếng, làm việc thiếu trách nhiệm gây ảnh hưởng đến công việc của công ty. Nhiều bạn sinh viên năm cuối hiện tại vẫn còn nhút nhát, ngại hỏi nên khi được giao việc thường mày mò tự làm, dẫn đến làm sai hoặc làm mất rất nhiều thời gian.

Theo VnExpress.net

>> Đọc thêm: Cô giáo thực tập "trường người ta" xinh xắn, nhỏ nhắn như bạn học cùng trường dễ thương "hết nấc"


TIN LIÊN QUAN

14 yếu tố giúp bạn biết rõ về một thợ làm tóc hơn bất kỳ lời quảng cáo nào

Sau đây là những yếu tố giúp bạn biết rõ về một thợ làm tóc, kỹ năng và kinh nghiệm cũng như chất lượng phục vụ của họ, hơn bất kỳ lời quảng cáo nào.

Trường đại học Nhật Bản cho phép sinh viên mặc tự do trong lễ tốt nghiệp và cái kết "hết đỡ"!

Trường đại học Nhật Bản cho phép sinh viên mặc tự do trong lễ tốt nghiệp và cái kết "hết đỡ"!

Không hẳn là trường Đại học Kyoto cho phép sinh viên mặc tự do trong lễ tốt nghiệp, họ đã từng cố gắng loại bỏ văn hóa này nhưng bị sinh viên phản đối.

Dàn hot girl "Nóng cùng World Cup 2022" hầu hết đều xuất thân từ các trường đại học danh giá

Dàn hot girl "Nóng cùng World Cup 2022" hầu hết đều xuất thân từ các trường đại học danh giá

Dàn hot girl "Nóng cùng World Cup 2022" có tổng cộng 32 cô gái trẻ đẹp, hầu hết là sinh viên hoặc đã tốt nghiệp các trường đại học danh giá như ĐH Ngoại thương, Học viện Ngân hàng...

Tờ giấy báo nhập học 30 năm trước bỗng được "đào mộ" khiến thế hệ 7X, 8X xúc động: Đơn giản nhưng trân quý!

Tờ giấy báo nhập học 30 năm trước bỗng được "đào mộ" khiến thế hệ 7X, 8X xúc động: Đơn giản nhưng trân quý!

Một giấy báo nhập học được cất giữ từ năm 1991 khiến không chỉ thế hệ 7x, 8x mà thế hệ trẻ hiện tại cũng không khỏi xúc động khi xem.

Choáng với đồ quê cha mẹ gửi lên cho tân sinh viên: Chật tủ lạnh không có chỗ chứa!

Choáng với đồ quê cha mẹ gửi lên cho tân sinh viên: Chật tủ lạnh không có chỗ chứa!

Đúng là không ai yêu thương con cái bằng cha mẹ. Khi con phải sống xa nhà, cha mẹ vẫn lo lắng, gửi lên tất cả mọi thứ để con có cuộc sống no đủ.

Lại một mùa tân sinh viên bắt đầu "di cư" từ nhà ra phố: Lỉnh kỉnh đầy đồ mà vẫn thiếu, cơm ngon ăn hoài chẳng thấy no

Lại một mùa tân sinh viên bắt đầu "di cư" từ nhà ra phố: Lỉnh kỉnh đầy đồ mà vẫn thiếu, cơm ngon ăn hoài chẳng thấy no

Thu đến, năm học mới đã cận kề là lúc khắp nơi tân sinh viên bắt đầu "di cư" từ nhà ra phố với lỉnh kỉnh đầy đồ đạc bố mẹ chuẩn bị cho. Và hãy xem tân sinh viên năm nay thế nào nhé!

Việc nhẹ lương cao: Thuê người gấp quần áo với mức lương 400 nghìn/giờ tùy vào mức độ "bừa bộn" của gia chủ

Việc nhẹ lương cao: Thuê người gấp quần áo với mức lương 400 nghìn/giờ tùy vào mức độ "bừa bộn" của gia chủ

Đây là một loại hình dịch vụ mới nhưng khá "đắt hàng", phù hợp với những người có thu nhập cao, bận rộn.

Sinh viên học lực trung bình "bi quan" khi lương khởi điểm khi ra trường là 8 triệu: Không xứng với 4,5 năm học đại học!

Sinh viên học lực trung bình "bi quan" khi lương khởi điểm khi ra trường là 8 triệu: Không xứng với 4,5 năm học đại học!

Bạn trẻ này cho rằng mức lương như vậy là quá thấp, không xứng với 4,5 năm học đại học ngốn cả trăm triệu của bố mẹ.

Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020: Hành trang thực tập cho sinh viên thời kỳ hậu Covid-19

Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020: Hành trang thực tập cho sinh viên thời kỳ hậu Covid-19

Tiếp nối thành công từ chương trình NEU Internship Day 2019, ngày 3/10 vừa qua, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã long trọng tổ chức chương trình “Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020”.

Dân tình đua nhau chia sẻ điệp khúc "Con mệt lắm, con hoang mang lắm mẹ à!": Tâm trạng tân sinh viên 2k2?

Dân tình đua nhau chia sẻ điệp khúc "Con mệt lắm, con hoang mang lắm mẹ à!": Tâm trạng tân sinh viên 2k2?

Suốt tuần qua, điệp khúc "Con mệt lắm! Con hoang mang lắm mẹ à" được nhiều bạn trẻ nhắc đến và trở thành hot trend. Và nó được ví như tâm trạng sinh viên năm nhất.

SỰ KIỆN NỔI BẬT

5 cách thử thai kỳ thú vị thời xưa trước khi có bộ dụng cụ hiện đại

5 cách thử thai kỳ thú vị thời xưa trước khi có bộ dụng cụ hiện đại

Ngày xưa, việc tìm hiểu xem bạn có thai hay không giống như giải quyết một bí ẩn không có manh mối rõ ràng. Hãy xem 5 cách thử thai kỳ thú vị thời xưa xem người xưa vất vả ra sao trước khi có bộ dụng cụ hiện đại.

Hồ sơThuận Thiên | 21/11/2024
"Vị khách lạ" được mệnh danh mặt trăng thứ hai của Trái Đất thực sự là gì?

"Vị khách lạ" được mệnh danh mặt trăng thứ hai của Trái Đất thực sự là gì?

Mặt trăng vừa có một người bạn nhỏ mới, một mặt trăng mini! Thật ra "vị khách" vũ trụ này chỉ đang đi ngang qua chúng ta và được gọi là mặt trăng thứ hai của Trái Đất.

Hồ sơThuận Thiên | 14/10/2024
Bão Milton đã gây ra ít nhất 27 cơn lốc xoáy quét qua Florida

Bão Milton đã gây ra ít nhất 27 cơn lốc xoáy quét qua Florida

Bão Milton đổ bộ vào Florida (Mỹ) với sức gió lên tới 120 dặm/giờ trước khi tấn công các khu vực ven biển và gây ra ít nhất 27 cơn lốc xoáy trên toàn tiểu bang.

Hồ sơThuận Thiên | 10/10/2024
Bão Boris ở Trung Âu gây nhiều hậu quả nặng nề và tang thương

Bão Boris ở Trung Âu gây nhiều hậu quả nặng nề và tang thương

Bão Boris ở Trung Âu đã gây nhiều hậu quả nặng nề và tang thương khi số người chết tính đến ngày 17/9 đã tăng lên 22, sau khi có thêm 3 nạn nhân được báo cáo ở Ba Lan và 1 nạn nhân ở Áo.

Hồ sơThuận Thiên | 18/09/2024
Hàng triệu người ở Đông Nam Á vật lộn với lũ lụt do bão Yagi, thiệt hại quá lớn về người và của

Hàng triệu người ở Đông Nam Á vật lộn với lũ lụt do bão Yagi, thiệt hại quá lớn về người và của

Người dân nhiều nước Đông Nam Á vật lộn với lũ lụt do bão Yagi suốt cả tuần qua, trong đó có Việt Nam - nơi đã ghi nhận thiệt hại lớn về người và của.

Hồ sơThuận Thiên | 13/09/2024
Phi hành gia "một chân" chuẩn bị nhiệm vụ đầy thử thách trên Trạm vũ trụ quốc tế

Phi hành gia "một chân" chuẩn bị nhiệm vụ đầy thử thách trên Trạm vũ trụ quốc tế

Từ một vận động viên ưu tú trở thành một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình, giờ đây phi hành gia "một chân" này đặt mục tiêu trở thành người khuyết tật đầu tiên lên Trạm vũ trụ quốc tế vào năm 2030.

Hồ sơThuận Thiên | 23/08/2024
Các nhà khoa học bất ngờ tiết lộ thực vật có thể phát ra tiếng "kêu cứu"

Các nhà khoa học bất ngờ tiết lộ thực vật có thể phát ra tiếng "kêu cứu"

Khi cây bị căng thẳng, chúng tạo ra âm thanh lớn như cuộc trò chuyện bình thường của con người dù tai người không thể nghe thấy. Và theo các nhà khoa học, thực vật có thể phát ra tiếng "kêu cứu".

Hồ sơThuận Thiên | 22/08/2024
Gia đình nạn nhân vụ tàu ngầm Titan đòi bồi thường 50 triệu USD vì lý do đặc biệt

Gia đình nạn nhân vụ tàu ngầm Titan đòi bồi thường 50 triệu USD vì lý do đặc biệt

Gia đình nạn nhân vụ tàu ngầm Titan đòi bồi thường 50 triệu USD với cáo buộc rằng thủy thủ đoàn đã trải qua “nỗi kinh hoàng” ngay trước thảm họa và người điều khiển tàu ngầm đã vô trách nhiệm.

Hồ sơThuận Thiên | 09/08/2024
Vụ phản ứng mạnh thứ nhì của vũ trụ sau Big Bang được các nhà khoa học NASA phát hiện

Vụ phản ứng mạnh thứ nhì của vũ trụ sau Big Bang được các nhà khoa học NASA phát hiện

Vụ phản ứng mạnh thứ nhì của vũ trụ được coi là một vụ nổ tia gamma, là vụ nổ sáng nhất mà chúng ta từng chứng kiến ​​với độ sáng gấp 10 lần hoặc hơn một một vụ nổ tia gamma thông thường.

Hồ sơThuận Thiên | 30/07/2024
Robot có làn da giống người của Nhật Bản gây lo ngại về tương lai máy móc thống trị cận kề

Robot có làn da giống người của Nhật Bản gây lo ngại về tương lai máy móc thống trị cận kề

Robot có làn da giống người của Nhật Bản đạt được tiến bộ lớn trong chế tạo robot, có thể khiến robot tương lai giống con người hơn, gây lo ngại về sự thống trị của máy móc đang đến gần.

Hồ sơThuận Thiên | 23/07/2024