"Trước tiên, hãy hiểu giúp tôi rằng làm sếp là một công việc toàn thời gian. Khó mà cân bằng được khi nào làm sếp, khi nào làm bạn, cho dù sách hướng dẫn có đầy. Tôi tin là một người sếp tốt thì phải là một người tốt trước cái đã."
Nếu không tính 3 tháng làm nũng nghỉ việc văn phòng, quay lại sản xuất phim thì tôi đã gắn bó với nơi làm việc của mình khá lâu, gần 6 năm. Quả là một lựa chọn thật đáng! Trong từng đó thời gian, biến động nhiều hơn êm đềm mà chẳng lần nào như lần nào. Cũng vì trải qua nhiều biến động như vậy, tôi tìm thấy những người anh em và những người bạn mà có lẽ trong tình huống bình thường khó mà thân.
Rồi nghề nghiệp đưa đẩy để bây giờ tôi ngồi đây, ở vai trò là cấp trên của một vài trong số đó. Trách nhiệm của một người cấp trên thì rõ ràng rồi, nhưng đã có lúc tôi chưa thật thấu đáo về tính chất của việc làm sếp. Bởi vậy, trong mấy năm vừa rồi, những người đồng nghiệp ấy cũng phải chịu đựng kha khá khi phải kiên nhẫn cùng tôi trên con đường mày mò thành sếp.
Bây giờ, tôi mới nghiệm ra một vài điều rất cá nhân, mỗi ngày dần trở thành kim chỉ nam cho cái tôi trong công việc. Tại sao lại bây giờ mà không phải trước đây hoặc không bao giờ? Vì khi trải qua biến động thì lòng không yên. Trong tình cảnh không thể làm gì hơn, tôi mong là sẽ gửi gắm cho những bạn xung quanh mình về tính chất của việc làm sếp.
Trước tiên, hãy hiểu giúp tôi rằng làm sếp là một công việc toàn thời gian. Khó mà cân bằng được khi nào làm sếp, khi nào làm bạn, cho dù sách hướng dẫn có đầy. Tôi tin là một người sếp tốt thì phải là một người tốt trước cái đã. Kỹ năng quản trị thì học ở đâu cũng được, nhưng tấm lòng luôn nghĩ về những đồng nghiệp xung quanh thì chỉ có tại tâm, chứ không thể thay thế. Cho nên, từ tâm, tôi nghĩ làm sếp thì phải thế này:
Trong bất cứ tình huống nào, bản thân người làm sếp phải vững tâm, cho dù trong lòng đang đánh trống trận hoặc chẳng nhấc nổi dùi. Theo tôi, kiểm soát cảm xúc là một kỹ năng cực kỳ quan trọng và tôi đã không có nó trong suốt thời gian trước đây. Cho nên, ngay từ điều 1 này, tôi xin thừa nhận là tới giờ mình vẫn cần phải học.
Làm sếp cũng phải học: Làm sếp không phải để la mắng hay bắt lỗi nhân viên, làm sếp là làm việc toàn thời gian - Ảnh 1.2. Phải chân thành
Cho dù có điều 1 hay không, khi có dịp bày tỏ cảm xúc, nên chân thành. Vui cũng chân thành, giận cũng chân thành. Khen cũng chân thành, chê thì càng nên chân thành gấp bội. Một điểm tích cực của khả năng bày tỏ cảm xúc chân thành là mình sẽ trở nên một ngươi đáng tin cậy và người đối diện không phải dò xét hay đề phòng. Việc này cũng quan trọng vì làm với nhau thì phải tin nhau mới làm được.
Đây là một điều cực khó vì cho dù trong tình huống thực tế, hoàn toàn công bằng không hề dễ, xung quanh luôn có những cơ chế tự nhiên hoặc nhân tạo để kiểm soát sự thiên vị. Những lời đồn đại loại như "Sao nhân viên này ít bị sếp mắng, chắc được sếp thích" hay gửi thư thẳng cho nhân sự với nội dung là "Vị này ghét tôi nên toàn giao việc xương không!" cũng có lúc phát huy tác dụng. Bởi vậy, tuy có muốn o bế riêng cho ai đó cũng khó, sự công bằng được xuất phát và duy trì bằng ý thức vẫn hơn.
Tin vào bản thân, tin vào đồng sự, tin vào mục tiêu chung, cho dù đó là mang lại doanh thu, phục vụ khách hàng hay cùng nhau phát triển trong nghề nghiệp. Có hai lựa chọn, làm rồi mới tin hay tin rồi cho làm. Tôi nghĩ niềm tin đặt vào ai đó không hề là một quyết định một chiều. Nhiều khi mình phải có điểm 1-2-3 như ở trên rồi thì người ta mới tin mình và làm cho mình tin. Tuy vậy, mình sẽ không chọn cách coi niềm tin là xa xỉ, vì sống nghi ngại quá thì cũng mệt. Nhưng...
Tôi đi làm hồi đầu hay đánh đồng "kiểm tra" để "bắt lỗi". Giờ nghĩ lại, thật sự chắc ít có người sếp nào thích bắt lỗi nhân viên, thà đuổi cho rồi. Sau này, tôi nghiệm ra mỗi lần kiểm tra hay bị kiểm tra thì đều là một "teaching moment" hoặc "learning moment" cho mình hay đồng nghiệp. Mình bị sếp nhắc thì học thêm một điều. Mình nhắc bạn mình thì đang hoàn thiện cho sếp bạn hưởng được thành quả tốt hơn. Việc kiểm tra này đi đôi với niềm tin. Kiểm tra không có nghĩa là không tin. Nhưng không kiểm tra thì dễ mất niềm tin lắm! Cho nên, mất lòng trước được lòng sau các bạn ạ!
Làm sếp cũng phải học: Làm sếp không phải để la mắng hay bắt lỗi nhân viên, làm sếp là làm việc toàn thời gian - Ảnh 2.6. Phải bao quát
Tất nhiên, thuyền to thì sóng lớn. Đã dám quản trị một vài người, quản lý nhiều đầu việc thì phải tập cách bao quát nhiều vấn đề và sẵn sàng bắt tay giúp khi cần thiết. Chuyện này chắc ai cũng hiểu, không phải nói nhiều.
Lạ, làm sếp thì cần bao quát, chi tiết làm gì cho nhân viên ghét? Nhưng thật sự mà nói, tôi nghĩ là hiểu chi tiết cốt lõi là để giúp bạn khi cần. Điều này thật sự phù hợp cho người làm chuyên môn như bản thân tôi, cần hiểu mục tiêu chung, nắm kỹ chi tiết cốt lõi, còn ngoài ra thì tôi tin các bạn đủ kỹ năng, kỹ thuật để làm.
Chi tiết cốt lõi là gì? Là những khía cạnh chính yếu của vấn đề và của giải pháp. Các bạn hãy ghi nhớ rằng thứ chính yếu cũng là chi tiết, chứ không phải thứ yếu thì mới làm chi tiết. Cho nên, nếu lỡ có gặp sếp quan tâm chi tiết thì nên biết cách trao đổi với sếp về cái chính yếu để sếp yên tâm, lúc đó thì cái thứ yếu của mình sẽ không ai đụng tới.
Bản năng tự nhiên là người ta không hiểu bề mặt thì sẽ phải đào sâu. Nếu để sếp phải đào sâu, mổ xẻ việc mình làm thì có lẽ chính bạn cần phải cảm ơn người sếp đó đã dành thời gian cho mình hơn là ghét người ta.
Ở đây, không nói về khía cạnh dối trá hay lừa lọc. Ý trung thực ở đây, trong vai trò của sếp là minh bạch với đồng sự về thực tế, cho dù nó có hoành tráng hay đang ẩm ương. Tôi giữ quan điểm là một khi sếp đã đề nghị mọi người đồng lòng, chung tay giúp đỡ thì có lẽ đừng nên đặt câu hỏi mà nên lao vào ngay.
Bởi vì, ở vai trò đứng đầu, nếu họ không giải quyết được ngay thì có nghĩa là đang nguy cấp. Lúc đó, bạn nào còn hỏi "Tôi làm việc này, tôi được gì?" thì câu trả lời của mình sẽ làm "Bạn được tự do, không cần làm." Như vậy, dễ thở hơn cho cả hai. Nhưng, để có được sự tận tâm của nhân viên, chắc 7 điều trên cần phải được thể hiện đã, trong lúc này hay lúc trước. Không ai khi không bán thân bán mạng cho một người sếp không ra gì ngay từ đầu.
Làm sếp cũng phải học: Làm sếp không phải để la mắng hay bắt lỗi nhân viên, làm sếp là làm việc toàn thời gian - Ảnh 3.9. Phải rộng rãi
Có nhiều chơi nhiều, có ít chơi ít! Lâu lâu bao trà sữa hay gà rán thì đừng nên đặt lên bàn cân. Tuy nhiên, cũng mong là những bạn được bao đừng có bào, vì để tới điểm số 9 này, có lẽ tôi đã trải qua chông gai với nhau nhiều rồi nên ai cũng có góp công góp sức, nên đôi lúc cũng nên góp vốn.
Cho dù có ai đó chọn con đường khác, vì không có cái gì hữu hình mà mãi mãi, thì nên giữ những điều tích cực dành cho nhau. Chỉ mong là ở con đường mới đó, các bạn sẽ tìm được hoặc trở thành một người sếp có những điểm trên, bởi vì sự hứng thú với công việc của các bạn là điều quan trọng nhất.
Đó chính là trách nhiệm của người làm sếp.
* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.
Có những điều nếu áp dụng ngay từ khi còn đôi mươi, tôi đã không phải hối tiếc như bây giờ.
Đến tận ngày hôm nay, khi đã bước qua tuổi tứ tuần, tôi mới rút ra được những bài học mà những người đang ở tuổi 20-29 nhất định phải cố gắng thực hiện.
Nhắc tới Tào Tháo và Lưu Bị thời Tam Quốc, hậu thế ngàn năm qua vẫn thường đặt hai nhân vật không cùng chiến tuyến này lên bàn cân để phân cao thấp.
Nhiều lúc chán việc, bạn tự hỏi do mình chưa đủ tốt hay là môi trường không tốt? Bản thân đã thực sự nỗ lực hay chưa, hay đang buông thả tiền đồ của mình đi làm những việc ngốc nghếch?
Bạn có thể tỉnh dậy vào buổi sáng 25 tuổi trong tình trạng hết sức não nề: Việc làm lương thấp, chia tay với người yêu, ví rỗng và mất phương hướng. Nếu như vậy, chắc chắn rằng bạn không phải là người duy nhất.
"Ngoài kia nếu có khó khăn quá, về nhà anh nhé, có em chờ...", lời bài hát khiến tôi trong những lúc khó khăn nhất của công việc luôn nghĩ về hậu phương của mình.
Khi khởi nghiệp ai cũng sẽ nghĩ đến một chặng đường dài với thành quả lớn lao. Vậy thì đừng khởi nghiệp vì chán đi làm thuê, hãy vì một động lực lớn hơn.
Sau khi cưới, nghĩ rằng sẽ yên vị hài lòng với việc đi làm công để kệ chồng tung hoành ngang dọc kinh doanh bên ngoài. Tuy nhiên sau hai năm như vậy, cả hai vợ chồng đều không có nhiều điều để chia sẻ cùng nhau.
Gặp nhiều cơ hội việc làm lớn khi du học Mỹ nhưng Quang Thái đã chọn quay về quê hương để khởi nghiệp tuổi 25 với một thương hiệu đồng hồ.
Jasmine Tookes và Josephine Skriver là 2 cựu thiên thần Victoria's Secret tiết lộ sự thật về cuộc đời catwalk của họ trong một cuộc phỏng vấn mới đây.
Hồ sơThuận Thiên | 31/08/2023Tiến sĩ Julian De Silva là người đưa ra danh sách Top 10 phụ nữ đẹp nhất thế giới dựa trên tính toán mức độ hấp dẫn của khuôn mặt có từ thời Hy Lạp cổ đại, được cho là có căn cứ khoa học.
Hồ sơThuận Thiên | 31/08/2023Nghệ sĩ Thái Lan Tavepong Pratoomwong đã khẳng định tên tuổi của mình tại khu vực châu Á. Hãy cùng chiêm ngưỡng 30 bức ảnh lột tả sự trùng hợp hấp dẫn và đôi khi dí dỏm trên đường phố trong tác phẩm của ông.
Hồ sơThuận Thiên | 28/08/2023Những tác phẩm chiến thắng cuộc thi Nhiếp ảnh Đường phố 2022 là những bức ảnh đã lọt vào chung kết sau khi lọt qua vòng tuyển chọn do nhiếp ảnh gia Jamel Shabazz phụ trách.
Hồ sơThuận Thiên | 22/08/2023Những chú chó trung thành có thể bảo vệ gia đình của chúng khỏi mọi nguy hiểm. Câu chuyện xúc động về chú chó cứu cả gia đình khỏi đám cháy sau đây minh chứng điều này.
Hồ sơThuận Thiên | 31/07/2023“Cậu bé chưa bao giờ chạm vào thế giới, nhưng thế giới đã được cậu lay chuyển”, một thông điệp về câu chuyện buồn về cậu bé sống trong bong bóng nhựa đến năm 1983.
Hồ sơThuận Thiên | 26/07/2023Nếu xem lại ảnh những nam nhân mỹ nữ ngày xưa, bạn không thể bỏ qua vẻ ngoài rạng rỡ của họ. Điều đó chứng minh nhan sắc mang giá trị xuyên thời gian.
Hồ sơThuận Thiên | 25/07/2023Không chỉ Ấn Độ giữ cho các thành phố của họ thật thấp tầng. Một nơi phát triển cao trên thế giới cũng làm điều này, đó là chính là các nước châu Âu.
Hồ sơThuận Thiên | 14/07/2023Đâu là chiếc xe nhanh nhất thế giới? Đó là chiếc xe sử dụng động cơ phản lực nhưng không thể ứng dụng vào thực tế đời sống. Thị trường xe hơi thực tế có một chiếc khác với mức giá siêu đắt đỏ.
Hồ sơThuận Thiên | 14/07/2023Đấu trường La Mã từng lớn gần gấp đôi so với ngày nay! Vậy tại sao một nửa Đấu trường La Mã lại biến mất.
Hồ sơThuận Thiên | 28/06/2023