Vụ việc nữ sinh ở Nghệ An tự tử vì bị tung clip hôn nhau lên Facebook đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh về cách sử dụng mạng xã hội của giới trẻ hiện nay.
Nguyên nhân nữ sinh H.T.L., học sinh lớp 11C12, trường THPT Nguyễn Đức Mậu, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) tự tử tại ao nước trước nhà được cho là xuất phát từ việc clip L. và bạn trai hôn nhau trong lớp học bị phát tán lên mạng.
Đây không phải là vụ việc đau lòng đầu tiên xảy ra khi người trẻ bị phát tán các hình ảnh cá nhân nhạy cảm lên mạng xã hội. Tất cả những lời bình luận ác ý đều có thể dẫn đến hậu quả khôn lường. Chỉ có những người thân, người dứt ruột sinh ra các em sẽ đau lòng, ám ảnh về cái chết của con em mình đến suốt cuộc đời.
Chắn chắn sau vụ việc này, rất nhiều người, đặc biệt là các phụ huynh sẽ lên án mạng xã hội và ngăn cấm con em mình sử dụng để tránh những hậu quả đáng tiếc. Nhưng lợi hại của mạng xã hội thế nào thì ai cũng đã hiểu. Vấn đề chính vẫn nằm ở cách sử dụng của mỗi người.
Nếu từng dùng mạng xã hội, chắc chắn bạn đã ít nhất một lần thích thú vì một trạng thái chia sẻ cách ứng xử trong cuộc sống, một vài kinh nghiệm trong thi cử, tìm kiếm việc làm mà bạn vô tình đọc qua bất chợt giúp bạn trong trường học và trường đời.
Bạn cũng có thể dễ dàng nói chuyện với bạn bè, bàn bạc công việc với đồng nghiệp qua mạng xã hội. Hơn thế nữa, tính năng mà mọi ứng dụng xã hội đều có là giao lưu, kết bạn, mở rộng quan hệ với bạn bè, đối tác mà khoảng cách địa lý không còn là trở ngại.
Ngoài ra, mạng xã hội cũng giúp chúng ta truyền tải đi các thông tin, thông điệp cần thiết đến với nhiều người một cách trực tiếp. Rất nhiều những hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ sau khi chia sẻ trên mạng xã hội đã được các mạnh thường quân giúp đỡ, đổi đời. Hay chỉ đơn giản khi mất một chiếc ví, bạn cũng hoàn toàn tin tưởng vào khả năng có thể tìm lại nó trên mạng xã hội.
Tất nhiên, cũng chính bởi “tính năng tự do” của mạng xã hội mà người ta có thể đọc thông tin ở đó mà không biết đó là thực hay hư, là sai hay đúng, đôi khi sẽ vô thức hùa theo đám đông để bình luận, "ném đá", thậm chí là chửi bới, lăng mạ người khác, để rồi sau đó là hậu quả ngoài đời thực không thể lường hết được.
Cũng bởi lý do trên mà nhiều người đã vô tình đổ lỗi cho mạng xã hội là nguyên nhân khiến giới trẻ ngày nay bị áp lực, trầm cảm. Thế nhưng nên nhớ trước khi có mạng xã hội, học sinh - sinh viên cũng không ít lần xúc phạm nhau bằng cách viết, vẽ bậy lên tường ở trường, lên lưng áo, cặp sách, thậm chí là hùa nhau bắt nạt những bạn học yếu ớt... nhưng đã mấy bậc cha mẹ quan tâm.
Bạo lực học đường vốn là vấn nạn nhức nhối lâu nay, cho đến khi có camera an ninh, điện thoại, có mạng xã hội với tính năng chia sẻ video thì mới phơi bày trần trụi. Và thế là mạng xã hội trở thành cái cớ để người ta ngụy biện cho sự giáo dục không tốt, cho nhận thức sai lệch của giới trẻ.
Nhưng đến khi xảy ra những sự việc quá xa như vụ việc nói trên mới thấy, quy định trên là hoàn toàn đúng đắn. Các em học sinh còn đang ở độ tuổi non nớt, quá nhạy cảm. Người lớn khi gặp vấn đề mà nhận “gạch đá” nhiều khi còn không chịu nổi, có người sinh bệnh trầm cảm, phát điên huống hồ là những đứa trẻ chưa hề có kinh nghiệm, bản lĩnh trong cuộc sống.
Quy định "Chỉ like Status khi đã đọc kỹ nội dung của nó" và phải chịu trách nhiệm nếu hưởng ứng thông tin xấu là hoàn toàn có cơ sở. Đây là cách mà các nhà trường trên dùng để giáo dục học sinh sử dụng mạng xã hội đúng đắn, nghiêm túc, cần được tuyên dương, khen ngợi.
Thiết nghĩ hệ thống giáo dục của nước ta cũng cần quan tâm hơn đến việc gia tăng nhận thức trong thanh thiếu niên về mạng xã hội, cách sử dụng mạng xã hội hợp lý và cả những công cụ lan truyền thông tin thời đại số sau một loạt những vụ việc đáng tiếc đã xảy ra.
Đã có cơ chế kiểm soát thông tin, loại bỏ các nội dung xuyên tạc, xử lý các cá nhân, tổ chức vi phạm, gây bất an trong dư luận trên mạng xã hội. Tuy nhiên, để chủ trương đạt được hiệu quả, quan trọng nhất vẫn ở chính bản thân người sử dụng cũng cần tự trang bị các kiến thức, kinh nghiệm sống cho mình để hình thành khả năng phân tích trước các thông tin tràn lan trên mạng xã hội.
Có lẽ đã đến lúc chúng ta ngừng đổ lỗi cho mạng xã hội mỗi khi có những sự việc đáng tiếc xảy ra. Hãy ghi nhớ một điều rằng, mạng xã hội không thể là ông chủ của bạn, chính bạn phải là người điều khiển mạng xã hội thật thông thái.
Nội dung liên quan:
>> Bị trêu chọc trên mạng, thiếu nữ 16 tuổi tự sát, người cha quyết định hành động
>> Những người sinh sau năm 1995 có tỷ lệ trầm cảm và tự tử cao hơn thế hệ trước
Thu hút hàng nghìn tương tác, kiến thức mạng hướng dẫn trồng khoai tây thực tế đã bị nhiều người bóc mẽ, trong đó một netizen khẳng định: "Đây là xếp củ khoai tây vào để chụp ảnh".
Hãy cùng lắng đọng và suy nghĩ để hiểu thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua những bức vẽ dưới đây:
Sau những vấp ngã thăng trầm, Nam Per đã trở lại và nỗ lực khẳng định bản thân trên con đường sáng tạo nội dung với giới trẻ.
Phát ngôn sốc được cho là của Lê Hoàng mới đây đã khiến cộng đồng mạng cuốn vào cuộc tranh cãi dữ dội
Chỉ xuất hiện vài giây trên sóng VTV, nữ sinh đã khiến dân mạng xốn xang.
Nhận thấy việc làm của mình là sai và đã đưa sự việc đi quá xa, cô gái này đã lên tiếng nhận trách nhiệm, xin lỗi, mong được mọi người tha thứ.
Các bài đăng trên Lớp Người Ta không chỉ cung cấp thông tin đơn thuần mà còn có nhiều ảnh chế, video giải trí cực hấp dẫn nhằm tạo nên những tiếng cười cho người xem.
Trong 5 hot trend trên MXH trong năm 2020 đang dẫn đầu bình chọn tại WeChoice Awards, trào lưu chế ảnh "Chúng ta của hiện tại" liên quan MV mới của Sơn Tùng M-TP đạt lượng vote nhiều nhất.
Nữ sinh duy nhất tại chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2020 đã bước lên bục vinh quang. Rất nhiều lời chúc mừng đã được dân mạng gửi tới "cô gái vàng" đến từ Ninh Bình.
Bứt phá vươn lên dẫn đầu với ô chữ hàng ngang là "Y tế", nữ sinh Ninh Bình - Nguyễn Thị Thu Hằng đã giữ vững vị trí cho đến khi về đích để trở thành Quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2020.
Ngày xưa, việc tìm hiểu xem bạn có thai hay không giống như giải quyết một bí ẩn không có manh mối rõ ràng. Hãy xem 5 cách thử thai kỳ thú vị thời xưa xem người xưa vất vả ra sao trước khi có bộ dụng cụ hiện đại.
Hồ sơThuận Thiên | 21/11/2024Mặt trăng vừa có một người bạn nhỏ mới, một mặt trăng mini! Thật ra "vị khách" vũ trụ này chỉ đang đi ngang qua chúng ta và được gọi là mặt trăng thứ hai của Trái Đất.
Hồ sơThuận Thiên | 14/10/2024Bão Milton đổ bộ vào Florida (Mỹ) với sức gió lên tới 120 dặm/giờ trước khi tấn công các khu vực ven biển và gây ra ít nhất 27 cơn lốc xoáy trên toàn tiểu bang.
Hồ sơThuận Thiên | 10/10/2024Bão Boris ở Trung Âu đã gây nhiều hậu quả nặng nề và tang thương khi số người chết tính đến ngày 17/9 đã tăng lên 22, sau khi có thêm 3 nạn nhân được báo cáo ở Ba Lan và 1 nạn nhân ở Áo.
Hồ sơThuận Thiên | 18/09/2024Người dân nhiều nước Đông Nam Á vật lộn với lũ lụt do bão Yagi suốt cả tuần qua, trong đó có Việt Nam - nơi đã ghi nhận thiệt hại lớn về người và của.
Hồ sơThuận Thiên | 13/09/2024Từ một vận động viên ưu tú trở thành một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình, giờ đây phi hành gia "một chân" này đặt mục tiêu trở thành người khuyết tật đầu tiên lên Trạm vũ trụ quốc tế vào năm 2030.
Hồ sơThuận Thiên | 23/08/2024Khi cây bị căng thẳng, chúng tạo ra âm thanh lớn như cuộc trò chuyện bình thường của con người dù tai người không thể nghe thấy. Và theo các nhà khoa học, thực vật có thể phát ra tiếng "kêu cứu".
Hồ sơThuận Thiên | 22/08/2024Gia đình nạn nhân vụ tàu ngầm Titan đòi bồi thường 50 triệu USD với cáo buộc rằng thủy thủ đoàn đã trải qua “nỗi kinh hoàng” ngay trước thảm họa và người điều khiển tàu ngầm đã vô trách nhiệm.
Hồ sơThuận Thiên | 09/08/2024Vụ phản ứng mạnh thứ nhì của vũ trụ được coi là một vụ nổ tia gamma, là vụ nổ sáng nhất mà chúng ta từng chứng kiến với độ sáng gấp 10 lần hoặc hơn một một vụ nổ tia gamma thông thường.
Hồ sơThuận Thiên | 30/07/2024Robot có làn da giống người của Nhật Bản đạt được tiến bộ lớn trong chế tạo robot, có thể khiến robot tương lai giống con người hơn, gây lo ngại về sự thống trị của máy móc đang đến gần.
Hồ sơThuận Thiên | 23/07/2024