Trước khi trở thành Giáo sư, anh Xuân Bách đã được Viện Đại học Johns Hopkins bổ nhiệm làm phó giáo sư dự khuyết, là Phó Giáo sư trẻ nhất Việt Nam thời điểm đó.
Hôm qua 19/4, website Viện Đại học Johns Hopkins (hay Đại học Johns Hopkins, một viện đại học nghiên cứu tư thục ở Baltimore, bang Maryland, Hoa Kỳ) đã chính thức đăng tải thông tin anh Trần Xuân Bách - người được biết đến là Phó Giáo sư trẻ nhất Việt Nam - chính thức được bổ nhiệm vị trí Giáo sư trợ giảng của trường. Anh công tác tại khoa Y tế - Hành vi và Xã hội thuộc trường Y tế công cộng Bloomberg trực thuộc Viện này.
Viện Đại học Johns Hopkins (Mỹ) được biết đến là trường đại học hàng đầu thế giới về y tế công cộng, trong Top 12 trường tốt nhất do Times Higher Education bình chọn. Anh Trần Xuân Bách, sinh năm 1984, từng là giảng viên trường Đại học Y Hà Nội.
Trước đây, Viện Đại học Johns Hopkins cũng đã bổ nhiệm anh làm phó giáo sư dự khuyết, tham gia giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu sinh. Trần Xuân Bách cũng là cựu học sinh lớp chuyên Toán - Tin của Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội).
Năm 2009, anh Xuân Bách học tiến sĩ tại Đại học Alberta (Canada), chuyên ngành Kinh tế Y tế và Chính sách Y tế. Với số điểm trung bình 4.0/4.0, nghiên cứu sinh người Việt Nam này đã mang về tấm bằng loại ưu, giành giải thưởng cho báo cáo nghiên cứu tiến sĩ xuất sắc nhất tại Hội nghị Khoa học Y tế công cộng INSIGHT của Đại học Alberta. Sau đó, anh tiếp tục học sau bậc tiến sĩ tại đại học hàng đầu thế giới về Y tế công cộng - Johns Hopkins (Mỹ).
Viện Đại học Johns Hopkins giới thiệu về anh Trần Xuân Bách là người có nhiều kinh nghiệm trong việc tư vấn cho các cơ quan của Liên Hợp Quốc, các tổ chức quốc tế và chính phủ về các vấn đề phát triển và y tế toàn cầu ở Đông Nam Á.
Năm 2015, Xuân Bách được Trung tâm nghiên cứu AIDS của Đại học Johns Hopkins (Mỹ) trao giải thưởng Nghiên cứu quốc tế về lâm sàng và dự phòng. Anh trở thành phó giáo sư dự khuyết (Assistant Professor) và cũng là Phó Giáo sư trẻ nhất Việt Nam ngay sau đó. Anh tham gia giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu sinh và học viên của Đại học Johns Hopkins, Đại học Texas at Houston (Mỹ), Đại học Kỹ thuật Queensland (Australia) và Đại học Alberta (Canada).
Trước đó, vào năm 2014, anh Bách được chọn là lãnh đạo trẻ về Y tế khu vực châu Á của Hội đồng các Viện Hàn lâm quốc tế (IAP); tham gia giảng dạy chương trình lãnh đạo trẻ về y tế thế giới của Viện Hàn lâm Y học New York và Hội đồng các Viện hàn lâm quốc tế, chủ trì phiên họp về Lãnh đạo Y tế công cộng tương lai tại Hội nghị thượng đỉnh Y tế thế giới tại Berlin (Đức) năm 2015.
Đầu năm 2019, anh đã đại diện cho các lãnh đạo trẻ về Y tế thế giới của IAP tham dự Đại hội đồng Y tế thế giới của Liên Hợp Quốc tại Geneva (Thụy Sĩ).
Theo Trí Thức Trẻ
>> Đọc thêm: Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam đốn tim cộng đồng mạng chỉ bởi bức ảnh chụp lén
Hãy tưởng tượng bạn được sinh ra với làn da vừa với một đứa trẻ 5 tuổi dù chỉ là một bé sơ sinh. Đó là tình trạng của một em bé mắc chứng rối loạn hiếm gặp đã thách thức các bác sĩ suốt 20 năm.
Người đàn ông bị gọi là "Người voi" do có khối u trên mũi. Ông đã tự giác rời khỏi nhà để đi điều trị nhưng lại sợ rằng mình sẽ gặp biến chứng nếu loại bỏ nó.
Cuộc đời được quyết định bởi một dị tật hiếm gặp ở bàn tay, với quyết tâm không lay chuyển cùng bàn tay điêu luyện của các chuyên gia y tế, "người cây" nổi tiếng thế giới đã có thể bế con trở lại sau vô số lần chữa trị.
Một người đàn ông khám sàng lọc ung thư định kỳ, các bác sĩ sửng sốt khi họ đặt camera vào bên trong ruột ông này. Họ phát hiện ruồi sống được trong ruột và hình ảnh đã được chụp lại.
Đang đi chơi thì bất ngờ được trực thăng đưa thẳng đến bệnh viện sau một cuộc gọi. Đó là bởi người đàn ông đứng trước cơ hội thay đổi cuộc đời mình.
Adhara Pérez Sánchez, cô bé đến từ Mexico, có chỉ số IQ cao hơn 2 điểm so với Albert Einstein và Stephen Hawking. Cô bé chỉ mới 11 tuổi và không chỉ trở thành một người đáng ngưỡng mộ mà còn có nghị lực phi thường.
“Cậu bé chưa bao giờ chạm vào thế giới, nhưng thế giới đã được cậu lay chuyển”, một thông điệp về câu chuyện buồn về cậu bé sống trong bong bóng nhựa đến năm 1983.
Chia sẻ câu chuyện của mình lên Instagram, TikTok và nhiều nền tảng MXH khác, tài năng may vá đáng kinh ngạc của cô bé 9 tuổi đã được công chúng đón nhận tích cực.
Đến thời điểm hiện tại, "phù thủy" Reyes (Philippines) và "người hùng" Timor Leste - Felisberto de Deus là 2 VĐV nước ngoài được yêu thích nhất SEA Games 31. Những câu chuyện phía sau vinh quang của họ truyền cảm hứng tới nhiều người.
Một trong những căn bệnh hiếm gặp làm đau đầu y học thế giới nhiều năm là bệnh "trẻ mãi không già" và tại Việt Nam cũng đã có một số trường hợp. Nhưng liệu các bệnh nhân có mắc cùng một căn bệnh?
Một ghiên cứu mới được công bố mới đây khẳng định thai kỳ làm thay đổi não bộ vĩnh viễn của người mẹ. Vậy những sự thay đổi diễn ra thế nào, lợi hay hại?
Hồ sơThuận Thiên | 31/12/2024Một số nhà nghiên cứu đang nghi vấn sao Thiên Vương và sao Hải Vương sở hữu đại dương sâu 5.000 dặm. Nếu điều này là thật thì có gì đáng quan tâm hơn về hai hành tinh này?
Hồ sơThuận Thiên | 30/12/2024Ngày xưa, việc tìm hiểu xem bạn có thai hay không giống như giải quyết một bí ẩn không có manh mối rõ ràng. Hãy xem 5 cách thử thai kỳ thú vị thời xưa xem người xưa vất vả ra sao trước khi có bộ dụng cụ hiện đại.
Hồ sơThuận Thiên | 21/11/2024Mặt trăng vừa có một người bạn nhỏ mới, một mặt trăng mini! Thật ra "vị khách" vũ trụ này chỉ đang đi ngang qua chúng ta và được gọi là mặt trăng thứ hai của Trái Đất.
Hồ sơThuận Thiên | 14/10/2024Bão Milton đổ bộ vào Florida (Mỹ) với sức gió lên tới 120 dặm/giờ trước khi tấn công các khu vực ven biển và gây ra ít nhất 27 cơn lốc xoáy trên toàn tiểu bang.
Hồ sơThuận Thiên | 10/10/2024Bão Boris ở Trung Âu đã gây nhiều hậu quả nặng nề và tang thương khi số người chết tính đến ngày 17/9 đã tăng lên 22, sau khi có thêm 3 nạn nhân được báo cáo ở Ba Lan và 1 nạn nhân ở Áo.
Hồ sơThuận Thiên | 18/09/2024Người dân nhiều nước Đông Nam Á vật lộn với lũ lụt do bão Yagi suốt cả tuần qua, trong đó có Việt Nam - nơi đã ghi nhận thiệt hại lớn về người và của.
Hồ sơThuận Thiên | 13/09/2024Từ một vận động viên ưu tú trở thành một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình, giờ đây phi hành gia "một chân" này đặt mục tiêu trở thành người khuyết tật đầu tiên lên Trạm vũ trụ quốc tế vào năm 2030.
Hồ sơThuận Thiên | 23/08/2024Khi cây bị căng thẳng, chúng tạo ra âm thanh lớn như cuộc trò chuyện bình thường của con người dù tai người không thể nghe thấy. Và theo các nhà khoa học, thực vật có thể phát ra tiếng "kêu cứu".
Hồ sơThuận Thiên | 22/08/2024Gia đình nạn nhân vụ tàu ngầm Titan đòi bồi thường 50 triệu USD với cáo buộc rằng thủy thủ đoàn đã trải qua “nỗi kinh hoàng” ngay trước thảm họa và người điều khiển tàu ngầm đã vô trách nhiệm.
Hồ sơThuận Thiên | 09/08/2024