Hàng trăm người đã tham gia cuộc giải cứu cậu bé khuyết tật khỏi giếng sâu hơn 20 m và thật may mắn, sau 5 ngày mắc kẹt thì cậu bé này đã được cứu trong cảnh tượng vỡ òa.
Các quan chức bang Chhattisgarh, Ấn Độ mới đây đã xác nhận rằng một cậu bé 10 tuổi tại đại phương đã được cứu sống sau khi rơi xuống một cái giếng sau hơn 20 m và trải qua 5 ngày mắc kẹt dưới lòng đất. Cậu bé tên Rahul Sahu, là một người khuyết tật do gặp phải vấn đề trong khả năng nghe và nói. Cái giếng cậu bé rơi xuống ở ngay trong sân của gia đình ở làng Pihrid, bang Chhattisgarh, miền trung Ấn Độ.
Khoảng 500 người bao gồm cả quan chức từ Lực lượng Ứng phó Thảm họa Quốc gia của Ấn Độ, lực lượng Ứng phó Thảm họa Tiểu bang, chính quyền cấp huyện và quân đội đã được điều động để giải cứu cậu bé. Tham gia cứu hộ trực tiếp trong nhiều ngày ước tính khoảng hơn 200 người.
Hoạt động cứu cậu bé nhiều lúc đã bị cản trở bởi điều kiện thời tiết xấu, địa hình nhiều đá và thiếu ổn định, thậm chí khu vực giếng sâu này có cả rắn độc và bọ cạp.
Vụ việc được xác định xảy ra vào ngày 10/6. Trong suốt hơn 104 giờ Sahu mắc kẹt ở trong giếng bùn, cậu đã được cung cấp oxy qua đường ống và được thả cho một quả chuối để ăn.
Cậu bé 10 tuổi người Ấn Độ Rahul Sahu đã được cứu sau 5 ngày mắc kẹt.
Các đội cứu hộ được trang bị máy đo động đất và robot để đào một cái hố dài tương đương và song song với giếng. Sau đó, một đường hầm dài khoảng 5 m đã được đào sang để liên kết hố với giếng và đưa cậu bé đến nơi an toàn. Do địa hình kém ổn định nên nhiều lúc lực lượng cứu hộ đã phải đào thủ công bằng tay chứ không dám dùng máy móc do lo ngại sạt lở.
Cuối cùng, Sahu đã được cứu ra trong sự vỡ òa của cả đám đông. Tỉnh lại vào ngày 15/6, cậu bé 10 tuổi có vẻ tỉnh táo và lanh lợi và đã được chào đón bằng những tràng pháo tay cổ vũ từ lực lượng cứu hộ.
Thủ hiến bang Chhattisgarh, ông Bhupesh Baghel đã viết trên MXH rằng Sahu chỉ có "một con rắn và một con ếch đồng hành" trong suốt 5 ngày đầy thử thách khó khăn.
Lực lượng 500 người từ các cơ quan cứu hộ khác nhau của Ấn Độ giải cứu Rahul Sahu.
Sahu sau đó được đưa đến bệnh viện, nơi cậu được xác định là trong tình trạng ổn định. Cậu bé vẫn đang được theo dõi bởi các chuyên gia y tế nhưng được kỳ vọng sẽ nhanh hồi phục.
“Hôm nay toàn bộ Chhattisgarh đang ăn mừng... Tất cả chúng tôi đều mong cậu bé sớm rời bệnh viện. Xin chúc mừng và cảm ơn một lần nữa đến tất cả nhóm tham gia vào hoạt động cứu hộ.”, ông Baghel viết trên MXH. Ông cũng gọi Sahu là người "dũng cảm" và "can đảm", hứa rằng chính quyền địa phương sẽ chăm sóc y tế và hỗ trợ giáo dục cho cậu bé.
Chiếc giếng sau nơi xảy ra vụ việc.
Chiếc giếng ở sân sau nhà Sahu, nơi cậu bé gặp nạn, vốn được cha của cậu đào. Ông này cho biết giếng không có nắp đậy do ông đang đào dở, thấy không có nước và đang tính đào một cái khác.
Theo New York Post, India Express
>> Bí ẩn căn bệnh "trẻ mãi không già": Thiếu hormone tăng trưởng hay do gen di truyền?
Dù đối mặt với một tình huống hết sức nguy hiểm nhưng "người hùng" giải cứu xe tay ga chở 3 người mất phanh khi đổ đèo ở Tam Đảo không muốn cộng đồng quá đề cao điều mình đã làm.
Với hành động nhanh chóng, dứt khoát, không mảy may cân nhắc để cứu bé gái 3 tuổi lơ lửng ở tầng 8, phải ví người người đàn ông này như thể "anh Mạnh phiên bản Kazakhstan".
Một người đàn ông đã thuê xe tải hạng nặng chở chiếc tàu thủy nặng 3,5 tấn của mình từ Yên Bái vào Hà Tĩnh để cứu trợ lũ lụt khiến nhiều người choáng ngợp.
Khi phóng viên VTV đang dẫn hiện trường trước ống kính, ngay đằng sau là 2 chiến sĩ đứng trên nóc nhà đang cố gắng cứu người dân ra thì bất ngờ một chiến sĩ rơi xuống.
Không hiểu có thứ gì mà lại thu hút chú chó Husky đến mức chú phải tìm cách leo lên mái nhà như vậy? Và màn giải cứu "boss" đã diễn ra nghẹt thở.
Những bức ảnh về đời sống của một cộng đồng bản địa tại phía đông bắc của Ấn Độ hết sức lạ mắt khiên nhiều người phải trầm trồ.
Phần nóc của ngôi đền nổi lên trên mặt nước giúp người ta phát hiện ra nó bị chôn vùi dưới lòng sông Mahanadi ở Odisha, miền đông Ấn Độ.
Không chỉ là vợ của tỷ phú giàu nhất châu Á, bà Nita Ambani còn là một biểu tượng phụ nữ độc lập, tài giỏi và có tấm lòng hào phóng.
"Mình bắt đầu trả lại những bịch máu quý giá đó cho xã hội, sau 3 tháng 1 lần, mỗi lần 350ml. Đến giờ tròn 30 lần rồi. Không biết đã đủ số máu mà mẹ mình đã nhận khi xưa chưa? Nhưng dù có đủ thì mình vẫn tiếp tục" - chàng trai tâm sự.
35 bức ảnh chụp từ vài năm đến hàng trăm năm trước sau đây chứng minh lịch sử qua ảnh siêu thú vị và khiến không ít người trỗi dậy đam mê tìm hiểu về kiến thức lịch sử.
Hồ sơHAFA | 29/07/2022Vụ việc robot làm gãy ngón tay của một cậu bé 7 tuổi trong một trận đấu giao hữu cờ vua đã dấy lên câu hỏi: "Robot chơi cờ vua đe dọa sự an toàn của con người?".
Hồ sơHAFA | 27/07/2022Trào lưu chụp ảnh "ngày ấy bây giờ" đã không còn xa lạ. Tuy nhiên, 28 bức ảnh này vẫn khiến bạn phải thốt lên "Ôi thời gian" bởi chúng được ví như "Những bức ảnh cũ trong cuộc sống thực".
Hồ sơHAFA | 08/07/2022Sau thời gian chịu ảnh hưởng của đại dịch, hòn đảo Mallorca của Tây Ban Nha hy vọng thu hút thêm những du khách muốn làm nhiều việc hơn là chỉ tổ chức tiệc tùng. Nhưng sự thay đổi không diễn ra nhanh chóng như kỳ vọng.
Hồ sơHAFA | 02/07/202230 bức ảnh đoạt giải thưởng nhiếp ảnh Big Picture 2022 gồm bức ảnh đoạt giải Đặc biệt (giải thưởng Lớn) cùng nhiều tác phẩm đoạt giải Nhất và lọt vào chung kết ở 7 hạng mục.
Hồ sơHAFA | 30/06/2022Greyhound là một giống chó săn có tốc độ tuyệt vời thường được dùng trong môn đua chó. Nhưng khi chúng già yếu thì sẽ bị vứt bỏ. Và dự án cứu những chú chó săn Greyhound ở Úc ra đời.
Hồ sơHAFA | 28/06/2022Lịch sử là bộ môn thú vị và quan trọng, nó trở nên dễ hiểu cũng như hấp dẫn hơn khi có những minh họa trực quan. 19 bức ảnh lịch sử được bổ sung màu sắc vô cùng đẹp mắt và sinh động sau chứng minh điều này.
Hồ sơHAFA | 23/06/2022Một trong những căn bệnh hiếm gặp làm đau đầu y học thế giới nhiều năm là bệnh "trẻ mãi không già" và tại Việt Nam cũng đã có một số trường hợp. Nhưng liệu các bệnh nhân có mắc cùng một căn bệnh?
Hồ sơHAFA | 16/05/2022Những người mắc bệnh "không biết đau" là những người mắc hội chứng "vô cảm bẩm sinh với đau đớn kết hợp bệnh lý kênh ion", còn gọi là hội chứng "mất cảm giác đau bẩm sinh (CIP).
Hồ sơHAFA | 12/05/2022