Đầu tháng 8 này, Brazil công bố tình trạng khẩn cấp khi số lượng các vụ cháy rừng Amazon ngày một tăng. Theo số liệu của INPE - trung tâm nghiên cứu từ không gian của Brazil, 73.000 vụ cháy đã xảy ra năm nay, tăng 83% so với cùng kỳ năm ngoái, con số kỷ lục tính từ 2013.
Theo NASA, khu vực rừng nhiệt đới này vốn có độ ẩm cao, nhưng thời điểm tháng 7 - 8 là mùa khô của Amazon và đây vẫn còn chưa phải đỉnh điểm. Thời điểm nóng khô nhất kéo dài từ đầu tháng 9 tới giữa tháng 11, đồng nghĩa với việc nếu không nhanh chóng giải quyết ngọn lửa nóng đang hủy diệt hệ sinh thái đa dạng nhất Trái Đất này, nguy cơ mất hết hiển hiện.
Trò chuyện với CNN, giám đốc của tổ chức phi lợi nhuận Amazon Watch - Christian Poirier lại không đổ lỗi cho tự nhiên. Lửa vốn là công cụ để con người dọn rừng, kiếm tìm diện tích canh tác và chăn nuôi.
Theo thông cáo báo chí do tổ chức Hòa bình Xanh cung cấp, cháy rừng và biến đổi khí hậu "đuổi" nhau trong một vòng luẩn quẩn không lối thoát, bóp nghẹt con người ở giữa. Số lượng đám cháy ngày một tăng thì lượng CO2 sẽ càng nhiều. Nhiệt độ toàn cầu liên tục tăng kéo theo những hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán sẽ căng hơn trước nhiều.
“Bởi lẽ lượng khí thải ngày một nhiều, có thể thấy việc phá rừng ảnh hưởng trực tiếp tới lượng mưa trong khu vực, khiến mùa khô kéo dài hơn, rồi lại càng ảnh hưởng tới rừng, độ đa dạng sinh học, nền nông nghiệp địa phương cũng như sức khỏe con người.”, thông cáo báo chí của Hòa bình Xanh ghi rõ.
Ảnh vệ tinh cho thấy bang Amazonas, Rondinoa, Para và Mato Grosso của Brazil đều có dấu hiệu cháy rừng. Theo Euro News đưa tin, bang Amazonas là nơi ảnh hưởng nặng nề nhất. Nhìn từ trên vệ tinh xuống có thể thấy làn khói đen khổng lồ phủ lên tương lai "lá phổi xanh" của nhân loại.
Rừng mưa nhiệt đới Amazon sản sinh ra 20% lượng oxy cho thế giới, là nhà ở của 10% sinh vật toàn cầu (chưa kể còn nhiều sinh vật khác chưa khám phá). Đâu phải tự nhiên danh hiệu "lá phổi xanh" thuộc về Amazon! Nếu như Trái Đất mà mất nó, thật khó có thể đo đếm được những thiệt hại.
Vậy mà diện tích rừng mưa nhiệt đới toàn cầu này vẫn cứ giảm theo thời gian. Con người phá rừng để có đất canh tác, nhưng nếu không còn rừng, nhân loại sẽ chẳng còn thức ăn và nước uống để tiếp tục tồn tại.
Tổ chức Khí tượng học Thế giới WMO cho hay: “Lượng khói độc phát ra từ lửa cháy bao gồm carbon monoxide, nitrogen oxide và hợp chất hữu cơ dễ bay hơi không chứa methane (NMVOC)”.
Carbon monoxide gây nhiễm độc máu, tổn thương mô hay thậm chí dẫn tới mất mạng ngay. Nitrogen oxide gây viêm đường hô hấp. Trong danh sách dài các chất NMVOC, có nhiều thành tố gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người như benzen và 1,3-Butadiene.
Theo BBC đưa tin hôm 23/8, trong khoảng 48 giờ đo đạc, có khoảng 2.500 đám cháy đang hiện hữu tại các khu vực rừng mưa nhiệt đới Brazil. Vệ tinh của Chương trình Quan sát Trái Đất trực thuộc EU phát hiện “một lượng khói rất lớn” phủ chủ yếu trên khu vực Amazonas và Rondonia. NASA đã tiến hành quan sát kỹ càng những đám cháy từ những ngày đầu và suốt tuần qua, cả EU và NASA liên tục chia sẻ những hình ảnh về đám cháy rừng Amazon lên các nền tảng mạng xã hội.
Người dân ở cách khu vực cháy tới 3.000 km vẫn có thể thấy bầu trời phủ đầy khói. Đơn cử là hình ảnh São Paulo lúc 3h30 chiều theo giờ địa phương.
Đám cháy vẫn đang tiếp tục lan. Dự báo thời tiết hôm 22/8 cho thấy sẽ có mưa bão trong khu vực, nhưng không rõ mưa sẽ hiệu quả tới đâu vào giữa mùa khô và khi đám cháy đang ở thời điểm dữ dằn nhất. Thế nhưng ta không thể trông chờ vào mưa hay phép màu nào để cứu lấy rừng Amazon.
Tổng thống Bolivia - Evo Morales nói ông sẽ cử chiếc Boeing 747 mang tên “Supertanker” tới Brazil để giúp chữa cháy. "Con chim sắt" có thể mang theo 115.000 lít nước và dự kiến sẽ tới khu vực Amazon vào cuối tuần.
Những chính trị gia từ châu Âu như Phần Lan, Pháp và Đức đều đã lên tiếng. Tại Hội nghị thượng đỉnh G7 sẽ diễn ra cuối tuần này, họ sẽ đặt việc cứu lấy rừng Amazon làm trọng tâm.
Bên cạnh đó, nhiều nước đã lên tiếng phản đối chính sách đối nội của Brazil, cho rằng việc nhà cầm quyền địa phương hạn chế biện pháp bảo vệ rừng cũng như khuyến khích phá rừng làm kinh tế, gây ảnh hưởng trực tiếp tới "lá phổi xanh" của Trái Đất.
Người sử dụng Internet toàn cầu cũng không đứng ngoài cuộc. Các cộng đồng liên tục chia sẻ những hình ảnh liên quan, thúc giục cơ quan chức năng phải hành động, dồn tài nguyên để cứu lấy những thứ mà chính lòng tham của con người đã tàn phá. Những thông điệp “cứu lấy Amazon” truyền đi khắp nơi, đồng thời lên án nhiều cá nhân sẵn sàng giang tay cứu lấy nhà thờ Đức Bà nhưng lại kín tiếng khi rừng Amazon chìm trong biển lửa.
Nếu dư giả tài chính, bạn có thể tính tới chuyện quyên góp cho các tổ chức môi trường. Một số tổ chức còn giúp chống biến đổi khí hậu bằng những cách rất khác lạ, ví dụ như công cụ tìm kiếm Ecosia.org, tổ chức sẽ trồng một cây với mỗi 45 lượt người sử dụng.
Mạng lưới Hành động vì Rừng nhiệt đới cũng kêu gọi quyên góp để họ trực tiếp bảo vệ rừng Amazon. Quỹ Rừng mưa nhiệt đới cũng kêu gọi quyền góp để mua đất trồng cây gây rừng. Tính từ năm 1988 tới nay, họ đã bảo vệ được 93.000 km2 rừng nhiệt đới.
Bạn cũng có thể đóng góp cho Quỹ Toàn cầu về Môi trường để bảo vệ các loài sống tại Amazon cả những hệ sinh thái toàn thế giới; Tổ chức bảo vệ rừng Amazon là Amazon Watch; Đội Bảo tồn Amazon - tổ chức bảo vệ rừng và vừa chống biến đổi khí hậu; Tổ chức Bảo tồn Amazon để trồng thêm cây, bảo vệ môi trường sống, tài trợ giáo dục địa phương, mua pin Mặt Trời...; Quỹ Trồng Một Cây - ngăn chặn nạn phá rừng toàn cầu, liên tục cập nhật cho bạn tiến độ dự án trồng cây, cho bạn biết cây mình trồng đã giúp ích Trái Đất ra sao...
Vì một lý do nào đó mà bạn không thể quyên góp cho các quỹ trên thì hãy tính tới việc giảm sử dụng giấy, tiết kiệm giấy cũng như hạn chế sử dụng các sản phẩm từ thịt. Phương án giảm sử dụng thịt vừa góp phần giảm lượng khí thải ra môi trường lại vừa hạn chế việc phá rừng để dựng trang trại trồng trọt và chăn nuôi. Hãy “góp sức” để rừng Amazon không cháy như hiện tại.
Theo Cafebiz.vn
Phi hành gia kỳ cựu của NASA - Ron Garan đã có 178 ngày ngoài không gian. Mới đây, ông chia sẻ về "nhận thức một cách tỉnh táo" với khẳng định: "Khi nhìn Trái Đất từ không gian, tôi nhận ra chúng ta đang sống trong giả dối".
Một người phụ nữ đang đi dạo buổi sáng cùng con gái trong kỳ nghỉ của mình thì phát hiện một con cá voi chết dạt vào bãi biển. Con cá voi khổng lồ dài 16 m dạt vào bãi biển được cho là dấu hiệu xấu.
Lời biện minh của các nhân viên và chủ quán xả rác ra biển không nhận được sự đồng tình từ phía những người chứng kiến, đặc biệt các thành viên diễn đàn MXH.
Người Algeria gọi đó là cực nam. Đó là vùng đất của nhiều thứ hơn thế: Khô hơn, khốc liệt hơn và hoang vu hơn - một sa mạc gồm những bồn trũng khô cằn và những ngọn núi lửa.
Nước mà Sollah và tôi đang uống có lẽ đã 5.000 năm tuổi. Ở phía tây Ai Cập, nước giếng có thể già hơn 5 - 10 lần.
Tại bờ sông Sài Gòn, "đội quân: chính điện bắt cá phóng sinh được trang bị thuyền máy, bình điện, vợt vớt cá... Sau khi vợt lên bờ, cá được bán lại với giá 50.000 đồng/kg tùy loại.
5 ngày sau khi người dân chặn xe chở rác vào bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội), một số khu vực đất trống trong nội đô trở thành nơi tập kết rác bất đắc dĩ.
Các loài sống trong tự nhiên đang tái khẳng định vị trí của chúng tại các điểm nóng du lịch đang bị phong tỏa do Covid-19, nhưng đối với động vật nuôi nhốt thì không.
Ủy ban Chương trình và Quan hệ quốc tế, Hội đồng Chấp hành UNESCO lần thứ 209 đã thông qua Quyết định của Hội đồng Công viên Địa chất Toàn cầu công nhận Công viên Địa chất Đắk Nông là Công viên Địa chất Toàn cầu.
Nghệ sĩ 55 tuổi người Na Uy dùng âm thanh và sự phong phú của đại dương để làm nổi bật các vấn đề môi trường đang cấp bách hiện nay.
Trong nhiều năm, chuyến tàu chỉ phục vụ một nữ sinh ở Nhật Bản vẫn được duy trì ở ga tàu Kyu-Shirataki trên đảo Hokkaido với nhu cầu di chuyển bằng tàu hàng ngày đến trường.
Chuyện lạThuận Thiên | 12/11/2024Với chiều dài móng tay đáng kinh ngạc khoảng 13 m, người phụ nữ 27 năm không cắt móng tay luôn trở thành tâm điểm chú ý với mỗi động thái liên quan đến bộ móng của mình.
Chuyện lạThuận Thiên | 08/10/2024"Đá ngựa vằn" bí ẩn trên sao Hỏa được các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ - NASA đánh giá là không giống bất cứ thứ gì từng thấy.
Chuyện lạThuận Thiên | 25/09/2024Tình bạn đẹp giữa người chăm sóc và sư tử hoang dã đã kéo dài 13 năm. "Tôi sẽ tiếp tục ở bên nó và chiến đấu vì sự sống còn của những người họ hàng hoang dã của nó khi nào tôi còn sống.", người đàn ông khẳng định.
Chuyện lạThuận Thiên | 17/09/2024Chó kết bạn với một con cá mập liệu có phải là câu chuyện kỳ lạ và có phần nguy hiểm? Riêng với chú chó này thì suốt thời gian qua hầu như ngày nào chú cũng gặp người bạn thân của mình ở dưới nước.
Chuyện lạThuận Thiên | 12/09/2024"Người rừng" Rwanda nổi tiếng sau khi một bộ phim tài liệu làm sáng tỏ lý do anh thích sống cùng động vật hoang dã do bị người dân địa phương bắt nạt vì ngoại hình của mình.
Chuyện lạThuận Thiên | 26/08/2024Hello Kitty không phải là một con mèo có thể là khẳng định gây sốc cho những người hâm mộ Hello Kitty, thông tin chấn động này đã khiến cộng đồng mạng không khỏi ngỡ ngàng.
Chuyện lạThuận Thiên | 29/07/2024Một nhà thiết kế thời trang nổi tiếng mừng bước sang tuổi 75 với vẻ ngoài gây choáng MXH và nhận về vô số lời khen từ những người hâm mộ của bà.
Chuyện lạThuận Thiên | 12/07/2024Hình tượng búp bê Barbie trên phim ảnh là vô cùng nổi tiếng ở phương Tây. Mới đây, một người phụ nữ chi tới 5 tỷ để trở thành búp bê Barbie ngoài đời thực.
Chuyện lạThuận Thiên | 11/07/2024Không thể ngừng chiêm ngưỡng những bản thiết kế từ 20 ý tưởng kiến trúc ấn tượng lấy cảm hứng từ những vật dụng đơn giản hàng ngày này.
Chuyện lạThuận Thiên | 09/07/2024