"Nước mắt nhân ngư" thoạt nghe đã thấy hết sức lãng mạn. Trong truyền thuyết, những giọt lệ của nhân ngư là tiên dược, chữa bách bệnh, thậm chí là cải tử hoàn sinh.
(Ảnh minh họa)
Nhưng đó là truyền thuyết. Với các nhà hải dương học, "nước mắt nhân ngư" (mermaid tears) là tên gọi khác dành cho các "nurdle" - những viên nhựa siêu nhỏ đóng vai trò là nguyên liệu thô trong ngành công nghiệp nhựa. Hiện nay, những "giọt lệ" ấy đang bao trùm đại dương trên khắp thế giới và chắc chắn đây tin rất xấu.
Nhựa vốn được sản xuất từ dầu hỏa. Nhưng các nhà sản xuất trong ngành công nghiệp nhựa không thể lúc nào cũng chế tạo nhựa từ dầu được. Nhu cầu nguyên liệu thô khiến nurdle ra đời.
Nurdle là những viên nhựa có kích thước từ 1 - 5 mm, là dạng nguyên liệu cơ bản nhất trong ngành sản xuất nhựa. Nurdle dễ dàng đóng gói để vận chuyển, tiết kiệm diện tích và cũng dễ nung chảy. Ngày nay, từ các loại chai nhựa đến nhựa sản xuất ti vi..., tất cả đều được chế tác từ nurdle.
Tuy nhiên, cũng vì hình thức quá nhỏ mà trong quá trình vận chuyển, các viên nhựa nurdle đã lọt ra ngoài môi trường, tràn vào những con sông, ống nước... với số lượng lên tơi hàng tỉ viên. Giới khoa học gọi đó là "nước mắt nhân ngư" kèm theo lời cảnh báo đại dương đang chịu tai họa vì chúng.
"Nước mắt nhân ngư" là một biệt danh hết sức phù hợp dành cho nurdle. Khi lọt ra đại dương, các hạt nhựa này gây nguy hiểm cho đời sống sinh vật theo cái cách kinh khủng nhất nên có lẽ đến nhân ngư nếu có thật cũng phải đổ lệ.
>> Phát hiện hạt vi nhựa ở vực Mariana - Nơi sâu nhất thế giới cũng đã bị ô nhiễm?
Với kích cỡ nhỏ, cấu tạo theo dạng tròn và màu sắc phong phú, nurdle tỏ ra hết sức bắt mắt, dễ bị các sinh vật biển nhầm lẫn với mồi hoặc trứng cá. Khi ăn nurdle, chúng bắt đầu tiết ra những hóa chất nguy hiểm.
Do các viên nhựa đều có tỷ lệ diện tích bề mặt lớn, chúng cho phép các độc chất hữu cơ (POPs) tích tụ. Nhóm chất này khi đi vào cơ thể sống sẽ chuyển sang các mô, khiến sinh vật nhiễm độc. Nghiêm trọng hơn, POPs hết sức bền vững nên một khi đã tích tụ trên bề mặt hạt nhựa, chúng sẽ ở đó hàng năm trời cho đến khi bị sinh vật đen đủi nào đó ăn phải.
Các hạt nhựa này cũng có khả năng kết hợp với những vi khuẩn nguy hiểm đối với con người. Theo một nghiên cứu về nurdle tại Scotland, ít nhất 5 bãi biển có chứa các hạt nhựa và chúng được bao phủ bởi E. coli - vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm.
Nurdle có thể độc hại đến mức những người được giao nhiệm vụ dọn dẹp bãi biển cũng được khuyên không nên chạm vào chúng bằng tay không. Điều này có nghĩa là những tín đồ tắm nắng trên bãi biển cũng phải dè chừng.
Ước tính có khoảng 53 tỷ hạt nhựa đã lọt ra ngoài môi trường mỗi năm tính riêng tại Anh. Con số ấy gom lại đủ để sản sinh ra 88 triệu chai nhựa.
Hiện tại, có một vài tổ chức đang nỗ lực tuyên truyền nhận thức cho người dân về nurdle cùng tác hại của chúng. Frida - tổ chức từ thiện về môi trường tại Scotland đã thực hiện chiến dịch Great Global Nurdle Hunt (tạm dịch: Thu gom nurdle trên toàn cầu) với mục tiêu kêu gọi người dân thu gom các hạt nhựa họ tìm thấy ở các bãi biển trên toàn thế giới, đồng thời gửi dữ liệu về cho tổ chức.
Các dữ liệu này sẽ cho phép giới khoa học truy xuất được con đường gây ô nhiễm của ngành công nghiệp nhựa, từ đó có thêm thông tin để yêu cầu các nhà sản xuất cải thiện quy trình sản xuất. Người dân sau khi nhặt được nhựa sẽ lưu lại vị trí trên một tấm bản đồ trực tuyến, từ đó các nhà khoa học có thể biết các nurdle đã vươn ra đến đâu.
Kể từ năm 2012, số lượng các bãi biển tham gia đã lên tới 1.610, trải rộng khắp các châu lục. Đã có tổng cộng có 18 nước và 60 tổ chức lớn nhỏ đồng hành cùng dự án này.
Đầu năm nay, nhóm nghiên cứu vi nhựa từ ĐH Staffordshire (Anh) đã thử đánh giá mật độ nurdle tại bãi biển Hightown (Liverpool, Anh). Kết quả, có trung bình 139,8 hạt/m2, tương đương 140.000 hạt mỗi km bờ biển.
Rõ ràng, tình trạng nurdle ngoài tự nhiên đang nghiêm trọng hơn chúng ta tưởng. "Nước mắt nhân ngư" ngập tràn đại dương và các sinh vật biển đang bị đe dọa.
Theo Helino.vn
Ngày xưa, việc tìm hiểu xem bạn có thai hay không giống như giải quyết một bí ẩn không có manh mối rõ ràng. Hãy xem 5 cách thử thai kỳ thú vị thời xưa xem người xưa vất vả ra sao trước khi có bộ dụng cụ hiện đại.
Khi cây bị căng thẳng, chúng tạo ra âm thanh lớn như cuộc trò chuyện bình thường của con người dù tai người không thể nghe thấy. Và theo các nhà khoa học, thực vật có thể phát ra tiếng "kêu cứu".
Ban tổ chức Olympic bị chỉ trích nặng nề sau khi phải hoãn nội dung ba môn phối hợp nam dự kiến thi đấu trên sông Seine. Tờ News của Úc thậm chí dẫn lời AFP ví đây là "trò hề trị giá tỷ đô trên sông Seine".
Phi hành gia kỳ cựu của NASA - Ron Garan đã có 178 ngày ngoài không gian. Mới đây, ông chia sẻ về "nhận thức một cách tỉnh táo" với khẳng định: "Khi nhìn Trái Đất từ không gian, tôi nhận ra chúng ta đang sống trong giả dối".
Ăn Wasabi có thể tăng cường trí nhớ của bạn như thế nào? 5 khám phá kinh ngạc từ các nghiên cứu mới sau đây sẽ có phần trả lời cho câu hỏi này.
Tổ tiên của loài Octocoral có thể đã thắp sáng vùng biển sâu cách đây 540 triệu năm. Đây là cơ sở khẳng định san hô có thể là dạng thực thể sống đầu tiên phát sáng trong bóng tối.
Một phân tích về 21 bộ gen của voi ma mút cho thấy rằng cận huyết thực sự không phải là nguyên nhân dẫn đến sự diệt vong của loài khổng lồ này. Vậy loài voi ma mút tuyệt chủng do biến đổi khí hậu?
Đôi khi bạn cần phải tránh xa tất cả để nhìn rõ mọi thứ. Các vệ tinh viễn thám theo dõi màu sắc đại dương của NOAA sẽ làm điều đó theo nghĩa đen với quỹ đạo 22.300 dặm phía trên đường xích đạo với tốc độ bằng tốc độ quay của Trái Đất.
40 năm qua, khoa học đã tìm kiếm trí thông minh ngoài Trái Đất, vì chưa có dấu hiệu rõ ràng nào về người ngoài hành tinh nên các nhà khoa học đã chuyển sang giải pháp tốt hơn, đó là tìm kiếm trí thông minh trên Trái Đất và có thể đang ẩn náu trong đại dương xanh bao la của chúng ta. Một trong những nỗ lực đó là cuộc trò chuyện kéo dài 20 phút với một con cá voi bằng ngôn ngữ của chính nó mới đây.
Rác thải nhựa chắc chắn là một trong những vấn đề lớn nhất mà hành tinh chúng ta đang phải đối mặt hiện nay. Một công nghệ tái chế đang được kỳ vọng biến rác thải nhựa thành nhựa mới hoàn toàn.
Trong nhiều năm, chuyến tàu chỉ phục vụ một nữ sinh ở Nhật Bản vẫn được duy trì ở ga tàu Kyu-Shirataki trên đảo Hokkaido với nhu cầu di chuyển bằng tàu hàng ngày đến trường.
Chuyện lạThuận Thiên | 12/11/2024Với chiều dài móng tay đáng kinh ngạc khoảng 13 m, người phụ nữ 27 năm không cắt móng tay luôn trở thành tâm điểm chú ý với mỗi động thái liên quan đến bộ móng của mình.
Chuyện lạThuận Thiên | 08/10/2024"Đá ngựa vằn" bí ẩn trên sao Hỏa được các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ - NASA đánh giá là không giống bất cứ thứ gì từng thấy.
Chuyện lạThuận Thiên | 25/09/2024Tình bạn đẹp giữa người chăm sóc và sư tử hoang dã đã kéo dài 13 năm. "Tôi sẽ tiếp tục ở bên nó và chiến đấu vì sự sống còn của những người họ hàng hoang dã của nó khi nào tôi còn sống.", người đàn ông khẳng định.
Chuyện lạThuận Thiên | 17/09/2024Chó kết bạn với một con cá mập liệu có phải là câu chuyện kỳ lạ và có phần nguy hiểm? Riêng với chú chó này thì suốt thời gian qua hầu như ngày nào chú cũng gặp người bạn thân của mình ở dưới nước.
Chuyện lạThuận Thiên | 12/09/2024"Người rừng" Rwanda nổi tiếng sau khi một bộ phim tài liệu làm sáng tỏ lý do anh thích sống cùng động vật hoang dã do bị người dân địa phương bắt nạt vì ngoại hình của mình.
Chuyện lạThuận Thiên | 26/08/2024Hello Kitty không phải là một con mèo có thể là khẳng định gây sốc cho những người hâm mộ Hello Kitty, thông tin chấn động này đã khiến cộng đồng mạng không khỏi ngỡ ngàng.
Chuyện lạThuận Thiên | 29/07/2024Một nhà thiết kế thời trang nổi tiếng mừng bước sang tuổi 75 với vẻ ngoài gây choáng MXH và nhận về vô số lời khen từ những người hâm mộ của bà.
Chuyện lạThuận Thiên | 12/07/2024Hình tượng búp bê Barbie trên phim ảnh là vô cùng nổi tiếng ở phương Tây. Mới đây, một người phụ nữ chi tới 5 tỷ để trở thành búp bê Barbie ngoài đời thực.
Chuyện lạThuận Thiên | 11/07/2024Không thể ngừng chiêm ngưỡng những bản thiết kế từ 20 ý tưởng kiến trúc ấn tượng lấy cảm hứng từ những vật dụng đơn giản hàng ngày này.
Chuyện lạThuận Thiên | 09/07/2024