Báo chí từng thông tin về ông Nguyễn Văn S. (50 tuổi, Ninh Bình) - một trong 2 ca bệnh "người cây" ở Việt Nam. Bệnh biểu bì verruciformis được gọi nôm na là bệnh "người cây", khiến tay, chân "mọc rễ" gây đau đớn cho người bệnh và ảnh hưởng đến sinh hoạt.
Tại Bangladesh, quê hương của "người cây" nổi tiếng Abul Bajandar (31 tuổi, mắc bệnh từ năm 2016) có rất nhiều trẻ em mắc bệnh biểu bì verruciformis (Epidermodysplasia verruciformis - EV). Ripon Sarker (7 tuổi, sinh sống ở làng Pirgaj Upazila, cũng mắc bệnh năm 2016) được xác định là "người cây" nhỏ tuổi nhất trên thế giới.
Anh Abul Bajandar, bệnh nhân "người cây" nổi tiếng ở Bangladesh. (Ảnh: Gulf News)
Gia đình cho biết Ripon phát bệnh trong khoảng 3 tháng tuổi sau khi sinh. Các bác sĩ địa phương đã không thể chẩn đoán bệnh cho cậu bé và phải đến khi được khám ở Bệnh viện Dhaka tại thủ đô của Bangladesh, em mới được xác định mắc bệnh biểu bì verruciformis vô cùng hiếm gặp.
Các triệu chứng của Ripon sau đó giống hệt với các bệnh nhân "người cây" khác khi tay, chân biến dạng khiến em không thể tự đi lại hay ăn uống. "Cháu đi lại rất khó khăn và không thể tự tắm rửa hay cầm được thức ăn bằng tay. Cháu cũng không có bạn bè, thậm chí phải nghỉ học thường xuyên.", Ripon nói với báo chí.
Ripon Sarker - bệnh nhân EV nhỏ tuổi nhất thế giới. (Ảnh: Daily Mail)
Một trường hợp "người cây" trẻ em khác ở Bangladesh là bé gái Sahana Khatun (10 tuổi). Ban đầu, những vảy nhỏ giống như vỏ cây bắt đầu mọc trên mặt của cô bé và chưa khiến em và người nhà lo sợ cho đến khi các "vỏ cây" bắt đầu lan ra. Đưa con gái từ làng ra thủ đô Dhaka để tìm bác sĩ chữa trị sau khi y tế địa phương "bó tay", gia đình Sahana "ngã ngửa" khi biết con mắc chứng “người cây”.
Theo báo chí, Sahana là trẻ em mắc bệnh biểu bì verruciformis đầu tiên trên thế giới. Cô bé đã được Bệnh viện Đại học Y khoa Dhaka điều trị miễn phí. Cả Sahana hay Ripon và tất cả các bệnh nhân khác đều rất thành công trong lần đầu can thiệp, nhưng sau đó các "vỏ cây" mọc trở lại còn dày và khỏe hơn. "Tôi rất sợ. Bác sĩ nói rằng con gái tôi cần thêm 8 - 10 lần điều trị nữa. Nhưng không có gì đảm bảo cháu sẽ được chữa khỏi hoàn toàn.", cha của Sahana tâm sự với báo giới.
Cô bé Sahana Khatun - bệnh nhi EV đầu tiên. (Ảnh: Straits Times)
Cô bé Mukta Moni - một bệnh nhân EV khác ở Bangladesh. (Ảnh: Unb)
Năm 2007, một video về anh Dede Koswara (Indonesia) với những chiếc "vỏ cây" trên người gây xôn xao cõi mạng và truyền thông thế giới. Anh Dede Koswara phát bệnh từ năm 15 tuổi, phải từ bỏ nghề thợ và vô cùng khó khăn trong việc sinh hoạt cá nhân. Vì không có tiền để nuôi gia đình nên vợ chồng anh đã ly hôn, 2 đứa con theo mẹ.
Anh đã trải qua 9 lần điều trị chỉ trong 12 ngày để cắt bỏ 13,2 kg "vỏ cây" nhưng chúng vẫn tiếp tục mọc và lan ra rất nhanh trên cơ thể. Cuối cùng, Dede đã ra đi vào năm 2016 vì một loạt biến chứng.
Bệnh nhân quá cố Dede Koswara. (Ảnh: VTC News)
Theo thống kê của các tài liệu y khoa thế giới, ca bệnh EV đầu tiên được xác định vào năm 1922 và tới nay đã ghi nhận khoảng 600 trường hợp mắc hội chứng "người cây" trên toàn cầu.
Năm ngoái, báo chí có thông tin về ông Nguyễn Văn S. (50 tuổi, ở Ninh Bình) được ghi nhận là một trong 2 ca bệnh EV ở Việt Nam. Từ khi còn nhỏ, lòng bàn chân ông S. đã xuất hiện mụn cóc xù xì, ngày càng cứng và theo thời gian chúng trở nên khô ráp như vỏ cây khiến ông đau đớn, đi lại khó khăn. Thuở nhỏ, ông S. còn bò đi bò lại được và nhờ người cõng đến lớp và học xong được lớp 7. Nhưng càng lớn lên thì chân tay càng co quắp lại, không thể đứng lên đi được, giờ chỉ nằm im một chỗ.
Cách đây khoảng 20 năm, ông S. có ra Hà Nội, đến một số bệnh viện thăm khám và chữa trị nhưng không khỏi. Sau đó, ông về nhà uống thuốc lá, ngâm chân tay bằng nước lá cây đun sôi, ai mách ở đâu có thầy lang tốt là gia đình lại lặn lội đến mua thuốc về uống nhưng cũng không có hiệu quả.
Ông S. giờ hầu như chỉ nằm một chỗ. (Ảnh: Vietnamnet)
Các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Hà Nội thông tin với báo chí cho biết bệnh “người cây” là một bệnh đột biến gen di truyền lặn hiếm gặp. 2 gen đột biến là EVER1/TMC6 và EVER2/TMC8 nằm trên nhiễm sắc thể số 17. Căn bệnh này có dấu hiệu nhận biết là nhiễm trùng HPV lan rộng đưa đến các tổn thương sùi lòng bàn tay, chân và các vùng tiếp xúc với ánh sáng, tạo hình ảnh như “người có rễ như cây”.
Y học toàn cầu hiện tại mới đưa ra biện pháp tình thế là loại bỏ mụn như vỏ cây, rễ cây. Hướng điều trị hay thuốc để chữa dứt điểm căn bệnh hiếm gặp này hiện vẫn còn chờ nghiên cứu.
Theo Healthline, Zing News
>> Nổi tiếng với biệt danh "người cây", anh chàng khổ sở với căn bệnh khiến đôi tay "mọc rễ"
Câu chuyện về em bé có vết bớt hiếm gặp trên mặt sau đây chứng minh tình mẫu tử mãnh liệt và nhắc nhở rằng mọi đứa trẻ đều xứng đáng được nhận sự tử tế và tôn trọng, bất kể những phẩm chất độc đáo của chúng.
Hãy tưởng tượng bạn được sinh ra với làn da vừa với một đứa trẻ 5 tuổi dù chỉ là một bé sơ sinh. Đó là tình trạng của một em bé mắc chứng rối loạn hiếm gặp đã thách thức các bác sĩ suốt 20 năm.
Người đàn ông bị gọi là "Người voi" do có khối u trên mũi. Ông đã tự giác rời khỏi nhà để đi điều trị nhưng lại sợ rằng mình sẽ gặp biến chứng nếu loại bỏ nó.
Có những sự thật có thể vẫn còn gây nhầm lẫn cho các nhà khoa học, khiến chúng ta có nhiều lý do hơn nữa để trân trọng cơ thể mình mỗi ngày. Sau đây là 10 điều bất ngờ về sức khỏe khiến các nhà khoa học cũng phải vò đầu bứt tai.
Cuộc đời được quyết định bởi một dị tật hiếm gặp ở bàn tay, với quyết tâm không lay chuyển cùng bàn tay điêu luyện của các chuyên gia y tế, "người cây" nổi tiếng thế giới đã có thể bế con trở lại sau vô số lần chữa trị.
5 trong số 12 anh chị em trong một gia đình mắc căn bệnh bí ẩn khiến vẻ ngoài kỳ dị tới mức bị nghi là người ngoài hành tinh. Căn bệnh bí ẩn đã dày vò họ từ khi còn nhỏ và giờ họ bắt đầu tin vào những lời đồn.
Bác sĩ Philip Mayhead - bác sĩ tư vấn tiêu hóa từ Bệnh viện Benenden (Anh) chia sẻ ý nghĩa của các loại xì hơi khác nhau và khi nào cần trợ giúp y tế.
Một người đàn ông khám sàng lọc ung thư định kỳ, các bác sĩ sửng sốt khi họ đặt camera vào bên trong ruột ông này. Họ phát hiện ruồi sống được trong ruột và hình ảnh đã được chụp lại.
Đang đi chơi thì bất ngờ được trực thăng đưa thẳng đến bệnh viện sau một cuộc gọi. Đó là bởi người đàn ông đứng trước cơ hội thay đổi cuộc đời mình.
“Cậu bé chưa bao giờ chạm vào thế giới, nhưng thế giới đã được cậu lay chuyển”, một thông điệp về câu chuyện buồn về cậu bé sống trong bong bóng nhựa đến năm 1983.
Một ghiên cứu mới được công bố mới đây khẳng định thai kỳ làm thay đổi não bộ vĩnh viễn của người mẹ. Vậy những sự thay đổi diễn ra thế nào, lợi hay hại?
Hồ sơThuận Thiên | 31/12/2024Một số nhà nghiên cứu đang nghi vấn sao Thiên Vương và sao Hải Vương sở hữu đại dương sâu 5.000 dặm. Nếu điều này là thật thì có gì đáng quan tâm hơn về hai hành tinh này?
Hồ sơThuận Thiên | 30/12/2024Ngày xưa, việc tìm hiểu xem bạn có thai hay không giống như giải quyết một bí ẩn không có manh mối rõ ràng. Hãy xem 5 cách thử thai kỳ thú vị thời xưa xem người xưa vất vả ra sao trước khi có bộ dụng cụ hiện đại.
Hồ sơThuận Thiên | 21/11/2024Mặt trăng vừa có một người bạn nhỏ mới, một mặt trăng mini! Thật ra "vị khách" vũ trụ này chỉ đang đi ngang qua chúng ta và được gọi là mặt trăng thứ hai của Trái Đất.
Hồ sơThuận Thiên | 14/10/2024Bão Milton đổ bộ vào Florida (Mỹ) với sức gió lên tới 120 dặm/giờ trước khi tấn công các khu vực ven biển và gây ra ít nhất 27 cơn lốc xoáy trên toàn tiểu bang.
Hồ sơThuận Thiên | 10/10/2024Bão Boris ở Trung Âu đã gây nhiều hậu quả nặng nề và tang thương khi số người chết tính đến ngày 17/9 đã tăng lên 22, sau khi có thêm 3 nạn nhân được báo cáo ở Ba Lan và 1 nạn nhân ở Áo.
Hồ sơThuận Thiên | 18/09/2024Người dân nhiều nước Đông Nam Á vật lộn với lũ lụt do bão Yagi suốt cả tuần qua, trong đó có Việt Nam - nơi đã ghi nhận thiệt hại lớn về người và của.
Hồ sơThuận Thiên | 13/09/2024Từ một vận động viên ưu tú trở thành một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình, giờ đây phi hành gia "một chân" này đặt mục tiêu trở thành người khuyết tật đầu tiên lên Trạm vũ trụ quốc tế vào năm 2030.
Hồ sơThuận Thiên | 23/08/2024Khi cây bị căng thẳng, chúng tạo ra âm thanh lớn như cuộc trò chuyện bình thường của con người dù tai người không thể nghe thấy. Và theo các nhà khoa học, thực vật có thể phát ra tiếng "kêu cứu".
Hồ sơThuận Thiên | 22/08/2024Gia đình nạn nhân vụ tàu ngầm Titan đòi bồi thường 50 triệu USD với cáo buộc rằng thủy thủ đoàn đã trải qua “nỗi kinh hoàng” ngay trước thảm họa và người điều khiển tàu ngầm đã vô trách nhiệm.
Hồ sơThuận Thiên | 09/08/2024