Những người mắc bệnh "không biết đau" là những người mắc hội chứng "vô cảm bẩm sinh với đau đớn kết hợp bệnh lý kênh ion", còn gọi là hội chứng "mất cảm giác đau bẩm sinh (CIP).
Hội chứng "vô cảm bẩm sinh với đau đớn kết hợp bệnh lý kênh ion" hay hội chứng "mất cảm giác đau bẩm sinh (congenital insensitivity to pain - CIP hay congenital analgesia) là một dạng rối loạn bẩm sinh khiến cho người mắc không cảm nhận được cơn đau. Các nghiên cứu hội chứng CIP ở 11 gia đình bị mắc phải tại châu Âu và châu Á đã xác định được hiện tượng đột biến một gene gọi là PRDM 12 dẫn đến tình trạng mọi chức năng cảm giác với sự đau đớn của bệnh nhân không hoạt động ngay từ lúc mới sinh ra.
Các đột biến trong gen kênh natri SCN9A gây ra một loạt các chứng rối loạn cảm giác đau. (Đồ họa: JCI)
Cách đây hơn 10 năm, báo chí Anh đã đăng tải một loạt thông tin về các bệnh nhân mắc hội chứng CIP ở nước này. Cậu bé Oliver (4 tuổi) không hề biết đau là gì, những tổn thương ngoài da đều không làm Oliver mảy may quan tâm. Có lần Oliver bị ngã và hàm răng đập mạnh vào môi nhưng cậu bé vẫn chẳng hề có một biểu hiện nào như kêu cứu hay khóc lóc.
Cha mẹ Oliver phải luôn ở bên, không dám rời mắt để đề phòng những chạm mạnh cho con. Ban đầu các bác sĩ cho rằng bé sẽ không sống được lâu, nhưng thật may mắn là Oliver lại có những tiến triển tốt trong việc điều trị. “Khi Oliver mới sinh, nó chỉ lớn hơn chai nước ngọt. Chúng tôi đã rất lo sợ và phải luôn ở bên cạnh bé. Oliver không giống như bất cứ đứa bé cùng tuổi nào, nó thậm chí rất thích những thứ bẩn thỉu.”, anh Dean, bố của Oliver, chia sẻ với báo chí.
Oliver (phải) cùng gia đình. (Ảnh: Caters News Agency)
Bé Grace (4 tuổi, ở Castle Vale, Birmingham) mắc phải căn bệnh này từ khi mới sinh và dù có bị thương, bị bỏng hay bị cào em đều không thấy đau. Không những vậy, Grace còn hay bị mất ngủ, tỉnh dậy khi mọi người đang ngon giấc rồi la hét và thậm chí còn tự đập đầu vào tường. Trong khi ban ngày, cô bé tỏ ra rất tình cảm, hay ôm hôn người thân.
Hàng ngày, bố mẹ Grace phải canh chừng bé rất cẩn thận vì cô bé không nhận ra những nguy hiểm rình rập quanh mình. Chẳng hạn như khi đi ra đường, Grace không biết tránh xe như các bạn khác, ấm nước đang sôi cũng không biết nó có thể gây bỏng...
Grace (giữa) cùng gia đình. (Ảnh: BPM)
Hơn 5 năm trước, truyền thông Mỹ đã xôn xao thông tin về Ashlyn Blocker - cô gái đang sống với cha mẹ ở thị trấn Patterson, bang Georgia, miền Nam nước Mỹ - hoàn toàn không có cảm giác đau đớn, sau đó được chẩn đoán mắc CIP. Ashlyn không hề có cảm giác gì khi cầm nắm những món đồ nóng, khi bị côn trùng cắn, khi bị đứt tay chân hoặc vô tình đưa tay vào nước sôi... Theo mẹ của cô, bệnh tình của Ashlyn chỉ được xác định sau khi trải qua một loạt xét nghiệm gene.
Bệnh nhân CIP nổi tiếng của Mỹ Ashlyn Blocker. (Ảnh: ABC News)
Các xét nghiệm cho thấy Ashlyn kế thừa từ cha mẹ 2 bản sao khiếm khuyết của gene SCN9A liên quan đến hoạt động truyền dẫn các xung thần kinh nơi các tế bào thần kinh (neuron) cảm giác sự đau đớn. Cha mẹ cho biết Ashlyn Blocker phát hiện triệu chứng bệnh khi cô được đưa đến bác sĩ điều trị mắt lúc 8 tháng tuổi. Khi đó, bác sĩ nhỏ thuốc vào mắt Ashlyn song cô bé không hề có cảm giác gì. Sau đó, gia đình tới bác sĩ chuyên khoa di truyền học làm xét nghiệm mới phát hiện bệnh của Ashlyn Blocker.
Từ khi mọc răng, Ashlyn gặp phải những chuyện khiến cha mẹ hết sức lo ngại như cắn môi đến chảy máu khi ngủ, cắn vào lưỡi khi ăn và cắn mạnh vào ngón tay... Thời đi học mầm non, một y tá trường học đã được sắp xếp để theo dõi chặt chẽ mọi hành động của Ashlyn nhằm phòng ngừa nguy hiểm cho cô. "Tôi nhận thấy chúng tôi không thể nào chấm dứt được mọi sự nguy hiểm xảy đến cho con bé. Ashlyn cần một cuộc sống bình thường, không bị áp đặt bởi các giới hạn.", bố của Ashlyn tâm sự với báo chí.
Ashlyn Blocker thuở nhỏ luôn có nhiều vết thương. (Ảnh: New York Times)
CIP là căn bệnh cực kỳ hiếm gặp và cho đến nay y văn thế giới mới xác định được 20 trường hợp. Đa số các trường hợp do đột biến các gene, bao gồm gene SCN9A liên quan đến hoạt động truyền các tín hiệu điện nơi dây thần kinh. Tuy nhiên, gene PRDM 12 đóng vai trò chủ chốt trong việc biến đổi một protein gọi là chromatin (sợi nhiễm sắc) hoạt động như công tắc có nhiệm vụ tắt hay mở các gene khác trên nhiễm sắc thể.
Các chuyên gia hiện không biết chính xác có bao nhiêu người trên thế giới mắc phải CIP và ước tính tỷ lệ khoảng 1 trong 1 triệu người trên toàn cầu sinh ra mà không có cảm giác đau. Tại Nhật Bản đã có một hiệp hội dành riêng cho các bệnh nhân CIP với tổng cộng 67 thành viên. Giới khoa học cũng đang nỗ lực nghiên cứu để tìm ra hướng điều trị dứt điểm CIP.
Theo Wikipedia, BPM, Caters News Agency, CAND
>> Bệnh "người cây" khiến tay, chân "mọc rễ": Có bệnh nhân ra đi ở tuổi 45, Việt Nam đã có 2 ca
Câu chuyện về em bé có vết bớt hiếm gặp trên mặt sau đây chứng minh tình mẫu tử mãnh liệt và nhắc nhở rằng mọi đứa trẻ đều xứng đáng được nhận sự tử tế và tôn trọng, bất kể những phẩm chất độc đáo của chúng.
Hãy tưởng tượng bạn được sinh ra với làn da vừa với một đứa trẻ 5 tuổi dù chỉ là một bé sơ sinh. Đó là tình trạng của một em bé mắc chứng rối loạn hiếm gặp đã thách thức các bác sĩ suốt 20 năm.
Người đàn ông bị gọi là "Người voi" do có khối u trên mũi. Ông đã tự giác rời khỏi nhà để đi điều trị nhưng lại sợ rằng mình sẽ gặp biến chứng nếu loại bỏ nó.
Có những sự thật có thể vẫn còn gây nhầm lẫn cho các nhà khoa học, khiến chúng ta có nhiều lý do hơn nữa để trân trọng cơ thể mình mỗi ngày. Sau đây là 10 điều bất ngờ về sức khỏe khiến các nhà khoa học cũng phải vò đầu bứt tai.
Cuộc đời được quyết định bởi một dị tật hiếm gặp ở bàn tay, với quyết tâm không lay chuyển cùng bàn tay điêu luyện của các chuyên gia y tế, "người cây" nổi tiếng thế giới đã có thể bế con trở lại sau vô số lần chữa trị.
5 trong số 12 anh chị em trong một gia đình mắc căn bệnh bí ẩn khiến vẻ ngoài kỳ dị tới mức bị nghi là người ngoài hành tinh. Căn bệnh bí ẩn đã dày vò họ từ khi còn nhỏ và giờ họ bắt đầu tin vào những lời đồn.
Bác sĩ Philip Mayhead - bác sĩ tư vấn tiêu hóa từ Bệnh viện Benenden (Anh) chia sẻ ý nghĩa của các loại xì hơi khác nhau và khi nào cần trợ giúp y tế.
Một người đàn ông khám sàng lọc ung thư định kỳ, các bác sĩ sửng sốt khi họ đặt camera vào bên trong ruột ông này. Họ phát hiện ruồi sống được trong ruột và hình ảnh đã được chụp lại.
Đang đi chơi thì bất ngờ được trực thăng đưa thẳng đến bệnh viện sau một cuộc gọi. Đó là bởi người đàn ông đứng trước cơ hội thay đổi cuộc đời mình.
“Cậu bé chưa bao giờ chạm vào thế giới, nhưng thế giới đã được cậu lay chuyển”, một thông điệp về câu chuyện buồn về cậu bé sống trong bong bóng nhựa đến năm 1983.
Ngày xưa, việc tìm hiểu xem bạn có thai hay không giống như giải quyết một bí ẩn không có manh mối rõ ràng. Hãy xem 5 cách thử thai kỳ thú vị thời xưa xem người xưa vất vả ra sao trước khi có bộ dụng cụ hiện đại.
Hồ sơThuận Thiên | 21/11/2024Mặt trăng vừa có một người bạn nhỏ mới, một mặt trăng mini! Thật ra "vị khách" vũ trụ này chỉ đang đi ngang qua chúng ta và được gọi là mặt trăng thứ hai của Trái Đất.
Hồ sơThuận Thiên | 14/10/2024Bão Milton đổ bộ vào Florida (Mỹ) với sức gió lên tới 120 dặm/giờ trước khi tấn công các khu vực ven biển và gây ra ít nhất 27 cơn lốc xoáy trên toàn tiểu bang.
Hồ sơThuận Thiên | 10/10/2024Bão Boris ở Trung Âu đã gây nhiều hậu quả nặng nề và tang thương khi số người chết tính đến ngày 17/9 đã tăng lên 22, sau khi có thêm 3 nạn nhân được báo cáo ở Ba Lan và 1 nạn nhân ở Áo.
Hồ sơThuận Thiên | 18/09/2024Người dân nhiều nước Đông Nam Á vật lộn với lũ lụt do bão Yagi suốt cả tuần qua, trong đó có Việt Nam - nơi đã ghi nhận thiệt hại lớn về người và của.
Hồ sơThuận Thiên | 13/09/2024Từ một vận động viên ưu tú trở thành một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình, giờ đây phi hành gia "một chân" này đặt mục tiêu trở thành người khuyết tật đầu tiên lên Trạm vũ trụ quốc tế vào năm 2030.
Hồ sơThuận Thiên | 23/08/2024Khi cây bị căng thẳng, chúng tạo ra âm thanh lớn như cuộc trò chuyện bình thường của con người dù tai người không thể nghe thấy. Và theo các nhà khoa học, thực vật có thể phát ra tiếng "kêu cứu".
Hồ sơThuận Thiên | 22/08/2024Gia đình nạn nhân vụ tàu ngầm Titan đòi bồi thường 50 triệu USD với cáo buộc rằng thủy thủ đoàn đã trải qua “nỗi kinh hoàng” ngay trước thảm họa và người điều khiển tàu ngầm đã vô trách nhiệm.
Hồ sơThuận Thiên | 09/08/2024Vụ phản ứng mạnh thứ nhì của vũ trụ được coi là một vụ nổ tia gamma, là vụ nổ sáng nhất mà chúng ta từng chứng kiến với độ sáng gấp 10 lần hoặc hơn một một vụ nổ tia gamma thông thường.
Hồ sơThuận Thiên | 30/07/2024Robot có làn da giống người của Nhật Bản đạt được tiến bộ lớn trong chế tạo robot, có thể khiến robot tương lai giống con người hơn, gây lo ngại về sự thống trị của máy móc đang đến gần.
Hồ sơThuận Thiên | 23/07/2024