TIN SỰ KIỆN

Nam sinh Bách khoa và sáng chế cánh tay kỳ diệu giúp người khuyết tật

Có anh họ bị tai nạn lao động mất đi một cánh tay phải, Tài cùng nhóm bạn quyết tâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ đọc sóng não để điều khiển cánh tay nhân tạo cho người khuyết tật.

>> Sau 2 lần bị chó đuổi và 1 lần bị chó vồ được, nam sinh chế tạo thiết bị đuổi chó thành công

Đỗ Xuân Vương, Hoàng Thế Nam, Ngô Quang Tài là 3 sinh viên năm cuối chuyên ngành Cơ điện tử của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Cả ba cùng chung sự trăn trở khi biết có hàng triệu người Việt Nam bị khuyết tật vận động do các di chứng khác nhau của chiến tranh và tai nạn để lại.

Đặc biệt đối với Tài, chàng trai 22 tuổi từng chứng kiến sự khó khăn trong sinh hoạt của người anh họ do mất đi cánh tay phải vì tai nạn lao động vài năm trước...

Điều đó đã thôi thúc cả 3 mong muốn tạo ra một sản phẩm hỗ trợ những người khuyết tật, giúp cuộc sống của họ trở nên dễ dàng hơn. 

Cuối tháng 12/2019, Vương, Nam và Tài bắt đầu nhen nhóm ý tưởng về việc ứng dụng công nghệ đọc sóng não để điều khiển cánh tay nhân tạo, giúp người khuyết tật có thể sử dụng và điều khiển giống như cánh tay thật.

Tài cho biết, so với một số nghiên cứu về cánh tay robot trước đó vốn chỉ dùng cảm biến vào bàn tay hoặc bắp tay, sản phẩm của nhóm sẽ kết nối tín hiệu từ tai nghe Mindwave thông qua giao thức bluetooth.

Các tín hiệu thu nhận sẽ truyền về bộ vi xử lý thông qua giao tiếp UART để phân tích, từ đó đưa ra tín hiệu điều khiển cánh tay. Mỗi một suy nghĩ về cử chỉ, cánh tay sẽ tạo ra những dạng tín hiệu khác nhau. Tương ứng với đó, mạch điện tử sẽ điều khiển các động cơ để co duỗi ngón tay.

Như vậy, bằng cách này, người sử dụng chỉ cần đeo một cánh tay nhân tạo có gắn các mạch điện bên trong bắp tay, bắt đầu cầm nắm, thậm chí là gõ bàn phím thông qua sóng thần kinh truyền từ não tới các ngón tay.

Điều khó khăn nhất, theo nhóm là phải luyện tập để thu được sóng não cố định. Cụ thể, khi cử động, con người sẽ phát ra nhiều loại sóng não khác nhau, nhiệm vụ của nhóm là phải phân tích và tạo ra một thư viện chuẩn với các dạng sóng cố định.

“Người sử dụng cần phải luyện tập trong suy nghĩ cùng với tai nghe để có biên dạng sóng chuẩn. Với mỗi hành động cần tập luyện nhiều lần, sau đó phân tích nhằm đưa ra dạng sóng chuẩn nhất để tập luyện. Quá trình này phải diễn ra liên tục sao cho sự kiểm soát sóng não được thành thạo trong thời gian dài”.

Điều này theo Xuân Vương cũng sẽ mất rất nhiều thời gian do các dạng sóng còn tùy thuộc vào cảm xúc và độ tuổi của mỗi người. Cả nhóm dự tính, phải mất ít nhất khoảng 4 tháng liên tục, thư viện này mới có thể hoàn thiện với những động tác cơ bản.

Nhóm nghiên cứu gồm 3 sinh viên là Hoàng Thế Nam, Ngô Quang Tài, Đỗ Xuân Vương (từ trái qua phải).

Một nghiên cứu khó

Lên ý tưởng từ tháng 12 năm ngoái, nhưng vì Covid-19, những thiết bị được mua từ nước ngoài không thể chuyển về theo đúng kế hoạch, cả nhóm đành tạm gián đoạn việc nghiên cứu.

Phải đến tháng 4, nhóm mới gấp rút hoàn thiện sản phẩm và đến hiện tại, cánh tay nhân tạo bước đầu thành công với việc cầm, nắm cơ bản.

“Dù đây mới chỉ là sản phẩm thử nghiệm nhưng chúng em vẫn đang có gắng hoàn thiện dần dần. Đôi lúc bọn em làm đến đâu lại thấy thiếu đến đó”, Thế Nam nói.

Theo Thế Nam, có khi chỉ với một thao tác cơ bản, cả nhóm cũng phải tập luyện mất một tuần, lập trình từ sáng đến tận 9-10h tối, nhưng rất nhiều lần vẫn thất bại.

“Có những khi nản, cả ba kéo nhau ra trà đá hay đứng giữa sân trường, tĩnh tâm một lát rồi lại quay về phòng tiếp tục. Do đây là bản thử đầu tiên nên vẫn còn nhiều thứ cần chỉnh sửa và tập luyện để đem lại xác suất cao hơn. Cả nhóm sẽ cố gắng thử khoảng 10.000 lần, như vậy dữ liệu sóng sẽ chuẩn nhất”.

>> Hội bạn thân Bách khoa "cùng tiến": 5/17 tốt nghiệp xuất sắc, còn lại giỏi và đều thành đạt

>> Sinh viên Bách khoa mới thấu hiểu: Hoàn thành robot trong 6 ngày để kết thúc môn hạnh phúc thế này đây!

Cánh tay điều khiển bằng suy nghĩ giành giải Sáng tạo Sinh viên Nghiên cứu khoa học 2020 của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

Cũng theo nhóm nghiên cứu, trong quá trình phát triển ý tưởng, cả ba đã tìm ra thiết kế cánh tay, bàn chân giả của nhóm kỹ sư và nhà khoa học tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ).

“Chúng em đã có sự kế thừa và phát triển để sản phẩm trở nên ưu việt hơn. Hiện tại, mức chi phí cho một sản phẩm dao động từ 10-13 triệu đồng. Chúng em vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để giảm tối đa chi phí, đồng thời thiết bị không chỉ cử động trên bàn tay mà có thể cử động cả cổ và khuỷu tay. Ngoài ra, thiết bị vẫn đang hơi cồng kềnh, do đó về lâu dài, chúng em sẽ xử lý các mạch điện trong bắp tay sao cho tối giản nhất có thể để người dùng dễ dàng sử dụng như một cánh tay thật”.

TS. Mạc Thị Thoa - Trưởng bộ môn Cơ điện tử, người hướng dẫn nhóm khẳng định đây là một nghiên cứu khó và có ít tài liệu được công bố công khai. Điểm mới và nổi bật của nghiên cứu này là sự liên kết giữa tín hiệu điều khiển sóng não với một thiết bị phần cứng.

Còn TS. Trương Công Tuấn, Phó trưởng bộ môn Cơ điện tử cho rằng đây là một sản phẩm tiềm năng, có thể phát triển và ứng dụng trong tương lai.

“Tuy nhiên, để hoàn thiện và ứng dụng vào thực tế đòi hỏi kinh phí nghiên cứu rất lớn. Song, nếu thành công, các em hoàn toàn có thể ứng dụng để điều khiển các thiết bị hỗ trợ người tàn tật, bại liệt như chân, tay giả, xe lăn…, hay những trò chơi sử dụng sóng não để phát triển trí tuệ cho trẻ nhỏ, trẻ chậm phát triển”.

Về phía Vương, Nam và Tài, hướng phát triển của nhóm sau khi điều khiển ổn định là sẽ dùng xử lý ảnh để hỗ trợ cánh tay có thể phân tích những loại vật dụng khác nhau, qua đó áp dựng lực mạnh, nhẹ phù hợp để cầm nắm một vật nhất định.

Nhóm dự kiến sẽ hoàn thiện sản phẩm cánh tay điều khiển bằng suy nghĩ trong vòng 2 năm tới. 

Thúy Nga (Nguồn: https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/guong-mat-tre/sinh-vien-dh-bach-khoa-ha-noi-thiet-ke-canh-tay-dieu-khien-bang-suy-nghi-649194.html)

>> Sinh viên Bách khoa sáng chế máy rửa tay sát khuẩn tự động, được bệnh viện lớn đặt hàng sử dụng ngay


TIN LIÊN QUAN

Cuộc trò chuyện kéo dài 20 phút với một con cá voi bằng ngôn ngữ của chính nó

40 năm qua, khoa học đã tìm kiếm trí thông minh ngoài Trái Đất, vì chưa có dấu hiệu rõ ràng nào về người ngoài hành tinh nên các nhà khoa học đã chuyển sang giải pháp tốt hơn, đó là tìm kiếm trí thông minh trên Trái Đất và có thể đang ẩn náu trong đại dương xanh bao la của chúng ta. Một trong những nỗ lực đó là cuộc trò chuyện kéo dài 20 phút với một con cá voi bằng ngôn ngữ của chính nó mới đây.

Các nhà khoa học phát hiện hơn 100 loài mới tại New Zealand

Các nhà khoa học phát hiện hơn 100 loài mới tại New Zealand

Cách đây vài tuần, các nhà khoa học phát hiện hơn 100 loài mới tại New Zealand, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong bức tranh rõ nét hơn về đa dạng sinh học độc đáo của hành tinh xanh.

Những đợt sóng khổng lồ từ El Niño giúp môn lướt sóng thú vị hơn ở nhiều nơi trên thế giới

Những đợt sóng khổng lồ từ El Niño giúp môn lướt sóng thú vị hơn ở nhiều nơi trên thế giới

Nhắc đến El Niño, ta thường nghĩ ngay đến những thảm họa liên quan đến thời tiết. Tuy nhiên, những đợt sóng khổng lồ từ El Niño giúp môn lướt sóng thú vị hơn ở nhiều nơi trên thế giới, theo các nghiên cứu.

Mỹ không thể xác minh bất kỳ trường hợp nhìn thấy người ngoài hành tinh nào, lý do là "không có dữ liệu"

Mỹ không thể xác minh bất kỳ trường hợp nhìn thấy người ngoài hành tinh nào, lý do là "không có dữ liệu"

Báo cáo dài 63 trang từ Văn phòng Giải quyết Bất thường trên Toàn miền của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ khẳng định họ không thể xác minh bất kỳ trường hợp nhìn thấy người ngoài hành tinh nào, lý do là "không có dữ liệu".

Câu chuyện về người vợ thiên tài của Albert Einstein: Bị chồng làm lu mờ và sự công nhận muộn màng

Câu chuyện về người vợ thiên tài của Albert Einstein: Bị chồng làm lu mờ và sự công nhận muộn màng

Trong lịch sử khoa học, một số cái tên tỏa sáng rực rỡ và có những cái tên khác vẫn chìm trong bóng tối. Một nhân vật ít người biết đến như vậy là Mileva Marić, người vợ thiên tài của Albert Einstein.

10 điều kỳ lạ trên khắp thế giới khiến bạn bối rối tự hỏi tại sao

10 điều kỳ lạ trên khắp thế giới khiến bạn bối rối tự hỏi tại sao

Tại sao hươu cái lại phản ứng khi nghe tiếng con người khóc? Tại sao đôi khi chúng ta quên mất mình đang đi đâu và định làm gì?... 10 điều kỳ lạ trên khắp thế giới khiến bạn bối rối khi biết sự thật.

Tại sao ai cũng "loạn mắt" trước những vách ngăn ảo ảnh quang học dạng lưới này?

Tại sao ai cũng "loạn mắt" trước những vách ngăn ảo ảnh quang học dạng lưới này?

Bạn đang cố gắng tìm hiểu điều gì thực sự đang diễn ra trong ảo ảnh quang học? Nếu bạn cố đếm số chấm đen, bạn sẽ ngạc nhiên trước những gì xảy ra tiếp theo trên những vách ngăn ảo ảnh quang học dạng lưới này.

Các nhà khoa học khẳng định "sinh vật Mexico" không phải người ngoài hành tinh và là "chuyện bịa đặt"

Các nhà khoa học khẳng định "sinh vật Mexico" không phải người ngoài hành tinh và là "chuyện bịa đặt"

Được tìm thấy ở Peru nhưng được cho là bị Mexico đánh cắp và trưng bày gây sốt suốt năm qua, mới đây các nhà khoa học khẳng định "sinh vật Mexico" không phải người ngoài hành tinh như một cái kết khép lại "chuyện bịa đặt".

11 sự thật khó tin đã được khoa học chứng minh thời gian gần đây

11 sự thật khó tin đã được khoa học chứng minh thời gian gần đây

Thế giới luôn có một số sự thật thú vị điên rồ nghe có vẻ như dối trá, nhưng khoa học đằng đã chứng minh rằng chúng đúng. Ví dụ như 10 sự thật khó tin đã được khoa học chứng minh sau đây.

Từ các loại rau củ màu tím đến "thực phẩm biến đổi khí hậu", các chuyên gia dự đoán xu hướng làm vườn năm 2024

Từ các loại rau củ màu tím đến "thực phẩm biến đổi khí hậu", các chuyên gia dự đoán xu hướng làm vườn năm 2024

Cho rằng những người làm vườn tại nhà trên toàn cầu sẽ phải thích ứng với khí hậu thay đổi vào năm tới, các chuyên gia dự đoán xu hướng làm vườn năm 2024.

SỰ KIỆN NỔI BẬT

Đại học Nguyễn Trãi công bố điểm chuẩn năm 2022

Đại học Nguyễn Trãi công bố điểm chuẩn năm 2022

Đại học Nguyễn Trãi vừa công bố điểm chuẩn năm 2022 xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm học bạ.

Học đườngBông Bông | 16/09/2022
Nam sinh duy nhất được 10 điểm Văn tốt nghiệp THPT: Bí kíp là lướt TikTok xem các Hoa hậu nói triết lý

Nam sinh duy nhất được 10 điểm Văn tốt nghiệp THPT: Bí kíp là lướt TikTok xem các Hoa hậu nói triết lý

Chỉ 10 tháng ôn luyện môn Văn, nam sinh đạt 10 điểm Văn, mang danh hiệu thủ khoa C03 (Văn, Toán, Sử) toàn quốc.

Học đườngBông Bông | 27/07/2022
Fanpage Lớp Người Ta - "Chiếc động troll" cho hội "nhất quỷ nhì ma"

Fanpage Lớp Người Ta - "Chiếc động troll" cho hội "nhất quỷ nhì ma"

Các bài đăng trên Lớp Người Ta không chỉ cung cấp thông tin đơn thuần mà còn có nhiều ảnh chế, video giải trí cực hấp dẫn nhằm tạo nên những tiếng cười cho người xem.

Học đườngThuận Thiên | 27/12/2021
"Cuộc gọi đêm giao thừa": Vở kịch của những cảm xúc đặc biệt

"Cuộc gọi đêm giao thừa": Vở kịch của những cảm xúc đặc biệt

Tối 26/1, buổi công diễn vở kịch “Cuộc Gọi Đêm Giao Thừa” đã diễn ra, đánh dấu Liveshow Kịch 2021 chính thức khép lại. Có mặt tại địa điểm tổ chức, các bạn sinh viên Báo chí cùng những người yêu mến nghệ thuật Kịch nói đã được thưởng thức một bữa tiệc ca kịch đầy ấn tượng và nhiều cảm xúc.

Học đườngThuận Thiên | 27/01/2021
Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020: Hành trang thực tập cho sinh viên thời kỳ hậu Covid-19

Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020: Hành trang thực tập cho sinh viên thời kỳ hậu Covid-19

Tiếp nối thành công từ chương trình NEU Internship Day 2019, ngày 3/10 vừa qua, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã long trọng tổ chức chương trình “Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020”.

Học đườngThuận Thiên | 05/10/2020
Học trò than "nỗi ám ảnh" môn Công nghệ lớp 11: Cộng đồng chia rẽ, người kêu dễ, kẻ bảo khó

Học trò than "nỗi ám ảnh" môn Công nghệ lớp 11: Cộng đồng chia rẽ, người kêu dễ, kẻ bảo khó

Thời đi học có rất nhiều môn đòi hỏi đôi chút năng khiếu, đặc biệt là khả năng vẽ. Một trong những môn học đó là môn Công nghệ, một trong những nỗi ám ảnh của học trò vẽ kém.

Học đườngThuận Thiên | 24/09/2020
Lớp "người ta" khoe niềm vui chung khi có cặp đôi yêu nhau, dân tình đua nhau soi "info" các bạn nữ

Lớp "người ta" khoe niềm vui chung khi có cặp đôi yêu nhau, dân tình đua nhau soi "info" các bạn nữ

Lớp có cặp đôi yêu nhau thường khiến những người xung quanh "gato" tới bực bội. Nhưng riêng lớp học này lại coi đó như niềm vui chung đáng để khoe với thiên hạ.

Học đườngThuận Thiên | 23/09/2020
Bạn cùng bàn nghỉ học, nam sinh làm hình vẽ "siêu kute" thế chỗ, dân tình đua nhau tag bạn và phát hiện trai đẹp

Bạn cùng bàn nghỉ học, nam sinh làm hình vẽ "siêu kute" thế chỗ, dân tình đua nhau tag bạn và phát hiện trai đẹp

Cậu bạn chia sẻ hình vẽ "siêu kute" làm kiểu hình nộm thay thế khi bạn cùng bàn nghỉ học khiến dân tình được phen rủ rê bạn bè vô cùng sôi động. Và nhiều người phát hiện cậu bạn khá điển trai.

Học đườngThuận Thiên | 22/09/2020
Dấu ấn chung kết Olympia của chàng trai Tây Nguyên với đôi tất màu xanh giản dị của cha

Dấu ấn chung kết Olympia của chàng trai Tây Nguyên với đôi tất màu xanh giản dị của cha

Trước khi bước lên phía trước để thi Về đích, Quốc Anh cúi xuống rồi bước ra với chiếc quần xắn cao để lộ đôi tất màu xanh. “Đây là đôi tất của cha em!”, câu nói của nam sinh khiến nhiều người rưng rưng.

Học đườngThuận Thiên | 21/09/2020
Khoe hình vẽ môn Sinh học 35 năm trước của mẹ, học sinh gây trầm trồ cực độ: Mẹ giờ làm bác sĩ hay họa sĩ?

Khoe hình vẽ môn Sinh học 35 năm trước của mẹ, học sinh gây trầm trồ cực độ: Mẹ giờ làm bác sĩ hay họa sĩ?

Không thể không buông lời khen khi chiêm ngưỡng loạt hình vẽ môn Sinh học trên cuốn vở đã có 35 năm tuổi thời lớp 8 của mẹ bạn học sinh này.

Học đườngThuận Thiên | 21/09/2020