Vòng xoáy cạnh tranh và thi cử tại Hàn Quốc là căn nguyên dẫn tới những bê bối gian lận thi cử mà mới đây nhất là vụ việc diễn ra tại trường nữ sinh Sookmyung.
Hôm 15/11 chính là ngày diễn ra kỳ thi đại học khốc liệt nhất Hàn Quốc, máy bay ngừng bay trong 1 tiếng đồng hồ để học sinh tập trung làm bài. Nhưng ngay trước đó, nhiều thí sinh lại bị phân tán tư tưởng vì một vụ việc đáng tiếc.
Đó là scandal ở trường trung học nữ sinh Sookmyung ở quận Gangnam, khu vực giàu có bậc nhất Seoul. Vụ việc liên quan đến 2 cô con gái sinh đôi và bố của họ - một nhân viên cấp cao ở trường.
Từ trước đến nay, Sookmyung được biết đến là một ngôi trường tư danh giá, có lịch sử hơn 100 năm, từng đào tạo nhiều nghệ sĩ, nữ doanh nhân, nhà chính trị, bao gồm cả Đệ nhất Phu nhân Hàn Quốc đương thời. Trường nổi tiếng là có tỷ lệ rất cao thí sinh đỗ vào SKY - nhóm 3 trường danh giá nhất xứ kim chi.
SKY là viết tắt tên 3 đại học danh giá nhất: ĐH Quốc gia Seoui, ĐH Hàn Quốc, ĐH Yonsei.
Tuy nhiên, lịch sử hơn 100 năm của trường đã bị vấy bẩn vào năm nay, ngay trước khi kỳ thi đại học diễn ra. Vụ việc chấn động đến mức đầu tuần này, 3 ngày trước khi cuộc "vượt vũ môn" bắt đầu, Sở cảnh sát Suseo của quận Gangnam đã phải tổ chức họp báo công bố kết quả điều tra.
Họ công bố bằng chứng gian lận gồm 1 tập giấy note màu vàng và 1 cuốn sổ tay dày đặc kết quả toán. Cùng với đó là nhiều tờ đề thi hoàn toàn trắng tinh nhưng mặt sau lại là những dãy số chi chít.
Những tờ giấy note trùng khớp đáp án đúng của 2 nữ sinh.
Làn sóng nghi ngờ, phẫn nộ bắt đầu dấy lên vào cuối tháng 7. 2 cô gái sinh đôi vốn có học lực bình thường, đứng thứ 59 và 121, lại lọt thẳng vào top 1% xuất sắc nhất. Thêm nữa, bố của họ là nhân viên cấp cao ở trường khiến cho người ta không khỏi tò mò.
Phụ huynh Lee Shin-woo nói với truyền thông: "Con gái của tôi về nhà, òa khóc nức nở vì chuyện kinh khủng đã xảy ra. Chúng tôi cảm thấy sốc và bị phản bội. Tại sao những đứa trẻ có năng lực kém lại bứt phá lên top đầu chỉ sau 1 học kì? Dấu hiệu gì vậy, ai đó hãy nói đi!".
Vụ scandal này gây chấn động cả đất nước Hàn Quốc là bởi ở đất nước này, hệ thống xếp hạng ở trường lớp Hàn Quốc có ảnh hưởng rất lớn đến kỳ thi đại học, trước nhất là tác động đến tâm lý và sự tự tin của các em. Trường trung học càng có tiếng, đường đến đại học danh giá càng gần.
Và chính tại trường trung học, những chặng đua khắc nghiệt luôn diễn ra mỗi ngày. Có tất cả 9 nhóm phân loại học lực, nhóm càng cao thì tỷ lệ đỗ đại học càng cao.
Vì thế, việc 2 nữ sinh từ vị trí 59 và 121 "lội ngược dòng" vào top 1% không chỉ là hành vi tồi tệ, làm xấu đi phẩm giá cá nhân mà nghiêm trọng hơn, họ đã hất phăng sự cố gắng của người khác để giành lấy vị trí vốn không thuộc về mình. Như vậy, có thể hiểu vì sao vụ gian lận lại khiến toàn trường Sookmyung ngột ngạt và bức bối đến thế.
Học sinh Hàn "cày" bài đến khuya cho kỳ thi đại học.
Ngay sau đó, nhiều phụ huynh thắp nến vào ban đêm, ngồi trước cổng trường đòi điều tra trắng đen rõ ràng. Một phụ huynh cho biết: "Tụi nhỏ bị sốc vì chính thầy giáo và bạn học mà chúng tin tưởng đã gian lận. Suy sụp nhất là các em có học lực đứng đầu".
Tốn biết bao công sức để bạn leo lên đỉnh núi cao nhất thì lại thấy 2 cái tên lạ hoắc qua mặt bằng cách... đi cáp treo?! Ở thời điểm mà trong đầu học sinh chỉ còn lại 3 chữ "thi đại học", đừng hỏi tại sao thứ mà những đứa trẻ "trên đỉnh" này nhìn thấy, chính là vực sâu tăm tối.
Sau khi vụ việc xảy ra, ngay đầu tháng 8, cảnh sát đã vào cuộc để điều tra làm rõ sự việc. Họ nhanh chóng thu thập lời khai của nhân chứng - các em học sinh.
Nhiều nữ sinh cho biết, các em đã nhìn thấy cặp sinh đôi "vồ" lấy cuốn sổ tay và "học lấy học để" ngay trước mỗi bài kiểm tra. Khi bạn bè hỏi, 2 nữ sinh này luôn né tránh.
Nhưng hết lần này đến lần khác, họ bị bắt gặp viết đáp án từ sổ tay vào mặt sau đề thi. Có lẽ sau đó lại "thuyên chuyển" từ đề thi vào phiếu đáp án.
>> 11 giáo viên ngồi tù vì sửa bài thi, nâng điểm trong vụ gian lận thi cử chấn động nước Mỹ
Manh mối khác đến từ bố của 2 nữ sinh, ông Hyun Gyung-yong, nhân viên cao cấp của trường. Dĩ nhiên ông Hyun biết nơi chứa đề thi và đáp án.
Điều đáng nói là không hề có camera giám sát ở phòng chứa đề. Tuy vậy, cảnh sát phát hiện ông Hyun luôn ở lại trường rất muộn vào buổi tối trước khi bài kiểm tra diễn ra mà không có lý do chính đáng.
Sau một khoảng thời gian điều tra, đến ngày 5/9 vừa qua, khi đã có đủ cơ sở, cảnh sát tiến hành khám xét nhà 3 bố con ông Hyun. Họ phát hiện vị cán bộ này vừa mới đổi cả máy tính làm việc lẫn máy tính cá nhân, đồng thời đập vỡ ổ cứng.
Ngoài ra, cảnh sát còn ngửi thấy "mùi thuốc súng" - bằng chứng khó chối cãi của vụ gian lận. Một trong 2 điện thoại của các nữ sinh còn lưu lại đáp án và nó được viết trước lúc kỳ thi diễn ra.
Tang vật được tìm thấy từ nhà của bố con ông Hyun.
Khi được hỏi, 2 nữ sinh không thể giải thích rõ ràng rằng vì sao có đáp án trước cả đề thi và vì sao chỉ có kết quả mà không có công thức tính toán dài dằng dặc hàng cây số. Đáp lại, phía gia đình họ vẫn tỏ ra không biết gì. 2 nữ sinh nói, mọi thứ đến từ bên trong bộ não của họ nên chẳng cần ghi ra giấy, cộng thêm phép màu của sự may mắn, tình cờ.
Phía luật sư của 3 bố con phản biện, phía cảnh sát thì không đủ bằng chứng buộc tội ông Hyun lấy trộm đáp án. Thế nhưng lời phản biện này bị tòa án bác bỏ vào ngày 6/11 vừa rồi và ông Hyun bị bắt giữ.
"Chúng tôi tin rằng, ông Hyun đã lấy cắp đề thi và đáp án tổng cộng 5 lần để cung cấp cho 2 con gái. Nhà điều tra có bằng chứng nghi ngờ 2 nữ sinh đã chép đáp án từ sổ tay vào mặt sau tờ đề trước khi chuông làm bài vang lên, sau đó lại chép từ đề thi vào phiếu trả lời".
Cảnh sát đề nghị cáo buộc cả 3 nghi phạm vào tội "cản trở công việc kinh doanh", mức án có thể là 5 năm tù hoặc phạt tiền 13.000 USD (hơn 300 triệu đồng). Mặc dù 2 nữ sinh đã tự ý không đến lớp, nhà trường cũng chính thức cho thôi học và hủy mọi kết quả thi. Một phiên tòa khác sẽ diễn ra để loại ông Hyun khỏi vị trí quản lý.
Cổng trường trường đại học trong kỳ thi đại học ở Hàn Quốc.
Vụ án gần như có hồi kết nhưng nó chỉ là giọt nước làm tràn ly trong bối cảnh bầu không khí học đường Hàn Quốc vốn nghẹt thở nay còn xám xịt, bao trùm bởi những đám mây nghi ngờ. "Mọi người thấy việc giáo viên hay quản lý cho con mình học ở trường đang làm việc là một thói quen. Nhưng giờ tôi biết một điều, thói quen sẽ làm chúng ta không để ý, không phát giác kịp những mầm mống phạm tội có thể xảy ra.", phụ huynh họ Lee cho biết.
Sở giáo dục đô thị Seoul từng nói trong một thông báo của mình về vụ gian lận trường Sookmyung rằng: "Việc này phá hoại giá trị của những thành tích đạt được trong học tập và thi cử, vốn nên đề cao tính công bằng. Một vụ suy đồi, bóp méo lòng tin của công chúng về giáo dục".
Hiện nay, Sở này đang có kế hoạch cấm giáo viên và con em làm việc, học tập chung một trường cũng như lắp thêm nhiều camera giám sát. Khi được hỏi về tương lai của 2 nữ sinh gian lận, đại diện sở nói: "Họ có thể thi bằng GED (bài kiểm tra phát triển giáo dục chung, khác với thi đại học) hoặc có lẽ là rời khỏi đất nước".
Một cuộc thi gắn với một cuộc đời: Thi đại học ở Hàn Quốc.
Qua vụ việc xảy ra tại trường trung học nữ sinh Sookmyung, một lần nữa chúng ta thấy sự khắc nghiệt của nền giáo dục Hàn Quốc. Hôm nay hàng trăm ngàn thí sinh mày mò suy nghĩ đáp án cho bài thi đại học, nhưng trước đó và sau này, họ đã phải nghĩ đến điều gì, phải trải qua những cam go nào từ đời sống học đường thì chỉ người trong cuộc mới biết.
Theo Tiin.vn
Một giấy báo nhập học được cất giữ từ năm 1991 khiến không chỉ thế hệ 7x, 8x mà thế hệ trẻ hiện tại cũng không khỏi xúc động khi xem.
Trường Đại học Quy Nhơn lấy mức điểm sàn kỷ lục 28,5 ở sáu ngành sư phạm Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa bằng phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2022.
Bài đăng khoe mớ tài liệu gần 1 tạ của bạn trẻ đã thu hút nhiều học sinh đua nhau khoe ảnh thanh lý tài liệu hậu mùa thi. Mua đắt bán rẻ cũng tiếc những giữ lại lấy nơi nào chứa!
Việc cộng điểm ưu tiên khu vực cho các thí sinh đang là vấn đề gây tranh cãi. Trong khi các chuyên gia tuyển sinh muốn bỏ thì giáo viên phổ thông lại muốn điều chỉnh.
Vừa nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng lại hiện đại hơn, thi đại học giờ đây chung với thi tốt nghiệp, cảm giác rất khác với những thế hệ thi đại học nhiều năm về trước.
Hà Nội, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh... là những địa phương sở hữu các lớp học "gây bão" mùa tuyển sinh năm nay với thành tích thi tốt nghiệp THPT đồng loạt cao.
Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, người ta đã nói nhiều về những điểm 10 và thủ khoa. Nhưng đâu phải ai cũng có thể đạt điểm cao, chắc không ít bạn đang tính đến các trường "tốp giữa" và "tốp dưới".
Những năm trước đây, cứ tới mùa thi đại học là khắp các bến xe, cổng trường tại các thành phố lớn lại nườm nượp thí sinh và phụ huynh cùng hành lý lỉnh kỉnh.
Trải qua không ít lần cải cách giáo dục, cùng với sự phát triển của xã hội, chuyện thi đại học qua bao thế hệ học trò đã có nhiều sự khác biệt. Vậy thời nào thi dễ hơn?
Sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020, hàng loạt trường đại học đã công bố điểm sàn cho đầu vào của đợt tuyển sinh năm học 2020 - 2021.
Trong nhiều năm, chuyến tàu chỉ phục vụ một nữ sinh ở Nhật Bản vẫn được duy trì ở ga tàu Kyu-Shirataki trên đảo Hokkaido với nhu cầu di chuyển bằng tàu hàng ngày đến trường.
Chuyện lạThuận Thiên | 12/11/2024Với chiều dài móng tay đáng kinh ngạc khoảng 13 m, người phụ nữ 27 năm không cắt móng tay luôn trở thành tâm điểm chú ý với mỗi động thái liên quan đến bộ móng của mình.
Chuyện lạThuận Thiên | 08/10/2024"Đá ngựa vằn" bí ẩn trên sao Hỏa được các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ - NASA đánh giá là không giống bất cứ thứ gì từng thấy.
Chuyện lạThuận Thiên | 25/09/2024Tình bạn đẹp giữa người chăm sóc và sư tử hoang dã đã kéo dài 13 năm. "Tôi sẽ tiếp tục ở bên nó và chiến đấu vì sự sống còn của những người họ hàng hoang dã của nó khi nào tôi còn sống.", người đàn ông khẳng định.
Chuyện lạThuận Thiên | 17/09/2024Chó kết bạn với một con cá mập liệu có phải là câu chuyện kỳ lạ và có phần nguy hiểm? Riêng với chú chó này thì suốt thời gian qua hầu như ngày nào chú cũng gặp người bạn thân của mình ở dưới nước.
Chuyện lạThuận Thiên | 12/09/2024"Người rừng" Rwanda nổi tiếng sau khi một bộ phim tài liệu làm sáng tỏ lý do anh thích sống cùng động vật hoang dã do bị người dân địa phương bắt nạt vì ngoại hình của mình.
Chuyện lạThuận Thiên | 26/08/2024Hello Kitty không phải là một con mèo có thể là khẳng định gây sốc cho những người hâm mộ Hello Kitty, thông tin chấn động này đã khiến cộng đồng mạng không khỏi ngỡ ngàng.
Chuyện lạThuận Thiên | 29/07/2024Một nhà thiết kế thời trang nổi tiếng mừng bước sang tuổi 75 với vẻ ngoài gây choáng MXH và nhận về vô số lời khen từ những người hâm mộ của bà.
Chuyện lạThuận Thiên | 12/07/2024Hình tượng búp bê Barbie trên phim ảnh là vô cùng nổi tiếng ở phương Tây. Mới đây, một người phụ nữ chi tới 5 tỷ để trở thành búp bê Barbie ngoài đời thực.
Chuyện lạThuận Thiên | 11/07/2024Không thể ngừng chiêm ngưỡng những bản thiết kế từ 20 ý tưởng kiến trúc ấn tượng lấy cảm hứng từ những vật dụng đơn giản hàng ngày này.
Chuyện lạThuận Thiên | 09/07/2024