Rừng Amazon cháy suốt 3 tuần mới được hỗ trợ 22 triệu USD. Khoản tiền hỗ trợ này không đáng kể so với những thiệt hại mà vụ cháy rừng Amazon gây ra cho nhân loại.
Trớ trêu thay khi rừng Amazon, lá phổi xanh của Trái Đất, đã cháy được nhiều tuần với hàng nghìn vụ bùng phát mà phần lớn là do con người thì hội nghị 7 nước giàu nhất trên thế giới (G7) lại chỉ chi 20 triệu euro, tương đương 22 triệu USD, để giúp phục hồi thảm họa này. Trong khi đó, hồi tháng 4/2019, khi Nhà thờ lớn Đức bà tại Paris cháy, chỉ chưa đến 24 tiếng đồng hồ đã có 850 triệu euro, tương đương 945 triệu USD được quyên góp để sửa chữa và phục hồi công trình này.
Vậy đó, khu rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới, ngôi nhà của hàng nghìn loài sinh vật còn không được quan tâm bằng... một nhà thờ. Xin được nhắc lại rằng, việc những nông dân Brazil đốt rừng làm ruộng không chỉ làm tăng khí thải nhà kính, hủy hoại môi trường sống của nhiều loài sinh vật, mà còn làm ô nhiễm đất, nước lẫn không khí.
Bản đồng thuận mới liên quan vấn đề này đã được các nước G7 gồm Anh, Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Italia và Nhật Bản ký kết trong một cuộc họp thoải mái bên bờ biển Basque của Pháp. "Tôi không tin rằng đây lại là phản ứng của những nước giàu nhất thế giới với thảm họa thiên nhiên khủng khiếp này.", Giám đốc Christian Poirier của Amazon Watch thất vọng bình luận. Ông cho rằng, khoản tiền hỗ trợ trên là không đáng kể so với những thiệt hại mà vụ cháy rừng Amazon gây ra cho nhân loại.
Thậm chí, Tổng thống Brazil - Jair Bolsonaro còn từ chối nhận sự trợ giúp từ nước khác vì họ muốn được điều máy bay chữa cháy đến giúp đỡ với lý do bảo đảm an ninh lãnh thổ. Hiện vẫn chưa rõ khoản tiền 22 triệu USD của G7 sẽ trợ giúp thế nào với thảm họa cháy rừng ở Brazil.
Tổng thư ký Liên hiệp Quốc (UN) Antonio Guterres cho biết, việc trồng lại cây tại Amazon là điều cần thiết. Tuy nhiên, các ước tính trước đây cho thấy, riêng việc chấm dứt nạn đốt phá rừng ở Amazon cũng đã tiêu tốn hàng trăm triệu USD mỗi năm và con số 22 triệu USD là muối bỏ bể.
Trước đó, Na Uy và Đức là những quốc gia đã đóng góp tích cực cho quỹ Amazon nhưng cả 2 nước này đã đóng băng khoản đóng góp của họ do lo ngại chính quyền Tổng thống Bolsonaro sẽ sử dụng số tiền này vào việc khác chứ chưa chắc đã dùng vào việc khôi phục rừng Amazon. Hiện tại, kinh tế Brazil đang ngày càng phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu nhưng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron mới đây đã cảnh báo châu Âu có thể chấm dứt thương mại với quốc gia này nếu không có biện pháp xử lý thích đáng với khủng hoảng cháy rừng Amazon.
Theo Cafebiz.vn
Sau đám cháy, kết quả quan trắc phát hiện ra nhiều hóa chất độc hại ở môi trường không khí xung quanh khu vực xảy ra đám cháy, trong đó nồng độ hóa chất Toluen vượt quy chuẩn hơn 17 lần.
Elon Musk nổi tiếng là người bốc đồng trong những cuộc khẩu chiến, gần nhất là màn va chạm với CEO của Amazon - Jeff Bezos.
Những ngày qua, Chiang Mai - nơi được ví là "Đóa hồng của phương Bắc" Thái Lan đang có những đám cháy lớn và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Khoảng 1/4 triệu người dân ở 2 bang New South Wales và Victoria phải di tản vì ngọn lửa khổng lồ vừa xuất hiện trở lại mới đây.
Tấm hình gây bão ban đầu được cho là lấy từ trạm vũ trụ của NASA, cho thấy cả nước Úc đang chìm trong biển lửa và khiến cư dân mạng xót xa.
Giữa lúc đại thảm hoạ cháy rừng diễn ra ở 2 bang New South Wales và Victoria của Úc, phóng viên tờ Guardian đã kịp thời ghi lại “nhật ký hành trình” của các gia đình bồng bế nhau trốn chạy khỏi một thị trấn xinh đẹp mang tên "Địa đàng".
Mưa rào tại một số nơi đã xoa dịu phần nào đại thảm họa cháy rừng ở Úc. Tuy nhiên, điều kiện thời tiết này sẽ không kéo dài quá lâu nên nhiệt độ được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trở lại trong vài ngày tới.
Gần như mọi tiểu bang của Úc đều có cháy trong đại thảm họa cháy rừng ngay đầu năm 2020. Nặng nề nhất là New South Wales và Victoria với tổng cộng 6 triệu ha đất bị thiêu rụi.
Vụ hoả hoạn xảy ra vào khoảng 3h rạng sáng nay 31/10, khiến cho toà lâu đài cổ Shuri - Di sản thế giới 600 năm tuổi của Nhật Bản chịu thiệt hại nặng nề.
Tất cả người dân sống trong con ngõ nhỏ ở quận Thanh Xuân, Hà Nội đều chưa từng trải qua vụ hoả hoạn nào lớn như thế. Lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, họ chỉ mong sao lửa được dập để về nhà và giải quyết mớ ngổn ngang.
“Không say không về”, “một hai ba dô”…là những câu nói ưa thích của những ai thích uống cật lực khi có dịp. Hy vọng những hình ảnh dưới đây sẽ khiến họ “tem tém” lại thói ăn uống của mình.
Chuyện lạxalotho | 17/05/2022Hãy đóng khung và ghi nhớ thật lâu những sản phẩm dưới đây, chúng là bằng chứng sống cho sự sáng tạo không giới hạn của các nhà thiết kế đó
Chuyện lạxalotho | 17/05/2022Khi bản thân con người cần một giải pháp nhanh chóng để giải quyết một vấn đề nào đó ngay lập tức, đó cũng chính là lúc sự sáng tạo trở nên vô hạn.
Chuyện lạxalotho | 16/05/2022Những góc chụp độc đáo luôn mang đến những hiệu ứng thị giác khiến nhiều người phải trầm trồ. Hãy chiêm ngưỡng 20 bức ảnh sau và cố gắng nhìn kỹ để không bị ăn phải "cú lừa" ngoạn mục.
Chuyện lạxalotho | 16/05/2022Trẻ con luôn có những trò nghịch dại “dở khóc dở cười” khiến người lớn chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm mà bật cười.
Chuyện lạxalotho | 15/05/2022Tuy đều là những loại đồ chơi quen thuộc như búp bê, thú nhồi bông nhưng trông chúng lại khá kỳ quặc
Chuyện lạxalotho | 15/05/2022Không cần dông dài, tự những bức ảnh dưới đây cũng đã kể lại những câu chuyện vô cùng cảm xúc và kịch tính, chả kém gì các tiểu thuyết nổi tiếng khiến bao người say mê
Chuyện lạxalotho | 14/05/2022Những tình huống dưới đây sẽ thử thách khả năng chịu đựng và sự kiên nhẫn của bạn đấy
Chuyện lạxalotho | 14/05/2022Chắc hẳn những ai yêu đông vật sẽ rất hào hứng khi nhìn thú cưng làm những trò kỳ quái. Có thể là chú mèo đang nằm ườn ra như bị tan chảy, chú chó bị cuồng chân và chạy loạn trong nhà, hay chú hamster quay bánh xe như không có ngày mai… chúng ta đều cảm thấy thích thú và rất muốn lấy điện thoại ra và ghi lại những khoảnh khắc vui vẻ này.
Chuyện lạxalotho | 13/05/2022Đầy éo le và ai oán, mỗi bức ảnh là cả một câu chuyện mà ai nhìn vào cũng không biết nên khóc hay cười
Chuyện lạxalotho | 13/05/2022