Không phải Google, Facebook hay Microsoft, bộ đôi Trung Quốc Alibaba và Tencent mới là những người quyết đổ tiền và kinh nghiệm kinh vào các công ty startup triển vọng ở Đông Nam Á.
Đông Nam Á từ lâu đã là khu vực được các nước láng giềng vô cùng quan tâm. Bên cạnh đó, nơi đây có tới hơn 600 triệu khách hàng với 6 thị trường chính là Singapore, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Philippines.
Trong kỷ nguyên số ngày nay, điện thoại thông minh đã trở thành "nhân vật chính". Giống như Ấn Độ, người sử dụng Internet ở Đông Nam Á chủ yếu sử dụng điện thoại di động. Hầu hết đã bỏ qua máy tính và lựa chọn điện thoại hoặc máy tính bảng.
Thị trường Internet và smartphone ở Đông Nam Á tăng trưởng thần kỳ. |
Một báo cáo của Google năm ngoái cho thấy, Đông Nam Á có 260 triệu người dùng Internet với 3,8 triệu lượt truy cập trực tuyến mỗi tháng. Con số này được mong đợi sẽ tăng lên 480 triệu vào năm 2020.
Có thể là chưa so được với Trung Quốc - nơi có tới 731 triệu người sử dụng Internet, một nửa là điện thoại di động - nhưng điều đó có nghĩa là cùng với Ấn Độ, Đông Nam Á trở thành khu vực có tiềm năng phát triển công nghệ đáng mơ ước.
Bản báo cáo tương tự của Google dự báo kinh tế Internet theo khu vực - giá trị của các doanh nghiệp sinh ra từ Internet - sẽ lên tới 200 tỷ USD vào năm 2025, tăng gấp 6,5 lần so với năm 2015 chỉ 31 tỷ USD. Riêng thương mại điện tử được dự báo tăng từ 5,5 tỷ USD năm 2015 lên 88 tỷ USD năm 2025, trong đó một nửa xuất phát từ Indonesia, đứng thứ 4 trên thế giới.
1 năm trở lại đây, các công ty Trung Quốc đang dần chuyển hướng sang các khu vực xung quanh để tăng tầm ảnh hưởng của mình. Động thái đầu tiên là đầu tư 1 tỉ USD của Alibaba vào Lazada, một công ty thương mại điện tử tương tự như Amazon phục vụ 6 quốc gia ở Đông Nam Á vào tháng 4/2016. Đây là lần đầu tư lớn đầu tiên vào khu vực từ một công ty Trung Quốc.
Alibaba đã củng cố quyền sở hữu của mình và trả thêm 1 tỷ USD trong tháng 6/2017 để sở hữu 83% cổ phần. Trong khi đó, dưới sự giám sát của mình, Lazada đã mở rộng kinh doanh sang các cửa hàng tiện ích với việc mua lại Redmart tại Singapore trong khi tung ra mô hình Amazon Prime hợp tác với Netflix và Uber. Amazon cũng dự kiến sẽ thâm nhập thị trường Đông Nam Á trong năm nay.
Giám đốc điều hành Lazada Max Bittner cho biết, công ty của ông dự định mở rộng cả 2 dịch vụ, hiện chỉ có ở Singapore, sang các thị trường khác nhau. Có thể nói, vốn và kinh nghiệm của Alibaba thật sự đang được đầu tư đúng mức cho Lazada.
Không chỉ dừng lại ở đó, Alibaba còn mạnh tay đầu tư cho một loạt công ty fintech (các công ty kinh doanh dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ) ở Đông Nam Á thông qua Ant Financial, một chi nhánh dịch vụ tài chính của chính tập đoàn này.
Chủ tịch Alibaba Jack Ma đã dẫn dắt công ty của ông mở rộng sang Ấn Độ và Đông Nam Á để có cơ hội tăng trưởng. |
Sự đầu tư toàn cầu của Ant Financial bao gồm thỏa thuận trị giá 1,2 tỷ USD cho Moneygram của Mỹ và Kakao Pay của Hàn Quốc. Nhưng ở khu vực Đông Nam Á, chi nhánh này đã làm việc với Ascend Money, Mynt ở Philippines, Emtek ở Indonesia, và M-Daq của Singapore . Trong tháng 7/2017, Alibaba tiếp tục chi thêm 50 triệu USD đầu tư cho một dịch vụ bảo hiểm trực tuyến có tên Compare Asia Group.
Trong khi đó,Tencent đã đầu tư lâu dài vào công ty truyền thông Sanook của Thái Lan, song song đó là gói đầu tư 19 triệu USD vào liên doanh truyền thông với Ookbee, một công ty của Thái Lan. Về sản phẩm, hãng đã đẩy mạnh dịch vụ âm nhạc miễn phí Joox tại khu vực Đông Nam Á, trở thành đối thủ của Spotify hay ứng dụng karaoke Smule của Mỹ đang có sức hút mạnh mẽ trong khu vực và có kế hoạch mở rộng ra toàn châu Á .
Thông qua các hoạt động đầu tư và mua lại, rất rõ ràng, Alibaba và Tencent đang quan tâm đến Đông Nam Á. “Chúng tôi nhận ra rằng khu vực này đã chín muồi cho các cơ hội trong lĩnh vực thương mại điện tử, thanh toán và không gian bán hàng.”, Vinnie Lauria, thành viên sáng lập của Công ty Cổ phần Golden Gate Ventures tại Singapore tuyên bố.
Những giao dịch trên mới chỉ là phần nổi đã được công bố với truyền thông, hiện tại còn rất nhiều thỏa thuận đang chờ được biết đến hoặc vẫn đang trong quá trình đàm phán.
Alibaba và Tencent có lẽ đã có những cuộc thảo luận với hàng trăm công ty mới thành lập hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử hoặc không gian fintech ở Đông Nam Á. Trong hầu hết mọi trường hợp, có vẻ như cả hai gã khổng lồ Trung Quốc đã liên lạc với những công ty gần giống nhau để thực hiện chào mời đầu tư hoặc thu hút sự quan tâm khi bắt đầu đặt câu hỏi và sẵn sàng để gây quỹ mới. Cả hai có vẻ đã bước vào một cuộc chiến không khoan nhượng, buộc các công ty phải chọn một trong hai.
Alibaba dự kiến sẽ là một phần của nhóm các nhà đầu tư cho cặp đối thủ Uber và Grab. Khoản tài trợ có thể đạt 2 tỷ USD và dự kiến sẽ sớm kết thúc.
Tuy nhiên, Alibaba cũng có tin đồn đã tổ chức một cuộc hội đàm với Go-Jek, đối thủ của cả Grab và Uber, vốn được biết đến rộng rãi như là ông lớn ở Indonesia. Go-Jek đã đồng ý đầu tư từ Tencent như là một phần của khoản 1,2 tỷ USD giúp tăng trị giá của công ty lên đến 3 tỷ USD.
Trong thương mại điện tử, đồng minh chiến lược của Tencent là JD.com - bao gồm Tencent và các nhà đầu tư đồng minh - đã liên kết chặt chẽ với việc đầu tư vào công ty Tokopedia của Indonesia, vốn trước đây hợp tác với SoftBank.
Tuy vậy, một nguồn tin cho hay Alibaba cũng đang nói chuyện với công ty này để tiến hành đầu tư. Mối quan hệ lâu dài của Alibaba với SoftBank, bao gồm cả việc đầu tư sớm vào Alibaba, có thể sẽ đem lại rắc rối lớn cho câu chuyện này.
Quyết định chọn Alibaba hoặc Tencent là một trong những khó khăn lớn. Ở Trung Quốc, có một vài công ty chia sẻ cổ phần với cả Tencent và Alibaba với tư cách là các nhà đầu tư.
Lauria, công ty đầu tư vào Redmart, cho rằng: "Họ rõ ràng đang tạo nên các đường dây và chúng ta có thể thấy một cuộc chiến tranh của hai người khổng lồ này ở Singapore, Indonesia và Thái Lan.”
Trong khi Alibaba và Tencent nằm trong số những người đầu tiên và mạnh nhất nhắm vào Đông Nam Á, nhiều người dự đoán rằng những tập đoàn khác từ Trung Quốc và các nước khác sẽ sớm sẵn sàng vào cuộc.
Theo các nguồn tin, cặp đối thủ Uber và Grab gần như đều nhận đầu tư từ Alibaba. |
"Singapore đóng vai trò là trung tâm của hệ sinh thái Đông Nam Á, tiếp tục thu hút sự quan tâm đầu tư lớn từ các công ty Trung Quốc và các nhà đầu tư Trung Quốc.", Michael Smith, một đối tác điều hành của công ty Seedplus phát biểu.
"Rõ ràng Tencent và Alibaba là một trong số những công ty lớn nhất đang tìm kiếm sự tăng trưởng trong các lĩnh vực như thương mại điện tử, fintech và hậu cần nhưng JD.com cũng đang đầu tư và tìm kiếm các cơ hội khác trong khu vực.", ông cho biết thêm.
Smith cũng chỉ ra rằng các công ty chia sẻ xe cá nhân như Mobike và Ofo đã chọn Singapore đầu tiên để mở rộng ra thị trường nước ngoài. Trong khi đó, tập đoàn Nesta Trung Quốc đang đấu thầu mua các tài sản hậu cần toàn cầu của Singapore với giá khoảng 11 tỷ USD.
Smith cho biết: "Chúng tôi tiếp tục tin tưởng rằng Singapore và các công ty được tạo ra ở đây sẽ thu hút sự chú ý của không chỉ các công ty Trung Quốc mà cả châu Âu và Mỹ cũng muốn đầu tư vào".
Các công ty công nghệ của Mỹ đã gia tăng sự hiện diện của họ tại Đông Nam Á với Google và Facebook bằng cách điều hành các văn phòng địa phương ở nhiều quốc gia, nhưng sự hiện diện của họ đã tập trung vào việc địa phương hoá, bán hàng và tiếp thị hơn là đầu tư.
Google đã mua lại một ứng dụng chat messenger với đội ngũ "Next Billion" được giao nhiệm vụ tinh chỉnh các dịch vụ hiện có và tạo ra các dịch vụ mới cho các thị trường mới nổi như Ấn Độ, Đông Nam Á và châu Phi.
Facebook và Twitter nằm trong số những công ty đã tiến hành nghiên cứu thị trường sâu để tìm hiểu thêm về cách thức người dùng ở các thị trường sử dụng Internet. Facebook thậm chí còn thử nghiệm một tính năng thanh toán trên mạng xã hội ở Thái Lan để khám phá tiềm năng của thương mại trên mạng xã hội.
Kết quả của những thử nghiệm này đã giúp tạo ra các sản phẩm như Facebook Lite, ứng dụng phát triển nhanh nhất trên mạng xã hội và ứng dụng web di động mới của Twitter. Nhưng hiện chưa một gã khổng lồ công nghệ phương Tây nào trực tiếp tác động đến hệ sinh thái như những tập đoàn Trung Quốc đang làm. Vì thế cuộc chơi dường như mới chỉ bắt đầu.
Theo Techcrunch
Nội dung liên quan:
>> 6/10 thương hiệu lớn nhất thế giới là các hãng công nghệ và Google vẫn là số 1
>> 10 sai lầm chết người đẩy startup ở tuổi 25 vào chỗ phá sản
>> Thành tựu ở tuổi 25 của những người thành công nhất thế giới
Đồng đô la Mỹ đã trượt dốc 10% kể từ mức cao hồi tháng 3 và rơi xuống mức gần thấp nhất trong vòng 2 năm qua. Nguyên nhân là các chính sách mở rộng tài khóa và nới lỏng tiền tệ của Mỹ đã đẩy lãi suất thực xuống mức 0 và thậm chí âm.
Giới thượng lưu đang có cuộc sống khá thoải mái trong thời kỳ suy thoái hiện tại, còn tài sản của các tỷ phú vẫn đang tăng theo cấp số nhân.
Gần đây trên các MXH xuất hiện loại trang sức có tên gọi "vàng non", được quảng cáo là trang sức "vàng non tuổi" làm từ các loại vàng 10K (41,7%), 14K (58,3%) 18K...
Trong khi các hoạt động gây quỹ của các công ty quản lý đầu tư đang bị ảnh hưởng bởi tác động từ Covid-19 thì các chuyên gia nhận định đây là cơ hội cho các nhà đầu tư với ngân sách lớn.
Hàng chục tấn găng tay, áo chống dịch đã qua sử dụng, không đạt tiêu chuẩn bị bắt giữa gây xôn xao dư luận. Vậy mà không ít các cá nhân, đơn vị vẫn thu gom, lưu trữ và buôn bán các mặt hàng này.
Người Hồng Kông muốn sưởi nắng Thái Lan giờ sẽ phải đợi đến năm sau. Các quốc gia "không biên giới" của châu Âu thì áp dụng lại các hạn chế trong bối cảnh làn sóng Covid-19 thứ 2.
Thị trường chậm chạp, nền kinh tế suy yếu và nhiều người bán háo hức chuyển đến nơi ở mới, người mua đang nhận được những giao dịch không thể tốt hơn cho những căn nhà mà họ thậm chí không thể mua nổi chỉ trong năm ngoái.
Châu Á từ lâu đã là lục địa dẫn đầu thế giới về hội nhập khu vực, khám phá các mạng lưới kinh doanh nổi bật và luôn thích ứng trong thương mại, đầu tư và đổi mới.
Không chỉ TikTok, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh cấm WeChat trong loạt động thái leo thang căng thẳng với Trung Quốc. Vậy tại sao ông phải cấm thêm WeChat?
Vượt mốc 2.000 USD một ounce trong tuần này, giá vàng giao dịch trên thế giới tăng lên tới 72% so với mùa thu năm 2018.
Tiếp diễn biến vụ Apple bị tố cố tình làm chậm iPhone cũ của người dùng, cả Bộ Tư pháp cùng Ủy ban Chứng khoán - Hối đoái Mỹ đều tiến hành cuộc điều tra mới.
weTechLê Mỹ Linh | 02/02/20181.000 giải lì xì may mắn trị giá 10.000 đồng cho tất cả khách hàng tham gia sự kiện, hàng chục giải 50.000 tới 500.000 đồng được trao mỗi ngày trên fanpage Ví điện tử - Cổng thanh toán VTC Pay. Đừng bỏ lỡ cơ hội để có một cái Tết “ấm” bạn nhé!
weTechThuận Thiên | 01/02/2018Đơn vị thời gian mới với tên gọi “tích tắc” vừa được một kỹ sư của Facebook phát minh, sử dụng chủ yếu trong lập trình.
weTechLê Mỹ Linh | 25/01/2018Những xu hướng công nghệ nổi bật đã được Hiệp hội Công nghệ Tiêu dùng Mỹ (CTA) giới thiệu tại Triển lãm công nghệ CES 2018 tại Las Vegas (Mỹ).
weTechThuận Thiên | 16/01/2018Tại triển lãm công nghệ CES 2018 diễn ra tại Mỹ, Samsung đã giới thiệu mẫu ti vi mới nhất QLED Q9S, ti vi QLED 8K đầu tiên trên thế giới.
weTechThuận Thiên | 16/01/2018Việt Nam là quốc gia thứ 5 trên thế giới có người dùng iPhone khởi kiện Apple trong vụ cố tình làm chậm iPhone cũ khi một website do 2 luật sư vừa lập ra để tập hợp những người muốn kiện.
weTechThuận Thiên | 15/01/2018Cơ quan giám sát chống gian lận của Bộ Kinh tế Pháp (DGCCRF) và Thượng viện Mỹ đã vào cuộc điều tra vụ làm chậm iPhone cũ của Apple.
weTechThuận Thiên | 11/01/2018Năm 2018 được dự đoán là năm công nghệ sẽ thay đổi cuộc sống con người nhanh chóng. Và điều đó sẽ phụ thuộc vào 5 xu hướng công nghệ này.
weTechThuận Thiên | 09/01/2018Ngày 22/12 có thể xem là ngày đen tối nhất của giới đầu tư Bitcoin trong năm 2017 khi giá trị đồng tiền ảo này rớt mạnh chưa từng có.
weTechThuận Thiên | 26/12/2017Thời gian qua, vụ kiện của một hiệp hội tài xế taxi ở Tây Ban Nha đối với Uber được cả thế giới quan tâm. Và phán quyết cuối cùng của Tòa án Công ty châu Âu đã làm nguyên đơn hài lòng.
weTechThuận Thiên | 21/12/2017