TIN SỰ KIỆN

Các công ty quản lý đầu tư tại Đông Nam Á vẫn còn ngân sách chi kỷ lục 8,7 tỷ USD

Nana

Nana 26/08/2020

Trong khi các hoạt động gây quỹ của các công ty quản lý đầu tư đang bị ảnh hưởng bởi tác động từ Covid-19 thì các chuyên gia nhận định đây là cơ hội cho các nhà đầu tư với ngân sách lớn.

>> Chuyên gia gợi ý 5 nơi tốt nhất thế giới để đầu tư bất động sản với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19

Ascent Capital Partners có trụ sở tại Singapore đang nhắm đến Myanmar - thị trường đang tìm kiếm các khoản đầu tư vào các công ty khởi nghiệp về công nghệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Đất nước 53,7 triệu dân này đang có sự dịch chuyển thị trường di động, 80% dân số đã sở hữu điện thoại thông minh vào năm 2018.


Myanmar đang là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất Đông Nam Á.

Sau khi làm việc với các đối tác để đầu tư tổng cộng 26 triệu USD vào nhà cung cấp dịch vụ internet địa phương Frontiir vào tháng 6, Ascent Capital đã "bỏ túi" thêm 70 triệu USD. Nhà sáng lập và đối tác quản lý Lim Chong Chong cho biết, khi việc áp dụng công nghệ ở Myanmar có khả năng tăng tốc, công ty muốn thực hiện một khoản đầu tư khác trong năm nay và 2 - 3 lần nữa trong 18 đến 24 tháng tới, mỗi khoản ít nhất 10 triệu USD. “Giáo dục và chăm sóc sức khỏe là lĩnh vực trọng tâm trong những cuộc họp của chúng tôi.”, ông tiết lộ.

Hoạt động gây quỹ tập trung vào châu Á của các công ty cổ phần tư nhân đã giảm 44% hàng năm xuống còn 13 tỷ USD trong quý đầu tiên của năm 2020 do đại dịch, mức thấp nhất kể từ quý 3 năm 2013, theo báo cáo gần đây của đài Reuters. Tuy nhiên, các công ty Đông Nam Á này cũng đang sở hữu ngân sách chi đạt kỷ lục 8,7 tỷ USD, theo Facebook và công ty tư vấn Bain & Company cho biết trong một báo cáo công bố hồi đầu tháng.

Khoản ngân sách chưa sử dụng là cơ hội cho các công ty mới thành lập, các công ty cỡ trung mới nổi và “kỳ lân” - những công ty khởi nghiệp trị giá hơn 1 tỷ USD trong khu vực. Một số công ty đầu tư mạo hiểm - tập trung vào các công ty khởi nghiệp và đầu tư giai đoạn đầu - cũng có nhiều ngân sách chi và mua sắm.

Tập trung vào thị trường Đông Nam Á, Insignia Ventures Partners có trụ sở tại Singapore đã đầu tư 200 triệu USD vào startup thứ 2 trong năm ngoái, trong khi đối tác quản lý sáng lập Tan Yinglan không tiết lộ ngân sách. Ông cho rằng, các nhà đầu tư đang có nhiều chiến lược hơn trong các giao dịch và công ty của ông đang tiết kiệm để phát triển danh mục đầu tư hiện tại.

Tan giải thích, “số tiền khổng lồ” dành cho các công ty đầu tư mạo hiểm đến từ sự quan tâm ngày càng tăng tới thị trường công nghệ của khu vực trong 5 năm qua, đặc biệt là từ các công ty gia đình - công ty tư nhân quản lý tài sản của một gia đình giàu có. “Mọi người đã thấy cách các công ty như Sea, Grab và Gojek nổi lên như những nhà tiên phong trên thị trường và đang đổ xô kiếm tiền cho thế hệ tiếp theo của các công ty khởi nghiệp Đông Nam Á, từ những gã khổng lồ công nghệ đến nhiều nhà đầu tư tổ chức khác, quỹ tài trợ, công ty gia đình.”, ông nói.


Gojek đã chính thức tiến sang thị trường Việt Nam.

>> Những cư dân "du mục công nghệ số" mắc kẹt ở Đông Nam Á vì Covid-19, hy vọng tiếp tục "xê dịch" vào năm tới

>> Đằng sau thất bại của Amazon ở Trung Quốc: Thị trường 1,3 tỷ dân nhưng cạnh tranh quyết liệt

Cơ hội ở Đông Nam Á đã không thoát khỏi con mắt tinh tường của các nhà đầu tư Trung Quốc. Nền kinh tế di động đang phát triển của Đông Nam Á đã nhận được một dòng tiền được chuyển hướng từ bối cảnh công nghệ bão hòa ở Trung Quốc - 1,78 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2019, tăng gấp 8 lần so với cùng kỳ năm 2018.

Thomas Chou, đồng giám đốc một công ty cổ phần tư nhân châu Á và là đối tác của công ty luật Morrison & Foerster, cho biết, công ty của ông “gặt hái thành công vụ xuân - hè này” khi làm chốt các hợp đồng đầu tư dù các nhà đầu tư phải vật lộn với các hạn chế di chuyển ở các nước, gây khó khăn trong việc đánh giá thẩm định. Chou cho biết, Covid-19 bùng phát đã thúc đẩy xu hướng hoạt động đầu tư trong các lĩnh vực “hỗ trợ số hóa, bao gồm chăm sóc sức khỏe và y tế, thương mại điện tử, chuỗi cung ứng và hậu cần, công nghệ, fintech, công cụ truyền thông kỹ thuật số, trung tâm dữ liệu và công nghệ nông nghiệp/thực phẩm”. Những công ty thuộc lĩnh vực này còn phát triển mạnh mẽ hơn nhiều trong đại dịch.

2C2P, nền tảng thanh toán toàn cầu có trụ sở tại Singapore, đã thành lập một chi nhánh đầu tư mạo hiểm vào quý 2 năm nay và đang tìm cách nắm cổ phần thiểu số trong các công ty khởi nghiệp fintech. “Các công ty này có thể nằm trong các phân ngành bao gồm các tùy biến thanh toán mới hoặc các tích hợp hệ thống có kết nối với các ngân hàng, doanh nghiệp lớn.”, nhà sáng lập và giám đốc điều hành nhóm Aung Kyaw Moe đánh giá. Ông cũng đang để mắt đến các công ty khởi nghiệp fintech để thâm nhập thị trường Đông Nam Á.

Thanh toán kỹ thuật số hoặc di động đã và đang là một lĩnh vực tăng trưởng ở châu Á. Ví dụ, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã nhanh chóng chuyển hướng sang fintech và thanh toán kỹ thuật số khi cơ sở hạ tầng số của họ được tăng cường với việc nhiều người dùng gỡ bỏ tài khoản ngân hàng hoàn toàn để chuyển thẳng sang thanh toán bằng điện thoại di động.

Tương tự, ở Indonesia, nơi 52% trên tổng dân số 270 triệu người không có tài khoản ngân hàng, khách hàng ở khu vực nông thôn không có điều kiện vay tín dụng có thể nhận các khoản vay nhỏ từ những người dùng fintech hoặc mua sắm qua điện thoại của họ. “Chúng tôi vẫn còn nhiều địa điểm để đầu tư do nhiều quốc gia vẫn chưa áp dụng hoàn toàn thanh toán kỹ thuật số và tiếp tục đối mặt với những thách thức về cơ sở hạ tầng mà chúng tôi hy vọng sẽ giúp đỡ giải quyết trong tương lai.”, Aung chia sẻ.

Tuy nhiên, suy thoái kinh tế làm giảm giá trị tài sản, buộc một số công ty phải bán với giá rẻ cũng khiến các nhà đầu tư thận trọng hơn. Insignia Ventures Partners gợi ý rằng, các công ty đầu tư mạo hiểm đã chỉ ra cách định giá WeWork - nhà đầu tư và cung cấp không gian làm việc giảm mạnh sau nỗ lực phát hành cổ phiếu công khai (IPO) thất bại vào năm ngoái. Ngân hàng SoftBank của Nhật Bản đã đầu tư vào WeWork thông qua quỹ đầu tư mạo hiểm Vision Fund và không thể lấy lại tiền, thay vào đó mất hơn 4,6 tỷ USD.


WeWork khiến SoftBank mất hơn 4,6 tỷ USD.

Thay vì đầu tư sớm, các quỹ trong khu vực đã tiết kiệm để đầu tư vào các vòng sau nhằm "giảm gấp đôi số tiền vốn của họ hoặc để một số thị trường phát triển theo một hướng nhất định". Vishal Harnal, đối tác chung của 500 Startups có trụ sở tại Singapore, cũng phát biểu tương tự: “Phần lớn lượng ngân sách còn lại trong các quỹ đầu tư mạo hiểm hiện nay được dành cho các công ty với lĩnh vực hiện tại đang phát triển thành công”.

Theo SCMP

>> Chuyên gia phân tích 3 lý do để đầu tư vào bất động sản khi đại dịch Covid-19 có thể kéo dài


TIN LIÊN QUAN

Đồng đô la Mỹ được chuyên gia dự báo "giảm giá trong dài hạn" và là cơ hội cho các nhà đầu tư lớn

Đồng đô la Mỹ đã trượt dốc 10% kể từ mức cao hồi tháng 3 và rơi xuống mức gần thấp nhất trong vòng 2 năm qua. Nguyên nhân là các chính sách mở rộng tài khóa và nới lỏng tiền tệ của Mỹ đã đẩy lãi suất thực xuống mức 0 và thậm chí âm.

Khủng hoảng kinh tế do đại dịch làm trầm trọng hơn khoảng cách giàu nghèo

Khủng hoảng kinh tế do đại dịch làm trầm trọng hơn khoảng cách giàu nghèo

Giới thượng lưu đang có cuộc sống khá thoải mái trong thời kỳ suy thoái hiện tại, còn tài sản của các tỷ phú vẫn đang tăng theo cấp số nhân.

Sự thật về trang sức "vàng non": Hợp kim mạ vàng bị tố là "chiêu trò lừa đảo", gây hại sức khỏe

Sự thật về trang sức "vàng non": Hợp kim mạ vàng bị tố là "chiêu trò lừa đảo", gây hại sức khỏe

Gần đây trên các MXH xuất hiện loại trang sức có tên gọi "vàng non", được quảng cáo là trang sức "vàng non tuổi" làm từ các loại vàng 10K (41,7%), 14K (58,3%) 18K...

Hàng chục tấn găng tay y tế đã qua sử dụng bị bắt giữ, trên mạng tràn lan các nhóm "chuyên sỉ"

Hàng chục tấn găng tay y tế đã qua sử dụng bị bắt giữ, trên mạng tràn lan các nhóm "chuyên sỉ"

Hàng chục tấn găng tay, áo chống dịch đã qua sử dụng, không đạt tiêu chuẩn bị bắt giữa gây xôn xao dư luận. Vậy mà không ít các cá nhân, đơn vị vẫn thu gom, lưu trữ và buôn bán các mặt hàng này.

Làn sóng thứ 2 của Covid-19 làm "vỡ bong bóng" du lịch châu Á, dịch vụ tham quan kiểu mới hút khách

Làn sóng thứ 2 của Covid-19 làm "vỡ bong bóng" du lịch châu Á, dịch vụ tham quan kiểu mới hút khách

Người Hồng Kông muốn sưởi nắng Thái Lan giờ sẽ phải đợi đến năm sau. Các quốc gia "không biên giới" của châu Âu thì áp dụng lại các hạn chế trong bối cảnh làn sóng Covid-19 thứ 2.

Chuyên gia phân tích 3 lý do để đầu tư vào bất động sản khi đại dịch Covid-19 có thể kéo dài

Chuyên gia phân tích 3 lý do để đầu tư vào bất động sản khi đại dịch Covid-19 có thể kéo dài

Thị trường chậm chạp, nền kinh tế suy yếu và nhiều người bán háo hức chuyển đến nơi ở mới, người mua đang nhận được những giao dịch không thể tốt hơn cho những căn nhà mà họ thậm chí không thể mua nổi chỉ trong năm ngoái.

Phục hồi kinh tế hậu Covid-19: Thương mại nội Á mang đến lợi thế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Phục hồi kinh tế hậu Covid-19: Thương mại nội Á mang đến lợi thế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Châu Á từ lâu đã là lục địa dẫn đầu thế giới về hội nhập khu vực, khám phá các mạng lưới kinh doanh nổi bật và luôn thích ứng trong thương mại, đầu tư và đổi mới.

5 nguyên nhân chính đẩy giá vàng thế giới tăng vọt, chuyên gia dự báo sớm đạt 2.500 USD/ounce

5 nguyên nhân chính đẩy giá vàng thế giới tăng vọt, chuyên gia dự báo sớm đạt 2.500 USD/ounce

Vượt mốc 2.000 USD một ounce trong tuần này, giá vàng giao dịch trên thế giới tăng lên tới 72% so với mùa thu năm 2018.

Cuộc chạy đua sản xuất chip Mỹ - Trung cho thấy Đài Loan sẽ trở thành điểm nóng trong cuộc chiến công nghệ toàn cầu

Cuộc chạy đua sản xuất chip Mỹ - Trung cho thấy Đài Loan sẽ trở thành điểm nóng trong cuộc chiến công nghệ toàn cầu

Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) đang nỗ lực giữ chân Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ trong thời điểm căng thẳng chính trị leo thang từng ngày.

SỰ KIỆN NỔI BẬT

"Vị khách lạ" được mệnh danh mặt trăng thứ hai của Trái Đất thực sự là gì?

"Vị khách lạ" được mệnh danh mặt trăng thứ hai của Trái Đất thực sự là gì?

Mặt trăng vừa có một người bạn nhỏ mới, một mặt trăng mini! Thật ra "vị khách" vũ trụ này chỉ đang đi ngang qua chúng ta và được gọi là mặt trăng thứ hai của Trái Đất.

Hồ sơThuận Thiên | 14/10/2024
Bão Milton đã gây ra ít nhất 27 cơn lốc xoáy quét qua Florida

Bão Milton đã gây ra ít nhất 27 cơn lốc xoáy quét qua Florida

Bão Milton đổ bộ vào Florida (Mỹ) với sức gió lên tới 120 dặm/giờ trước khi tấn công các khu vực ven biển và gây ra ít nhất 27 cơn lốc xoáy trên toàn tiểu bang.

Hồ sơThuận Thiên | 10/10/2024
Bão Boris ở Trung Âu gây nhiều hậu quả nặng nề và tang thương

Bão Boris ở Trung Âu gây nhiều hậu quả nặng nề và tang thương

Bão Boris ở Trung Âu đã gây nhiều hậu quả nặng nề và tang thương khi số người chết tính đến ngày 17/9 đã tăng lên 22, sau khi có thêm 3 nạn nhân được báo cáo ở Ba Lan và 1 nạn nhân ở Áo.

Hồ sơThuận Thiên | 18/09/2024
Hàng triệu người ở Đông Nam Á vật lộn với lũ lụt do bão Yagi, thiệt hại quá lớn về người và của

Hàng triệu người ở Đông Nam Á vật lộn với lũ lụt do bão Yagi, thiệt hại quá lớn về người và của

Người dân nhiều nước Đông Nam Á vật lộn với lũ lụt do bão Yagi suốt cả tuần qua, trong đó có Việt Nam - nơi đã ghi nhận thiệt hại lớn về người và của.

Hồ sơThuận Thiên | 13/09/2024
Phi hành gia "một chân" chuẩn bị nhiệm vụ đầy thử thách trên Trạm vũ trụ quốc tế

Phi hành gia "một chân" chuẩn bị nhiệm vụ đầy thử thách trên Trạm vũ trụ quốc tế

Từ một vận động viên ưu tú trở thành một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình, giờ đây phi hành gia "một chân" này đặt mục tiêu trở thành người khuyết tật đầu tiên lên Trạm vũ trụ quốc tế vào năm 2030.

Hồ sơThuận Thiên | 23/08/2024
Các nhà khoa học bất ngờ tiết lộ thực vật có thể phát ra tiếng "kêu cứu"

Các nhà khoa học bất ngờ tiết lộ thực vật có thể phát ra tiếng "kêu cứu"

Khi cây bị căng thẳng, chúng tạo ra âm thanh lớn như cuộc trò chuyện bình thường của con người dù tai người không thể nghe thấy. Và theo các nhà khoa học, thực vật có thể phát ra tiếng "kêu cứu".

Hồ sơThuận Thiên | 22/08/2024
Gia đình nạn nhân vụ tàu ngầm Titan đòi bồi thường 50 triệu USD vì lý do đặc biệt

Gia đình nạn nhân vụ tàu ngầm Titan đòi bồi thường 50 triệu USD vì lý do đặc biệt

Gia đình nạn nhân vụ tàu ngầm Titan đòi bồi thường 50 triệu USD với cáo buộc rằng thủy thủ đoàn đã trải qua “nỗi kinh hoàng” ngay trước thảm họa và người điều khiển tàu ngầm đã vô trách nhiệm.

Hồ sơThuận Thiên | 09/08/2024
Vụ phản ứng mạnh thứ nhì của vũ trụ sau Big Bang được các nhà khoa học NASA phát hiện

Vụ phản ứng mạnh thứ nhì của vũ trụ sau Big Bang được các nhà khoa học NASA phát hiện

Vụ phản ứng mạnh thứ nhì của vũ trụ được coi là một vụ nổ tia gamma, là vụ nổ sáng nhất mà chúng ta từng chứng kiến ​​với độ sáng gấp 10 lần hoặc hơn một một vụ nổ tia gamma thông thường.

Hồ sơThuận Thiên | 30/07/2024
Robot có làn da giống người của Nhật Bản gây lo ngại về tương lai máy móc thống trị cận kề

Robot có làn da giống người của Nhật Bản gây lo ngại về tương lai máy móc thống trị cận kề

Robot có làn da giống người của Nhật Bản đạt được tiến bộ lớn trong chế tạo robot, có thể khiến robot tương lai giống con người hơn, gây lo ngại về sự thống trị của máy móc đang đến gần.

Hồ sơThuận Thiên | 23/07/2024
Cựu phi hành gia NASA: "Khi nhìn Trái Đất từ ​​không gian, tôi nhận ra chúng ta đang sống trong giả dối"

Cựu phi hành gia NASA: "Khi nhìn Trái Đất từ ​​không gian, tôi nhận ra chúng ta đang sống trong giả dối"

Phi hành gia kỳ cựu của NASA - Ron Garan đã có 178 ngày ngoài không gian. Mới đây, ông chia sẻ về "nhận thức một cách tỉnh táo" với khẳng định: "Khi nhìn Trái Đất từ ​​không gian, tôi nhận ra chúng ta đang sống trong giả dối".

Hồ sơThuận Thiên | 12/07/2024