TIN SỰ KIỆN

Cuộc chạy đua sản xuất chip Mỹ - Trung cho thấy Đài Loan sẽ trở thành điểm nóng trong cuộc chiến công nghệ toàn cầu

Nana

Nana 04/08/2020

Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) đang nỗ lực giữ chân Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ trong thời điểm căng thẳng chính trị leo thang từng ngày.

>> "Thêm dầu vào lửa", Microsoft rút giấy phép sử dụng Windows của Huawei

Sau cú vấp ngã của Intel, thế giới đang ngày càng phụ thuộc vào duy nhất một công ty Đài Loan về các chất bán dẫn tiên tiến. Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) đang nỗ lực giữ chân Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ tại thời điểm căng thẳng giữa hai bên leo thang từng ngày.

Chỉ có 3 công ty có thể sản xuất chip siêu tiên tiến trên thế giới là TSMC, Intel (có trụ sở tại California, Mỹ) và Samsung của Hàn Quốc. Do công nghiệp sản xuất chip hiện đại rất hiếm và chuyên dụng, chi phí để tiếp tục cạnh tranh ở mức cao nhất vô cùng tốn kém.

Tuần này, cổ phiếu TSMC đã leo lên một nấc thang mới tại Đài Loan sau khi Intel cảnh báo họ đã chậm tiến độ sản xuất chip 7 nanomet và sẽ phải sản xuất thuê ngoài. Chip tiên tiến có thể lưu trữ và xử lý nhiều thông tin hơn. Kích thước nanomet càng nhỏ, chip càng hiện đại hơn.

TSMC là nhà sản xuất tiềm năng nhất mà tập đoàn của Mỹ có thể hợp tác. Samsung đang sản xuất chip 7 nanomet, nhưng với quy mô và hoạt động sản xuất thấp hơn so với TSMC. Samsung cũng chỉ chủ yếu sản xuất chip bộ nhớ, trong khi Intel cần hỗ trợ sản xuất chip xử lý tiên tiến.

Nhược điểm này của Intel chưa thể là yếu tố dẫn đến sự sụp đổ của tập đoàn công nghệ dẫn đầu ngành công nghiệp bán dẫn trong nhiều năm và có khả năng sẽ sản xuất công nghệ 7 nanomet thương mại "theo đơn đặt hàng ngắn hạn", theo chuyên gia Bret Swanson từ Viện Doanh nghiệp Mỹ.

Tuy nhiên, thành tựu của TSMC - nhà cung cấp chip hàng đầu toàn cầu khiến họ trở thành một công ty cực kỳ quan trọng vào thời điểm này. Hoa Kỳ và Trung Quốc đang giậm chân tại chỗ trong cuộc chiến phát triển các công nghệ tương lai. Cả hai cường quốc này đều có quan hệ đối tác và cung cấp chip cần thiết cho TSMC. Những chip này có thể được đưa vào các công nghệ hiện đại như như trí tuệ nhân tạo, 5G và điện toán đám mây

Quan hệ tốt giữa TSMC và Hoa Kỳ có thể làm mất lòng Trung Quốc

Công ty này đang chi số tiền khổng lồ để thiết chặt mối quan hệ với Mỹ và Trung Quốc. Đầu năm nay, TSMC tuyên bố đang xây dựng nhà máy sản xuất trị giá 12 tỷ USD ở Arizona. Nhà máy này sẽ được dùng để sản xuất chip 5 nanomet vào năm 2024. Thông báo này chính là chiến thắng cho chính quyền Trump với tham vọng sản xuất chip tiên tiến hơn ở Hoa Kỳ để bảo đảm chuỗi cung ứng cho chip được ứng dụng trong dân sự hoặc quân đội.

Nhưng việc TSMC đang giúp Mỹ tăng cường khả năng sản xuất chip khiến Trung Quốc lo lắng. TSMC đã đầu tư hàng tỷ USD vào các nhà máy sản xuất ở Trung Quốc đại lục. Nếu Bắc Kinh giáng đòn trả đũa TSMC và Đài Loan thì ít nhất sẽ khiến thị trường rơi vào tình trạng hỗn loạn.

Paul Triolo, người đứng đầu chính sách công nghệ toàn cầu của Eurasia Group cho biết, việc tiếp quản các nhà máy thuộc sở hữu hoàn toàn của TSMC ở Trung Quốc rất khó xảy ra, đó sẽ là một cú hích lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp. "Không rõ điều này sẽ mang lại gì cho Bắc Kinh ngoài những bất lợi lớn.", ông nói thêm.

Những gì Trung Quốc có thể làm là cố gắng thuyết phục TSMC xây dựng một nhà máy tân tiến trên đất liền. Các nhà máy TSMC hiện tại ở Nam Kinh và Thượng Hải đang vận hành theo công nghệ cũ. Theo nghiên cứu của Counterpoint Research, chi nhánh hiện đại nhất của công ty ở Đài Loan và Arizona sẽ là nhà máy nước ngoài quy mô lớn đầu tiên. "Bắc Kinh có thể lập luận rằng nếu TSMC sẵn sàng xây dựng nhà máy tiên tiến ở Arizona thì họ cũng nên làm điều tương tự ở Trung Quốc.", Triolo nhận xét.

Chiến dịch gây áp lực lâu dài của Washington chống lại Huawei nhấn mạnh việc Trung Quốc cần giảm bớt độc lập đối với các nhà sản xuất chip nước ngoài. Các lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ được công bố vào tháng 5 đã loại bỏ những nhà sản xuất viễn thông Trung Quốc ra khỏi TSMC.

Mặc dù là công ty Đài Loan nhưng TSMC vẫn dựa vào công nghệ Mỹ để sản xuất chip. Bộ Thương mại Mỹ cho biết TSMC và các nhà sản xuất chip khác sử dụng công nghệ Mỹ sẽ phải xin giấy phép xuất khẩu cho Huawei và công ty con HiSilicon của hãng. Những hồ sơ xuất khẩu đó rất có thể sẽ bị từ chối do Washington muốn ngăn chặn thiết bị Huawei khỏi mạng 5G toàn cầu.

Ngoài yếu tố địa chính trị, còn có yếu tố địa lý. Đài Loan là nước xuất khẩu chất bán dẫn hàng đầu thế giới, rất cần thiết đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.

TSMC là nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới. Các công ty như Apple, Amazon, Qualcomm và Nvidia có thể thiết kế chip tiên tiến, nhưng họ không có khả năng sản xuất như TSMC.

Mặc dù có thể thiết kế và chế tạo chất bán dẫn của riêng mình, Intel vẫn phải nhờ đến TSMC do chip của họ đã tụt hậu so với các dòng chip tiên tiến. Sự tập trung của rất nhiều nguồn lực sản xuất chất bán dẫn tiên tiến trên hòn đảo nhỏ ngoài khơi Trung Quốc đại lục luôn là mối lo ngại về chuỗi cung ứng, theo Swanson, thuộc Viện Doanh nghiệp Mỹ. "Nếu có sóng thần ở Đài Loan thì sẽ thế nào?", vị này nói.

Điều đó một lần nữa đặt TSMC ở một vị trí vững mạnh. "Phương Tây muốn bảo vệ Đài Loan không chỉ về mặt địa chính trị mà vì tài lực kỹ thuật ở đó.", Swanson đánh giá.

>> Toàn cảnh "cú giáng đòn" của chính phủ Mỹ vào TikTok: Liệu Microsoft có mua lại thành công?

>> Tại sao làm việc tại nhà về lâu dài vẫn khó khăn hơn làm việc tại văn phòng?

Trung Quốc bị bỏ xa trong công nghiệp sản xuất chip

Đài Loan đã chia sẻ công nghệ và kỹ thuật với Trung Quốc. Trong những năm qua, hàng trăm ngàn kỹ sư Đài Loan đã đến đại lục để giúp phát triển ngành công nghiệp bán dẫn trong nước của Trung Quốc mà Swanson lưu ý là đã "có những bước tiến lớn trong hai thập kỷ qua."

Mặc dù có sự hỗ trợ lớn trong nước, chất bán dẫn vẫn là công nghệ quan trọng đối với Trung Quốc. Công ty sản xuất chip bán dẫn quốc tế (SMIC), nhà sản xuất chip lớn nhất của đất nước này, vẫn bị thụt lùi từ 3 - 5 năm sau những công ty dẫn đầu về công nghệ như Intel, Samsung và TSMC, theo Triolo từ Tập đoàn Eurasia.

Trung Quốc đang đầu tư hàng tỷ USD vào sản xuất chip để thu hẹp khoảng cách với các đối thủ toàn cầu. SMIC hiện đang sản xuất chip 10 nanomet, trong khi những gã khổng lồ đã sản xuất chip 7 nanomet và đua nhau chuyển sang chip 5 nanomet, cuối cùng là 3 nanomet.

Tuy nhiên, để tạo ra chip 7 nanomet, các công ty cần truy cập vào máy in khắc cực tím (EUV). Những cỗ máy này có khả năng tạo ra các mẫu phức tạp trên các chip tiên tiến. Chúng cũng rất khó vận hành, đó là nguyên do Intel gặp vấn đề khi sản xuất chip 7 nanomet trong sản xuất thương mại, theo Triolo.

SMIC đang gặp vấn đề khi Hoa Kỳ gây áp lực cho Hà Lan để chặn việc bán thiết bị EUV cho SMIC của công ty ASML đến từ Hà Lan. Công nghệ này được thiết kế bởi ASML, nhưng có sự tham gia của những chuyên gia hang đầu Hoa Kỳ.

Tình hình địa chính trị có thể thay đổi. Chỉ với thời gian cần thiết để hoàn thiện EUV, bất kỳ sự chậm trễ lớn nào cũng sẽ đưa sự gia nhập thương mại của SMIC tới công nghệ chip tiên tiến nhất hiện nay vào năm 2023. Để rồi sau đó SMIC lại tiếp tục bị bỏ lại bởi các đối thủ lớn.

Theo CNN

>> Bị Google ngừng cấp phép sử dụng Android, điện thoại Huawei sẽ mất những tính năng gì?


TIN LIÊN QUAN

Đồng đô la Mỹ được chuyên gia dự báo "giảm giá trong dài hạn" và là cơ hội cho các nhà đầu tư lớn

Đồng đô la Mỹ đã trượt dốc 10% kể từ mức cao hồi tháng 3 và rơi xuống mức gần thấp nhất trong vòng 2 năm qua. Nguyên nhân là các chính sách mở rộng tài khóa và nới lỏng tiền tệ của Mỹ đã đẩy lãi suất thực xuống mức 0 và thậm chí âm.

Khủng hoảng kinh tế do đại dịch làm trầm trọng hơn khoảng cách giàu nghèo

Khủng hoảng kinh tế do đại dịch làm trầm trọng hơn khoảng cách giàu nghèo

Giới thượng lưu đang có cuộc sống khá thoải mái trong thời kỳ suy thoái hiện tại, còn tài sản của các tỷ phú vẫn đang tăng theo cấp số nhân.

Các công ty quản lý đầu tư tại Đông Nam Á vẫn còn ngân sách chi kỷ lục 8,7 tỷ USD

Các công ty quản lý đầu tư tại Đông Nam Á vẫn còn ngân sách chi kỷ lục 8,7 tỷ USD

Trong khi các hoạt động gây quỹ của các công ty quản lý đầu tư đang bị ảnh hưởng bởi tác động từ Covid-19 thì các chuyên gia nhận định đây là cơ hội cho các nhà đầu tư với ngân sách lớn.

Làn sóng thứ 2 của Covid-19 làm "vỡ bong bóng" du lịch châu Á, dịch vụ tham quan kiểu mới hút khách

Làn sóng thứ 2 của Covid-19 làm "vỡ bong bóng" du lịch châu Á, dịch vụ tham quan kiểu mới hút khách

Người Hồng Kông muốn sưởi nắng Thái Lan giờ sẽ phải đợi đến năm sau. Các quốc gia "không biên giới" của châu Âu thì áp dụng lại các hạn chế trong bối cảnh làn sóng Covid-19 thứ 2.

Phục hồi kinh tế hậu Covid-19: Thương mại nội Á mang đến lợi thế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Phục hồi kinh tế hậu Covid-19: Thương mại nội Á mang đến lợi thế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Châu Á từ lâu đã là lục địa dẫn đầu thế giới về hội nhập khu vực, khám phá các mạng lưới kinh doanh nổi bật và luôn thích ứng trong thương mại, đầu tư và đổi mới.

5 nguyên nhân chính đẩy giá vàng thế giới tăng vọt, chuyên gia dự báo sớm đạt 2.500 USD/ounce

5 nguyên nhân chính đẩy giá vàng thế giới tăng vọt, chuyên gia dự báo sớm đạt 2.500 USD/ounce

Vượt mốc 2.000 USD một ounce trong tuần này, giá vàng giao dịch trên thế giới tăng lên tới 72% so với mùa thu năm 2018.

Du lịch đang khởi động lại trên khắp thế giới một cách có trách nhiệm

Du lịch đang khởi động lại trên khắp thế giới một cách có trách nhiệm

Du lịch đang khởi động lại trên khắp thế giới, UNWTO cho biết, có 40% các điểm đến hiện nay đã giảm bớt các hạn chế du lịch trong bối cảnh đại dịch đã làm mất hơn 245 tỷ bảng doanh thu.

Covid-19 mang đến 5 lý do mới để tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc địa phương

Covid-19 mang đến 5 lý do mới để tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc địa phương

Trong tình hình hiện nay, việc sản xuất thực phẩm tại địa phương là quan trọng hơn bao giờ hết.

Giá vàng tăng vọt hơn 1 triệu đồng/lượng sau một đêm, vượt mốc 58 triệu đồng/lượng

Giá vàng tăng vọt hơn 1 triệu đồng/lượng sau một đêm, vượt mốc 58 triệu đồng/lượng

Sau một đêm, giá vàng trong nước tăng vọt hơn 1 triệu đồng/lượng, lên 58 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới cũng đang liên tục lập đỉnh, cao chưa từng có.

SỰ KIỆN NỔI BẬT

Hàng triệu người ở Đông Nam Á vật lộn với lũ lụt do bão Yagi, thiệt hại quá lớn về người và của

Hàng triệu người ở Đông Nam Á vật lộn với lũ lụt do bão Yagi, thiệt hại quá lớn về người và của

Người dân nhiều nước Đông Nam Á vật lộn với lũ lụt do bão Yagi suốt cả tuần qua, trong đó có Việt Nam - nơi đã ghi nhận thiệt hại lớn về người và của.

Hồ sơThuận Thiên | 13/09/2024
Phi hành gia "một chân" chuẩn bị nhiệm vụ đầy thử thách trên Trạm vũ trụ quốc tế

Phi hành gia "một chân" chuẩn bị nhiệm vụ đầy thử thách trên Trạm vũ trụ quốc tế

Từ một vận động viên ưu tú trở thành một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình, giờ đây phi hành gia "một chân" này đặt mục tiêu trở thành người khuyết tật đầu tiên lên Trạm vũ trụ quốc tế vào năm 2030.

Hồ sơThuận Thiên | 23/08/2024
Các nhà khoa học bất ngờ tiết lộ thực vật có thể phát ra tiếng "kêu cứu"

Các nhà khoa học bất ngờ tiết lộ thực vật có thể phát ra tiếng "kêu cứu"

Khi cây bị căng thẳng, chúng tạo ra âm thanh lớn như cuộc trò chuyện bình thường của con người dù tai người không thể nghe thấy. Và theo các nhà khoa học, thực vật có thể phát ra tiếng "kêu cứu".

Hồ sơThuận Thiên | 22/08/2024
Gia đình nạn nhân vụ tàu ngầm Titan đòi bồi thường 50 triệu USD vì lý do đặc biệt

Gia đình nạn nhân vụ tàu ngầm Titan đòi bồi thường 50 triệu USD vì lý do đặc biệt

Gia đình nạn nhân vụ tàu ngầm Titan đòi bồi thường 50 triệu USD với cáo buộc rằng thủy thủ đoàn đã trải qua “nỗi kinh hoàng” ngay trước thảm họa và người điều khiển tàu ngầm đã vô trách nhiệm.

Hồ sơThuận Thiên | 09/08/2024
Vụ phản ứng mạnh thứ nhì của vũ trụ sau Big Bang được các nhà khoa học NASA phát hiện

Vụ phản ứng mạnh thứ nhì của vũ trụ sau Big Bang được các nhà khoa học NASA phát hiện

Vụ phản ứng mạnh thứ nhì của vũ trụ được coi là một vụ nổ tia gamma, là vụ nổ sáng nhất mà chúng ta từng chứng kiến ​​với độ sáng gấp 10 lần hoặc hơn một một vụ nổ tia gamma thông thường.

Hồ sơThuận Thiên | 30/07/2024
Robot có làn da giống người của Nhật Bản gây lo ngại về tương lai máy móc thống trị cận kề

Robot có làn da giống người của Nhật Bản gây lo ngại về tương lai máy móc thống trị cận kề

Robot có làn da giống người của Nhật Bản đạt được tiến bộ lớn trong chế tạo robot, có thể khiến robot tương lai giống con người hơn, gây lo ngại về sự thống trị của máy móc đang đến gần.

Hồ sơThuận Thiên | 23/07/2024
Cựu phi hành gia NASA: "Khi nhìn Trái Đất từ ​​không gian, tôi nhận ra chúng ta đang sống trong giả dối"

Cựu phi hành gia NASA: "Khi nhìn Trái Đất từ ​​không gian, tôi nhận ra chúng ta đang sống trong giả dối"

Phi hành gia kỳ cựu của NASA - Ron Garan đã có 178 ngày ngoài không gian. Mới đây, ông chia sẻ về "nhận thức một cách tỉnh táo" với khẳng định: "Khi nhìn Trái Đất từ ​​không gian, tôi nhận ra chúng ta đang sống trong giả dối".

Hồ sơThuận Thiên | 12/07/2024
Robot chơi bóng đá cho thấy máy móc chạy bằng AI nhanh nhẹn không kém con người

Robot chơi bóng đá cho thấy máy móc chạy bằng AI nhanh nhẹn không kém con người

Robot chơi bóng đá chạy bằng AI nhanh nhẹn không kém con người, chúng được điều khiển bởi máy học tăng cường với một loại AI giúp chúng có thể di chuyển trên địa hình khó khăn.

Hồ sơThuận Thiên | 11/07/2024
Top 20 tác phẩm của Giải thưởng Nhiếp ảnh Thể thao Thế giới năm 2024

Top 20 tác phẩm của Giải thưởng Nhiếp ảnh Thể thao Thế giới năm 2024

Năm thứ 5 liên tiếp khán giả được chiêm ngưỡng ​​những bức ảnh tuyệt vời nhất từ ​​cộng đồng nhiếp ảnh thể thao. Hãy cùng thưởng thức Top 20 tác phẩm của Giải thưởng Nhiếp ảnh Thể thao Thế giới năm 2024.

Hồ sơThuận Thiên | 03/07/2024
San hô có thể là dạng thực thể sống đầu tiên phát sáng trong bóng tối

San hô có thể là dạng thực thể sống đầu tiên phát sáng trong bóng tối

Tổ tiên của loài Octocoral có thể đã thắp sáng vùng biển sâu cách đây 540 triệu năm. Đây là cơ sở khẳng định san hô có thể là dạng thực thể sống đầu tiên phát sáng trong bóng tối.

Hồ sơThuận Thiên | 28/06/2024