Trải qua quãng thời gian du học gian lao cực khổ, thậm chí phải đánh đổi nhiều về sức khỏe, lòng tự trọng bản thân... nhưng khi về nước, cô gái này cũng trầy trật xin việc làm.
Người Việt chúng ta đa số đều rất tự hào khi có con du học ở nước ngoài. Dù có phải chạy vạy khắp nơi để lo cho con ăn học nơi xứ người, các bậc phụ huynh đều dốc hết khả năng để chu toàn mọi việc.
Và thực tế, nhiều người nghĩ đã qua được "bên tây" là cuộc sống phải như mơ. Ai cũng tin tiện nghi ở các nước phát triển sẽ đem lại một cuộc sống thoải mái cho các bạn trẻ học tập và sinh hoạt.
Nhưng mọi thứ đều không phải "trải đầy hoa hồng" trên con đường du học của các bạn trẻ. Muôn vàn những khó khăn thử thách, nào là bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa, thói quen sinh hoạt... khiến nhiều sinh viên Việt cảm thấy tủi thân. Thậm chí, nhiều bạn phải đánh đổi cả về sức khỏe, lòng tự trọng để vượt qua những năm tháng du học xa quê hương.
Bạn Tuyết Nhung (Thái Nguyên) tâm sự, trong suốt 2 năm du học tại Hàn Quốc, Nhung phải làm việc cật lực mới đủ tiền để trả chi phí sinh hoạt của bản thân. Mỗi ngày, nữ du học sinh này phụ việc ở các quán ăn, rửa hơn 2.000 chén, bát. Nhiều lúc mệt vã mồ hôi nhưng dặn lòng phải cố gắng để tiếp tục theo đuổi con đường học tập.
Còn ở châu Âu, một du học sinh Thụy Sĩ có tên An An cũng chia sẻ cuộc sống nhiều cay đắng khôn cùng. Cô gái người Hà Nội này lên đường du học ngay sau khi thi xong đại học.
Bố mẹ của An khá vất vả để lo cho hai anh em đi du học vì kinh tế gia đình cũng không phải thuộc diện khá giả. Năm đầu tiên, An An được bố mẹ lo tiền học phí và tiền ăn. Nhưng từ năm thứ hai, khi đã quen cuộc sống mới, nữ sinh này bắt đầu thực tập có lương và có thể tự lo được tiền ăn ở.
Ngoài thời gian phải bù đầu vào đống sách vở, An cố gắng làm thêm nhiều công việc khác nhau, kể cả phải làm quần quật 12h mỗi ngày cho những công việc không nhẹ chút nào như bưng bê thùng nước, cọ nhà vệ sinh...
Vốn tiếng Anh lưu loát, An thuận lợi khi xin việc ở nhà hàng. Nữ sinh phải chạy bàn tiệc từ sáng đến khuya cho những ngày không đi học. Cô nàng phải chấp nhận việc bị sai vặt, phụ bất cứ việc gì trong ca làm của mình từ dọn đồ ăn, lau lò, giặt, sấy, gấp khăn đến chuẩn bị bàn ăn...
Tối nào An An cũng nghĩ mình sao khỏe đến vậy khi hùng hục bê mấy két nước trước khi hết giờ. Chỉ biết rằng, về đến nhà là tay chân đều rã rời, người mệt lử. Thậm chí, An An còn tâm sự rằng giới chủ khó tính thường quát mắng, chửi rủa thậm tệ nếu làm sai việc gì hoặc tới trễ.
Về nước thực tập là một mong mỏi đến thường trực. Đôi khi cô ước về nước làm chỉ một ngày cũng thỏa lòng. Ấy vậy mà An An đã tá hỏa khi tại quê nhà, qua 6 tháng thực tập, cô mới chợt suy nghĩ băn khoăn là nên ở lại châu Âu hay về.
Làm việc cho một khách sạn 5 sao ở Sài Gòn, An An thực sự sốc khi biết thực tập tại đây không được trả lương. Dù ngày nào cũng làm hơn 8 tiếng, kinh qua biết bao việc từ nhỏ đến to, cuối cùng chi phí ăn, ở, sinh hoạt... phải tự lo, tự nuôi bản thân mà thôi!
Đến năm thứ 3 đại học, An không còn nghĩ sẽ quay về nước để khởi nghiệp. Cô chợt nghĩ, nghề của cô làm ở Việt Nam sao bèo bọt quá! Trải qua bao năm tháng học tập, về cống hiến sức lao động mà đồng lương không tương xứng khiến An phải chùn chân.
Sau mỗi ngày làm việc mệt nhọc, An lại trở về căn phòng trống lạnh lẽo ở thành phố Luzern. Cô không dám than thở, không dám kể những nỗi buồn vô tận vì sợ ba mẹ lo lắng bởi ở nơi quê nhà, phụ huynh nào cầm được xúc động khi biết con mình gian nan nơi xứ người.
Nội dung liên quan:
>> Sinh viên ra trường xịt nước rửa hệ thống điện, hơn trăm triệu bốc hơi trong nháy mắt
>> Sinh viên ra trường làm thế nào để kiếm 2.000 tới 3.000 USD 1 tháng?
>> Nhà tuyển dụng “cạch mặt” sinh viên mới ra trường? Cũng chỉ vì các "thánh nhảy việc" mà thôi!
Không hẳn là trường Đại học Kyoto cho phép sinh viên mặc tự do trong lễ tốt nghiệp, họ đã từng cố gắng loại bỏ văn hóa này nhưng bị sinh viên phản đối.
Dàn hot girl "Nóng cùng World Cup 2022" có tổng cộng 32 cô gái trẻ đẹp, hầu hết là sinh viên hoặc đã tốt nghiệp các trường đại học danh giá như ĐH Ngoại thương, Học viện Ngân hàng...
Một giấy báo nhập học được cất giữ từ năm 1991 khiến không chỉ thế hệ 7x, 8x mà thế hệ trẻ hiện tại cũng không khỏi xúc động khi xem.
Đúng là không ai yêu thương con cái bằng cha mẹ. Khi con phải sống xa nhà, cha mẹ vẫn lo lắng, gửi lên tất cả mọi thứ để con có cuộc sống no đủ.
Thu đến, năm học mới đã cận kề là lúc khắp nơi tân sinh viên bắt đầu "di cư" từ nhà ra phố với lỉnh kỉnh đầy đồ đạc bố mẹ chuẩn bị cho. Và hãy xem tân sinh viên năm nay thế nào nhé!
Bạn trẻ này cho rằng mức lương như vậy là quá thấp, không xứng với 4,5 năm học đại học ngốn cả trăm triệu của bố mẹ.
Tiếp nối thành công từ chương trình NEU Internship Day 2019, ngày 3/10 vừa qua, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã long trọng tổ chức chương trình “Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020”.
Đi làm bị công ty chậm lương thôi đã bấn loạn lắm rồi, thế mà có người còn quỵt tiền lương. Nỗi niềm có lẽ phải ai từng trải qua đôi lần mới thấm thía.
Suốt tuần qua, điệp khúc "Con mệt lắm! Con hoang mang lắm mẹ à" được nhiều bạn trẻ nhắc đến và trở thành hot trend. Và nó được ví như tâm trạng sinh viên năm nhất.
Hình ảnh một cô giáo mầm non trẻ đang chăm sóc 2 em bé nhanh chóng thu hút nhiều bình luận tích cực, đồng cảm với nghề giáo viên mầm non.
Trong bảng xếp hạng 20 phụ nữ đẹp nhất năm 2022 do People Worldwide bình chọn, đại diện châu Á Lisa xếp thứ 3, bỏ xa các đồng đội BLACKPINK còn lại.
Hồ sơHAFA | 30/01/2023Mỗi bãi biển là một nơi kỳ diệu và là nơi mà hầu hết chúng ta muốn đến vào cuối tuần trong mùa hè. Và đôi khi ở đó có những tác phẩm điêu khắc trên cát không thể tin nổi khiến người ta phải chiêm ngưỡng thật kỹ.
Hồ sơHAFA | 29/01/2023Chú chó mất tai sau cuộc tấn công của bầy chó hàng xóm. Nó đã được các nhân viên cứu hộ tặng những chiếc tai mới bằng len và lập tức được chú ý.
Hồ sơHAFA | 27/01/2023Thường xuyên bước ra khỏi vùng an toàn có thể là một điều tốt và thay đổi diện mạo là một dấu hiệu tuyệt vời để cải thiện bản thân. Hãy tham khảo 12 tấm gương không ngại thay đổi, bất kể ranh giới sau đây.
Hồ sơHAFA | 27/01/2023Có thể không ít người bất ngờ khi nhận ra trong lịch sử có những phát minh trông thật đáng sợ bởi hình ảnh tư liệu có thể sẽ khiến bạn gặp ác mộng.
Hồ sơHAFA | 26/01/2023Là đất nước có văn hóa đặc trưng và khác biệt với rất nhiều quốc gia khác nên cuộc sống ở Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều điều khiến người nước ngoài thích thú, khi tìm hiểu kỹ có cảm giác như đó là những sự thật thú vị.
Hồ sơHAFA | 20/01/2023Năm 2022 sắp đi qua, hãy cùng chiêm ngưỡng 30 bức ảnh đoạt giải thưởng Nhiếp ảnh gia thiên nhiên của năm 2022 để thấy được những điều kỳ diệu từ thiên nhiên và nhiếp ảnh.
Hồ sơHAFA | 30/12/2022Hàng không là một lĩnh vực đặc thù và những người công tác trong ngành thường trải qua quá trình đào tạo đặc biệt và phức tạp. Có cả những quy tắc ngoại hình bất thành văn mọi tiếp viên hàng không phải tuân theo.
Hồ sơHAFA | 15/12/2022Leonardo da Vinci, van Gogh... và rất nhiều danh họa đều có câu chuyện thú vị đằng sau những bức tranh nổi tiếng của họ.
Hồ sơHAFA | 12/12/2022Là quốc gia Trung Đông đầu tiên và là quốc gia châu Á thứ 3 tổ chức World Cup, nền văn hóa độc đáo của Qatar đã gây chú ý thời gian gần đây và khiến không ít khách nước ngoài bối rối.
Hồ sơHAFA | 12/12/2022