TIN SỰ KIỆN

Làm sao để khắc phục tình trạng sinh viên thất nghiệp, đi làm công việc phổ thông?

Để giải quyết thực trạng sinh viên phải “giấu” bằng đại học để làm việc phổ thông thì cần có sự phân luồng nghề nghiệp từ sớm, nâng cao chất lượng dạy và học và nhiều biện pháp đồng bộ.

Nặng tư duy trọng bằng cấp

Ông Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, cho rằng, thực trạng sinh viên tốt nghiệp nhiều năm không tìm được việc làm đúng chuyên ngành hay phải "giấu đi" bằng đại học để làm công việc phổ thông... đã được đặt ra từ lâu. Tuy nhiên, tâm lý của người dân Việt Nam nói chung và nhiều phụ huynh nói riêng vẫn rất coi trọng bằng cấp và mong muốn con được vào đại học.

Điều này được thể hiện rất rõ khi có nhiều gia đình nghèo cố gắng vay mượn, có con trâu hay bò đều bán hết đi để dành dụm tiền cho con học hành chu đáo, đặc biệt là vào được đại học. Họ không nghĩ đến năng lực, điều kiện kinh tế của gia đình mà cho con học nghề hay tìm kiếm một công việc phù hợp với sở thích của con.

Ông Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ.

Chính vì đó, đã đến lúc cần thay đổi một cách toàn diện về nhận thức của người dân trong xã hội về việc quá coi trọng bằng cấp mà coi nhẹ việc học nghề, thực hành. Theo ông Phúc, ngành Giáo dục và các ban ngành liên quan cần tuyên tuyền cho người dân hiểu công việc nào trong xã hội mà người dân đang làm, không vi phạm pháp luật đều rất được coi trọng.

Người học cũng cần ý thức được rằng, năng lực, trình độ của bản thân đến đâu thì có thể học tiếp lên bậc học cao hơn hay chuẩn bị hành trang vào đời cho mình bằng con đường khác. Theo ông Thang Văn Phúc, nâng cao trình độ là quá trình học tập lâu dài, suốt đời, dưới nhiều hình thức như vừa học vừa làm, học từ xa... Vì vậy, phụ huynh và học sinh phải biết được năng lực của con đến đâu để có con đường lựa chọn cho tương lai của con em một cách đúng đắn nhất.

Chưa phân luồng rõ ràng, đào tạo còn kém chất lượng

Đứng ở góc độ khác, bà Bùi Kim Tuyến - Trưởng Ban Tư vấn, phản biện và giám định xã hội - Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho rằng, để giúp học sinh, sinh viên tìm kiếm được việc làm đúng chuyên môn, sở thích sau khi tốt nghiệp THPT, đại học thì việc phân luồng nghề nghiệp rất quan trọng. Ví dụ như các trường đại học phải đặt ra tiêu chí cụ thể để những người thực sự có trình độ, năng lực, năng khiếu thực sự mới vào được chứ không phải học sinh có trình độ trung bình, yếu kém cũng có thể đỗ đại học.

Bà Bùi Kim Tuyến - Trưởng Ban Tư vấn, phản biện và giám định xã hội.

Theo bà Kim Tuyến, việc phân luồng nghề nghiệp nên thực hiện từ cấp THCS, THPT chứ không nên để tình trạng học sinh nào học hết THPT đều muốn thi vào đại học nhưng không thực sự biết rõ được năng lực, trình độ của mình đến đâu. Bên cạnh việc phân luồng tốt, các trường đại học cần siết chặt tuyển sinh “đầu vào” và chú trọng đến chất lượng “đầu ra”. Nếu sinh viên nào không học tập nghiêm túc thì phải học lại, thi lại và có thể không thể học tiếp được nữa. Việc cấp văn bằng chỉ dành cho những sinh viên thực sự có tinh thần học tập nghiêm túc, chăm chỉ và hiệu quả.

Ngoài ra, một trong những yếu tố quyết định đến việc sinh viên tốt nghiệp có xin được việc làm hay không chính là ở việc các trường ĐH phải ưu tiên trên hết là giảng dạy, tức là chất lượng đào tạo sao cho sinh viên đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Trường ĐH đào tạo theo nhu cầu xã hội cần chứ không nên đào tạo tràn lan.

Nhiều sinh viên không biết học xong thì làm việc gì

Đề cập tình trạng sinh viên thất nghiệp, ông Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD&ĐT) nêu quan điểm, hệ thống giáo dục đại học chuyên nghiệp của nước ta đang đào tạo sinh viên học thuộc bài, nói rất hay, thi đánh giá dựa trên lý thuyết nhưng thiếu việc dạy sinh viên cách thực hành.

Nhiều sinh viên bước vào đại học nhưng chưa định hướng được tương lai ngành nghề của mình. Sinh viên đang tỏ ra cần mảnh bằng hơn là năng lực thực tế. Nhiều cử nhân có tấm bằng nhưng thực chất chưa có trình độ đại học vì không có kiến thức, kỹ năng.

Ông Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp.

Đó là chưa kể nhiều sinh viên mới bước chân từ trường phổ thông vào trường đại học sau những năm tháng căng mình ra để dùi mài kinh sử thì luôn có tâm lý "xả hơi", cường độ học tập chùng xuống và họ lại không quen với cách dạy của giảng viên đại học, không ít bạn trẻ trở nên lơ là, thiếu động lực phấn đấu.

Nhiệm vụ chính của sinh viên trong trường đại học là học tập, đặt mục tiêu rèn luyện năng lực để ra trường kiếm được việc làm, tích cực thu thập, tiếp cận thông tin, tri thức mới, nghiên cứu hay trải nghiệm thực tế ở các công ty có ngành nghề theo học. Quỹ thời gian học tập rất eo hẹp nhưng nhiều sinh viên lại không thiết tha học tập, dành nhiều thời gian vào những hoạt động không gắn với việc học tập như lướt mạng, chat, chơi game...

Thậm chí sinh viên khóa trước ra trường truyền kinh nghiệm cho khóa sau cách học đối phó như "phao", "chạy chọt" thầy cô giáo để qua được môn. Ngoảnh đi ngoảnh lại sau 4 - 5 năm, nhiều sinh viên không biết học xong mình làm được những việc gì một cách cụ thể với ngành nghề đã tốt nghiệp. Do vậy, khi doanh nghiệp phỏng vấn thì họ không thể khoe ra năng lực của mình được và cơ hội việc làm sẽ mãi xa vời.

Để giải quyết tình trạng sinh viên thất nghiệp, theo ông Hoàng Ngọc Vinh, cần thay đổi chương trình đào tạo và sự thay đổi mạnh mẽ cả người dạy và người học.

Theo Cafebiz.vn


TIN LIÊN QUAN

Trường đại học Nhật Bản cho phép sinh viên mặc tự do trong lễ tốt nghiệp và cái kết "hết đỡ"!

Không hẳn là trường Đại học Kyoto cho phép sinh viên mặc tự do trong lễ tốt nghiệp, họ đã từng cố gắng loại bỏ văn hóa này nhưng bị sinh viên phản đối.

Dàn hot girl "Nóng cùng World Cup 2022" hầu hết đều xuất thân từ các trường đại học danh giá

Dàn hot girl "Nóng cùng World Cup 2022" hầu hết đều xuất thân từ các trường đại học danh giá

Dàn hot girl "Nóng cùng World Cup 2022" có tổng cộng 32 cô gái trẻ đẹp, hầu hết là sinh viên hoặc đã tốt nghiệp các trường đại học danh giá như ĐH Ngoại thương, Học viện Ngân hàng...

Tờ giấy báo nhập học 30 năm trước bỗng được "đào mộ" khiến thế hệ 7X, 8X xúc động: Đơn giản nhưng trân quý!

Tờ giấy báo nhập học 30 năm trước bỗng được "đào mộ" khiến thế hệ 7X, 8X xúc động: Đơn giản nhưng trân quý!

Một giấy báo nhập học được cất giữ từ năm 1991 khiến không chỉ thế hệ 7x, 8x mà thế hệ trẻ hiện tại cũng không khỏi xúc động khi xem.

Choáng với đồ quê cha mẹ gửi lên cho tân sinh viên: Chật tủ lạnh không có chỗ chứa!

Choáng với đồ quê cha mẹ gửi lên cho tân sinh viên: Chật tủ lạnh không có chỗ chứa!

Đúng là không ai yêu thương con cái bằng cha mẹ. Khi con phải sống xa nhà, cha mẹ vẫn lo lắng, gửi lên tất cả mọi thứ để con có cuộc sống no đủ.

Lại một mùa tân sinh viên bắt đầu "di cư" từ nhà ra phố: Lỉnh kỉnh đầy đồ mà vẫn thiếu, cơm ngon ăn hoài chẳng thấy no

Lại một mùa tân sinh viên bắt đầu "di cư" từ nhà ra phố: Lỉnh kỉnh đầy đồ mà vẫn thiếu, cơm ngon ăn hoài chẳng thấy no

Thu đến, năm học mới đã cận kề là lúc khắp nơi tân sinh viên bắt đầu "di cư" từ nhà ra phố với lỉnh kỉnh đầy đồ đạc bố mẹ chuẩn bị cho. Và hãy xem tân sinh viên năm nay thế nào nhé!

Sinh viên học lực trung bình "bi quan" khi lương khởi điểm khi ra trường là 8 triệu: Không xứng với 4,5 năm học đại học!

Sinh viên học lực trung bình "bi quan" khi lương khởi điểm khi ra trường là 8 triệu: Không xứng với 4,5 năm học đại học!

Bạn trẻ này cho rằng mức lương như vậy là quá thấp, không xứng với 4,5 năm học đại học ngốn cả trăm triệu của bố mẹ.

Dân văn phòng đua nhau "đòi bỏ nghề" đi làm giúp việc lương tháng 20 triệu

Dân văn phòng đua nhau "đòi bỏ nghề" đi làm giúp việc lương tháng 20 triệu

Một gia đình tại TP TPHCM sẽ trả lương 20 triệu đồng/tháng cho giúp việc với yêu cầu sức khoẻ tốt và biết tiếng anh.

Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020: Hành trang thực tập cho sinh viên thời kỳ hậu Covid-19

Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020: Hành trang thực tập cho sinh viên thời kỳ hậu Covid-19

Tiếp nối thành công từ chương trình NEU Internship Day 2019, ngày 3/10 vừa qua, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã long trọng tổ chức chương trình “Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020”.

Dân tình đua nhau chia sẻ điệp khúc "Con mệt lắm, con hoang mang lắm mẹ à!": Tâm trạng tân sinh viên 2k2?

Dân tình đua nhau chia sẻ điệp khúc "Con mệt lắm, con hoang mang lắm mẹ à!": Tâm trạng tân sinh viên 2k2?

Suốt tuần qua, điệp khúc "Con mệt lắm! Con hoang mang lắm mẹ à" được nhiều bạn trẻ nhắc đến và trở thành hot trend. Và nó được ví như tâm trạng sinh viên năm nhất.

Ngỡ ngàng 100 bí kíp sống ở Hà Nội dành cho tân sinh viên với nhiều điều tưởng quen mà lạ đến hài hước

Ngỡ ngàng 100 bí kíp sống ở Hà Nội dành cho tân sinh viên với nhiều điều tưởng quen mà lạ đến hài hước

Khác với các bạn ở Hà Nội, các bạn tân sinh viên ở tỉnh lẻ đi học ở thủ đô phải xa nhà với nhiều điều lạ lẫm. Vậy họ cần phải chuẩn bị cho mình những gì?

SỰ KIỆN NỔI BẬT

5 cách thử thai kỳ thú vị thời xưa trước khi có bộ dụng cụ hiện đại

5 cách thử thai kỳ thú vị thời xưa trước khi có bộ dụng cụ hiện đại

Ngày xưa, việc tìm hiểu xem bạn có thai hay không giống như giải quyết một bí ẩn không có manh mối rõ ràng. Hãy xem 5 cách thử thai kỳ thú vị thời xưa xem người xưa vất vả ra sao trước khi có bộ dụng cụ hiện đại.

Hồ sơThuận Thiên | 21/11/2024
"Vị khách lạ" được mệnh danh mặt trăng thứ hai của Trái Đất thực sự là gì?

"Vị khách lạ" được mệnh danh mặt trăng thứ hai của Trái Đất thực sự là gì?

Mặt trăng vừa có một người bạn nhỏ mới, một mặt trăng mini! Thật ra "vị khách" vũ trụ này chỉ đang đi ngang qua chúng ta và được gọi là mặt trăng thứ hai của Trái Đất.

Hồ sơThuận Thiên | 14/10/2024
Bão Milton đã gây ra ít nhất 27 cơn lốc xoáy quét qua Florida

Bão Milton đã gây ra ít nhất 27 cơn lốc xoáy quét qua Florida

Bão Milton đổ bộ vào Florida (Mỹ) với sức gió lên tới 120 dặm/giờ trước khi tấn công các khu vực ven biển và gây ra ít nhất 27 cơn lốc xoáy trên toàn tiểu bang.

Hồ sơThuận Thiên | 10/10/2024
Bão Boris ở Trung Âu gây nhiều hậu quả nặng nề và tang thương

Bão Boris ở Trung Âu gây nhiều hậu quả nặng nề và tang thương

Bão Boris ở Trung Âu đã gây nhiều hậu quả nặng nề và tang thương khi số người chết tính đến ngày 17/9 đã tăng lên 22, sau khi có thêm 3 nạn nhân được báo cáo ở Ba Lan và 1 nạn nhân ở Áo.

Hồ sơThuận Thiên | 18/09/2024
Hàng triệu người ở Đông Nam Á vật lộn với lũ lụt do bão Yagi, thiệt hại quá lớn về người và của

Hàng triệu người ở Đông Nam Á vật lộn với lũ lụt do bão Yagi, thiệt hại quá lớn về người và của

Người dân nhiều nước Đông Nam Á vật lộn với lũ lụt do bão Yagi suốt cả tuần qua, trong đó có Việt Nam - nơi đã ghi nhận thiệt hại lớn về người và của.

Hồ sơThuận Thiên | 13/09/2024
Phi hành gia "một chân" chuẩn bị nhiệm vụ đầy thử thách trên Trạm vũ trụ quốc tế

Phi hành gia "một chân" chuẩn bị nhiệm vụ đầy thử thách trên Trạm vũ trụ quốc tế

Từ một vận động viên ưu tú trở thành một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình, giờ đây phi hành gia "một chân" này đặt mục tiêu trở thành người khuyết tật đầu tiên lên Trạm vũ trụ quốc tế vào năm 2030.

Hồ sơThuận Thiên | 23/08/2024
Các nhà khoa học bất ngờ tiết lộ thực vật có thể phát ra tiếng "kêu cứu"

Các nhà khoa học bất ngờ tiết lộ thực vật có thể phát ra tiếng "kêu cứu"

Khi cây bị căng thẳng, chúng tạo ra âm thanh lớn như cuộc trò chuyện bình thường của con người dù tai người không thể nghe thấy. Và theo các nhà khoa học, thực vật có thể phát ra tiếng "kêu cứu".

Hồ sơThuận Thiên | 22/08/2024
Gia đình nạn nhân vụ tàu ngầm Titan đòi bồi thường 50 triệu USD vì lý do đặc biệt

Gia đình nạn nhân vụ tàu ngầm Titan đòi bồi thường 50 triệu USD vì lý do đặc biệt

Gia đình nạn nhân vụ tàu ngầm Titan đòi bồi thường 50 triệu USD với cáo buộc rằng thủy thủ đoàn đã trải qua “nỗi kinh hoàng” ngay trước thảm họa và người điều khiển tàu ngầm đã vô trách nhiệm.

Hồ sơThuận Thiên | 09/08/2024
Vụ phản ứng mạnh thứ nhì của vũ trụ sau Big Bang được các nhà khoa học NASA phát hiện

Vụ phản ứng mạnh thứ nhì của vũ trụ sau Big Bang được các nhà khoa học NASA phát hiện

Vụ phản ứng mạnh thứ nhì của vũ trụ được coi là một vụ nổ tia gamma, là vụ nổ sáng nhất mà chúng ta từng chứng kiến ​​với độ sáng gấp 10 lần hoặc hơn một một vụ nổ tia gamma thông thường.

Hồ sơThuận Thiên | 30/07/2024
Robot có làn da giống người của Nhật Bản gây lo ngại về tương lai máy móc thống trị cận kề

Robot có làn da giống người của Nhật Bản gây lo ngại về tương lai máy móc thống trị cận kề

Robot có làn da giống người của Nhật Bản đạt được tiến bộ lớn trong chế tạo robot, có thể khiến robot tương lai giống con người hơn, gây lo ngại về sự thống trị của máy móc đang đến gần.

Hồ sơThuận Thiên | 23/07/2024