Tồi tệ hơn cả cuộc khủng hoảng tài chính 2008 - 2009, Covid-19 đang làm rung chuyển ngành hàng không đến tận gốc rễ với những vết sẹo hằn lên vĩnh viễn.
>> Phục hồi kinh tế hậu Covid-19: Thương mại nội Á mang đến lợi thế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đại dịch Covid-19 khiến ngành hàng không thương mại bị đình trệ hàng tháng trời và chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu hiện tại so với năm 2019. Có tới 20 hãng hàng không đã ngừng hoạt động hoặc tuyên bố phá sản. Hàng trăm nghìn nhân viên hàng không đang trong tình cảnh thất nghiệp trước viễn cảnh khi các gói cứu trợ của chính phủ cạn kiệt hoặc không đủ. Theo nghiên cứu, hàng nghìn máy bay đã được đưa vào bảo dưỡng hoặc ngừng sử dụng vĩnh viễn trước thời hạn.
Theo phân tích gần đây nhất, ngành hàng không khó có thể phục hồi trở lại mức trước khi Covid-19 bùng phát cho đến nửa cuối năm 2022 và thậm chí sau đó, ngành hàng không sẽ chỉ còn dành cho du lịch nội địa.
(Ảnh minh họa: VnExpress)
Các kịch bản dài hạn đã được mô phỏng dựa trên sự kết hợp của các dự báo từ cơ quan điều hướng Đại dịch Covid-19, các mô hình kinh tế lượng khác nhau và dữ liệu hành khách trong ngành theo thời gian thực. Các dự báo khu vực trong 6 tháng đang được tạo ra bằng cách sử dụng điều hướng và dữ liệu ngành từ Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế.
Theo dự báo phục hồi, bao gồm đợt bùng phát Covid-19 thứ hai, vắc-xin sẽ chính thức được ra tung ra thị trường vào giữa năm 2021. Sau đây là những điều chúng ta sẽ nhìn thấy trong tương lai ngắn hạn và dài hạn.
Sau những vụ phá sản và hợp nhất, chắc chắn sẽ có ít hãng hàng không trên toàn cầu hơn vào năm 2023. Và những hãng còn tồn tại sẽ vận hành mạng lưới đơn giản hơn, hầu như chỉ được xây dựng xung quanh những kết nối thông qua các trung tâm và thị trường lớn hơn của họ.
Đối với người tiêu dùng, sự thu hẹp ngành có thể đồng nghĩa với việc ít chuyến bay thẳng hơn và ít lựa chọn hơn trong các chuyến bay tới các thành phố nhỏ. Ban đầu, các hãng có thể cắt giảm giá vé để tăng nhu cầu, nhưng hiệu quả của chiến lược đó sẽ bị hạn chế bởi kinh tế không chắc chắn và mức độ thất nghiệp cao ở nhiều quốc gia. Việc giảm giá cũng chỉ kéo dài cho đến khi ngành công nghiệp bắt đầu chứng kiến sự phục hồi nhu cầu bền vững, điều sẽ phụ thuộc vào dịch bệnh và việc phát triển vắc-xin.
>> Du lịch đang khởi động lại trên khắp thế giới một cách có trách nhiệm
Theo phân tích, nếu không có một gói cứu trợ khác cho các hãng hàng không trước ngày 1/10, Hoa Kỳ có thể sẽ phải xem xét sa thải thêm 225.000 nhân viên hàng không vào mùa thu này. Trong thời điểm đó, các hãng hàng không có thể bắt đầu sa thải nhân viên, điều mà trước đây họ không thể làm để đổi lấy việc nhận viện trợ liên bang.
Con số đó được dự đoán chiếm khoảng 30% tổng lực lượng lao động của các hãng hàng không Hoa Kỳ, bao gồm sa thải, nghỉ việc có lương và không lương cũng như nghỉ hưu sớm. Những khoản lỗ đó dự kiến sẽ đè nặng lên vai hàng chục nghìn người khác trong ngành công nghiệp toàn cầu.
Nhưng trong khi các hãng hàng không cần thu hẹp biên chế để giảm chi phí. Họ cũng phải duy trì những nhân viên phù hợp để tạo điều kiện tăng trưởng một khi ngành phục hồi.
Phi công và kỹ thuật viên là những ví dụ rõ ràng cho bài toán hóc búa của các hãng hàng không. Trước đại dịch, ngành công nghiệp phải đối mặt với sự thiếu hụt nhân sự của 2 nghề này và việc nghỉ hưu sớm bắt buộc sẽ làm giảm con số hơn nữa.
Với thời gian cần thiết để đào tạo phi công hoặc kỹ thuật viên và khả năng các ứng viên mới có thể chán nản do triển vọng công việc thiếu hấp dẫn, thật dễ dàng hình dung ra tình trạng thiếu hụt một hoặc cả hai vị trí sớm nhất là vào năm 2024. Tất nhiên, phải chờ cho tới khi đại dịch lắng xuống và ngành công nghiệp bắt đầu cho thấy sự tăng trưởng thực sự vượt mức của năm 2019.
Một yếu tố kìm hãm nhu cầu là sự suy giảm dự kiến trong việc đi công tác. Hy vọng việc đó sẽ duy trì ít nhất 25% dưới mức trước đại dịch trong tương lai gần, ít nhất là vào năm 2021, khi các công ty cắt giảm các chuyến công tác giữa văn phòng và chi nhánh của họ, thay vào đó là họp hội thảo trực tuyến.
Theo phân tích, các chuyến du lịch nội bộ như vậy, bao gồm các cuộc họp lãnh đạo và phát triển chuyên môn, chiếm khoảng 40% tổng nhu cầu của công ty. Có thể nhận thấy các chuyến bay của doanh nghiệp sẽ quay trở lại, nhưng với tốc độ chậm hơn so với du lịch trong nước.
Một lĩnh vực khác không được dự kiến sẽ phục hồi hoàn toàn trong 3 năm tới, đó là du lịch quốc tế, một phần dựa trên số lượng hạn chế đi lại được đưa ra để ngăn Covid-19 qua biên giới. Ví dụ, hiện tại người Mỹ không thể đi du lịch đến nhiều quốc gia do số lượng ca nhiễm Covid-19 ở Hoa Kỳ đang gia tăng ở mức đáng lo ngại
Nhu cầu của khách du lịch cũng sẽ gây tác động. Oliver Wyman đã thực hiện một cuộc khảo sát khách du lịch với gần 4.600 người tiêu dùng ở 9 quốc gia cho thấy phần lớn (khoảng 58%) chỉ lên kế hoạch du lịch trong nước hậu Covid-19. 6% khác không có kế hoạch đi du lịch. Tại Trung Quốc - thị trường du lịch nước ngoài lớn nhất thế giới, chỉ 12% số người được hỏi cho biết họ sẽ cân nhắc việc đi du lịch nước ngoài sau Covid-19.
Hơn một nửa cũng cho biết đại dịch sẽ thay đổi cách họ đi du lịch và lựa chọn điểm đến trong tương lai gần, ưu tiên những nơi đảm bảo an toàn và vệ sinh. Du lịch quốc tế có khả năng sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào việc phát triển vắc-xin, dự kiến sẽ không phục hồi về mức năm 2019 cho đến năm 2023.
Dự đoán chỉ Trung Quốc, Hàn Quốc, Ý, Na Uy, New Zealand và Hy Lạp mới có thể đạt 75% nhu cầu du lịch nội địa năm 2019. Những quốc gia này nằm trong số những quốc gia có thể kiểm soát virus và đang có sự gia tăng lượt đặt phòng trở lại. Sự phục hồi ở phần còn lại của thế giới sẽ diễn ra chậm hơn đáng kể, chẳng hạn với Mỹ, dự kiến chỉ đạt 40% nhu cầu năm 2019 vào cuối năm 2020.
Trong khi triển vọng ngắn hạn của ngành còn mờ mịt, sự thu hẹp được dự đoán trước của ngành - tương tự như những gì diễn ra sau cuộc suy thoái lớn vừa qua - sẽ giúp thúc đẩy một giai đoạn tăng trưởng và lợi nhuận khác trong nửa sau của thập kỷ cho các hãng hàng không còn hoạt động.
Theo CNN
>> Chuyên gia phân tích 3 lý do để đầu tư vào bất động sản khi đại dịch Covid-19 có thể kéo dài
Thay vì để những chú chó đáng yêu trong một chiếc thùng ở khoang hành lý thì giờ đây, hãng hàng không sang trọng dành cho chó có một không hai trên thế giới đã vào cuộc.
Tại sao cần để điện thoại ở chế độ máy bay khi đang bay? Đây là câu hỏi mà dường như tất cả hành khách đều muốn hỏi. Một chuyên gia đã tiết lộ lý do tại sao việc này giúp tránh gặp rắc rối.
Có lẽ ai đó đã từng ước trong đời mình được một lần bay vé hạng nhất. Có một cách đơn giản là biến chuyến bay hạng phổ thông thành trải nghiệm hạng nhất.
Anh chàng xe ôm công nghệ Nguyền Hùng Phúc (Q.10, TPHCM) khiến nhiều người ngưỡng mộ vì tấm lòng nhân ái của mình.
Những ngày gần đây, hình ảnh Hội An cổ kính bị ngập trong nước lũ khiến nhiều người không khỏi xót xa.
Sau một thời gian dài tạm ngưng hoạt động do dịch covid-19, các điểm du lịch nổi tiếng ở Đà Nẵng, Quảng Nam đã mở cửa đón khách trở lại.
Nếu nhân loại không chỉ tồn tại đơn thuần mà muốn phát triển mạnh mẽ trong tương lai, chúng ta cần đạt những kết quả lớn hơn bằng cách cùng hợp tác.
Tỷ phú Bill Gates và Tiến sĩ Soumya Swaminathan - Giám đốc Khoa học của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, thế giới có thể sẽ không thể quay trở lại như trước đại dịch cho đến năm 2022.
Chỉ trong vòng nửa năm, đại dịch Covid-19 đã thổi bay hàng chục năm phát triển toàn cầu về mọi mặt, từ y tế đến kinh tế. Nhiều chuyên gia đánh giá thế giới đã tụt lùi tới 25 năm.
Giới thượng lưu đang có cuộc sống khá thoải mái trong thời kỳ suy thoái hiện tại, còn tài sản của các tỷ phú vẫn đang tăng theo cấp số nhân.
Bão Boris ở Trung Âu đã gây nhiều hậu quả nặng nề và tang thương khi số người chết tính đến ngày 17/9 đã tăng lên 22, sau khi có thêm 3 nạn nhân được báo cáo ở Ba Lan và 1 nạn nhân ở Áo.
Hồ sơThuận Thiên | 18/09/2024Người dân nhiều nước Đông Nam Á vật lộn với lũ lụt do bão Yagi suốt cả tuần qua, trong đó có Việt Nam - nơi đã ghi nhận thiệt hại lớn về người và của.
Hồ sơThuận Thiên | 13/09/2024Từ một vận động viên ưu tú trở thành một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình, giờ đây phi hành gia "một chân" này đặt mục tiêu trở thành người khuyết tật đầu tiên lên Trạm vũ trụ quốc tế vào năm 2030.
Hồ sơThuận Thiên | 23/08/2024Khi cây bị căng thẳng, chúng tạo ra âm thanh lớn như cuộc trò chuyện bình thường của con người dù tai người không thể nghe thấy. Và theo các nhà khoa học, thực vật có thể phát ra tiếng "kêu cứu".
Hồ sơThuận Thiên | 22/08/2024Gia đình nạn nhân vụ tàu ngầm Titan đòi bồi thường 50 triệu USD với cáo buộc rằng thủy thủ đoàn đã trải qua “nỗi kinh hoàng” ngay trước thảm họa và người điều khiển tàu ngầm đã vô trách nhiệm.
Hồ sơThuận Thiên | 09/08/2024Vụ phản ứng mạnh thứ nhì của vũ trụ được coi là một vụ nổ tia gamma, là vụ nổ sáng nhất mà chúng ta từng chứng kiến với độ sáng gấp 10 lần hoặc hơn một một vụ nổ tia gamma thông thường.
Hồ sơThuận Thiên | 30/07/2024Robot có làn da giống người của Nhật Bản đạt được tiến bộ lớn trong chế tạo robot, có thể khiến robot tương lai giống con người hơn, gây lo ngại về sự thống trị của máy móc đang đến gần.
Hồ sơThuận Thiên | 23/07/2024Phi hành gia kỳ cựu của NASA - Ron Garan đã có 178 ngày ngoài không gian. Mới đây, ông chia sẻ về "nhận thức một cách tỉnh táo" với khẳng định: "Khi nhìn Trái Đất từ không gian, tôi nhận ra chúng ta đang sống trong giả dối".
Hồ sơThuận Thiên | 12/07/2024Robot chơi bóng đá chạy bằng AI nhanh nhẹn không kém con người, chúng được điều khiển bởi máy học tăng cường với một loại AI giúp chúng có thể di chuyển trên địa hình khó khăn.
Hồ sơThuận Thiên | 11/07/2024Năm thứ 5 liên tiếp khán giả được chiêm ngưỡng những bức ảnh tuyệt vời nhất từ cộng đồng nhiếp ảnh thể thao. Hãy cùng thưởng thức Top 20 tác phẩm của Giải thưởng Nhiếp ảnh Thể thao Thế giới năm 2024.
Hồ sơThuận Thiên | 03/07/2024