Sinh viên đi làm thêm không chỉ để tích lũy kinh nghiệm sống mà còn kiếm thêm thu nhập trang trải các chi phí cuộc sống. Nhưng tìm được công việc tốt là việc khá khó khăn.
8.000 - 14.000 đồng là mức lương mà các bạn sinh viên sẽ được trả khi đi làm những công việc part time từ 4 - 5 tiếng. Mức lương thấp nhưng công việc lại không hề nhẹ nhõm, chủ yếu là bán quần áo, bưng bê, phục vụ bàn, rửa bát đĩa...
Với mức lương đó thì trung bình mỗi tháng các bạn sẽ nhận được từ 950.000 - 1.700.000 đồng tiền công trong trường hợp làm đủ cả 30 ngày, không nghỉ ngày nào. Nhưng trên thực tế, tổng số tiền lương mà các bạn sinh viên nhận được sẽ bị trừ ít nhất từ 10 - 30% bởi rất nhiều lý do khác nhau như tiền đồng phục, đi muộn 5 phút, trả thừa tiền cho khách, lau dọn không sạch sẽ... cùng vô vàn các quy định “trên trời” khác từ người chủ đặt ra cho nhân viên của mình.
Họ sẽ viện đủ mọi lý do chỉ để trừ thật nhiều vào tiền công của bạn. Với số tiền lương ít ỏi trái ngược với khối lượng công việc đồ sộ mà bạn phải làm thì đúng là sinh viên đang tự "bán mình" với cái giá quá rẻ mạt.
Bán hàng, lễ tân là những công việc mà sinh viên hay lựa chọn.
Bạn Lăng H.N., sinh viên trường ĐH Sư phạm Hà Nội, chia sẻ: "Để kiếm thêm thu nhập, mình đã tìm được một công việc là bán quần áo cho shop. Vì chỗ làm gần nơi mình trọ nên rất tiện cho việc đi lại nhưng lương lại cực kì thấp, chỉ 8.000 đồng/1 tiếng và làm từ 6h30 chiều đến 10h50 tối.
Hôm đầu tiên thử việc, mình bán được 5 sản phẩm, cũng khá thích thú nhưng mẹ mình thì lại không thích việc mình đi làm thêm, nhất là phải còn về muộn nữa nên mẹ càng không yên tâm. Cuối cùng, sau hôm đó mình đã nghỉ việc, một phần mình nhận ra công việc này nó khá tốn thời gian và mình nghĩ cứ an tâm học xong đại học đi rồi sau này ra trường thì đi làm cũng chưa muộn".
Nhiều bạn sinh viên năm nhất khi vừa chân ướt chân ráo bước ra ngoài xã hội tỏ ra rất thích thú và bị hút theo những lời mời gọi “ngọt như mật” của các nhà tuyển dụng với những quyền lợi rất hấp dẫn. Thế nhưng khi các bạn mới chỉ làm được một thời gian ngắn thì đã vỡ mộng khi biết thế nào là "làm việc trong môi trường thoải mái, được học hỏi các kỹ năng giao tiếp cùng chế độ lương thưởng hấp dẫn, cạnh tranh".
Cũng đi làm thêm trong một shop quần áo, bạn Hoàng L.P, sinh viên Học viện Tài chính, chia sẻ: "Ban đầu, khi đến xin việc và bài đăng trên mạng là 15.000 đồng/giờ và chiết khấu sản phẩm là 10.000 đồng/1 sản phẩm. Tuy nhiên, lúc nhận lương chỉ được tính 12.000 đồng/giờ và hơn 30 sản phẩm mình bán ra chỉ được chiết khấu tổng là 30.000 đồng.
Thực sự là khá thất vọng, nhưng do ban đầu mình cũng không có sự thống nhất chặt chẽ và chính xác với người chủ. Đi làm 1 tháng mỗi ngày 7 tiếng lương mình chỉ được hơn 1 triệu đồng nên mình đã xin nghỉ luôn sau tháng đầu tiên".
Công việc phục vụ bàn tại các quán ăn cũng được lựa chọn khá nhiều.
Tưởng chừng những tình huống "drama" dở khóc dở cười sẽ chỉ xuất hiện trong những bộ phim truyền hình thế nhưng giờ đây nó lại là những câu chuyện xảy ra hàng ngày như cơm bữa trong chính cuộc sống thực tại của các bạn sinh viên này. P. còn chia sẻ thêm: "Trong quá trình làm, đã có 1 lần mình bị đổ oan là lấy mất tiền và quần áo tại shop.
Shop có 2 chị quản lý thay phiên nhau đến cửa hàng nhưng khi một chị lấy quần áo và mang tiền đi, lại không báo lại cho mình và chị kia nên chị kia đã nghĩ mình lấy và quyết định trừ lương của mình. Đến vài ngày sau thì vụ việc mới được sáng tỏ".
Hết giờ làm, tưởng những sẽ được về nhà nghỉ ngơi, nhưng không, nhiều bạn sinh viên còn bị chủ lợi dụng bắt làm thêm giờ mà không trả thêm đồng lương nào. Đây cũng là tình trạng tương đối phổ biến hiện nay.
Nhiều sinh viên rơi vào hoàn cảnh này đều "ngậm bồ hòn làm ngọt" bởi hầu hết công việc part-time chỉ là thoả thuận "miệng". Nếu có hợp đồng, các sinh viên này đều bị chủ giở chiêu trò giữ chứng minh thư nhân dân, giấy tờ tùy thân hoặc thẻ sinh viên để làm cam kết trả lương. Nhiều trường hợp xin nghỉ làm chủ còn bắt chuộc lại hoặc đôi co, làm khó dễ.
Sẽ không ai bảo vệ được các bạn nếu các bạn không biết tự bảo vệ chính bản thân mình. Và cách tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của bản thân trong quá trình làm việc, đó là sinh viên cần tìm hiểu kỹ càng về Luật Lao động cũng như về nơi mà mình sắp sửa làm thêm.
Có nhiều công việc làm thêm cho các bạn lựa chọn, chỉ cần cẩn thận để tránh bị lừa gạt.
Môi trường làm thêm thường phức tạp và nhiều cám dỗ, các bạn sẽ dễ bị sa ngã, lơ là dẫn đến kết quả học tập xuống dốc vì các bạn thiếu kinh nghiệm sống cũng như kinh nghiệm làm việc còn ít. Hơn nữa, tâm lý, lập trường không vững vàng nên dễ bị lợi dụng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Nó không còn chỉ ảnh hưởng tới các bạn hiện tại mà thậm chí sẽ ảnh hưởng tới cả tương lai sau này.
Lương thấp, không ổn định, quản lý khắt khe, công việc nặng nhọc..., đó là những lý do khiến bạn sẽ mất ngay cảm giác hào hứng lúc ban đầu khi vừa nhận việc. Sau một thời gian tự cảm thấy chán nản công việc của mình, bạn muốn xin nghỉ. Nhưng muốn nghỉ chẳng dễ, nhiều người sử dụng lao động tìm cách "quỵt" luôn tiền lương để nhân viên không dám bỏ ngang.
Biết là bất công nhưng chẳng biết làm cách nào để lấy lại công bằng cho bản thân mình, đó là suy nghĩ của tất cả các bạn sinh viên khi bị nhà sử dụng lao động “quỵt” tiền. Bao công sức bỏ ra làm việc nhưng nhận lại là hai bàn tay trắng cùng những lời nói không mấy dễ nghe của những người chủ.
“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, có đi làm, có va chạm xã hội thì mới thu lại được kinh nghiệm và học hỏi được nhiều điều từ những gì đã gặp phải. Đúc rút từ những người đi trước, các bạn sinh viên có thể lưu ý một vài tiêu chí sau trước khi tìm kiếm một công việc part-time như mong muốn.
Về nội dung, tính chất công việc nên nghiên cứu thật kỹ phần mô tả công việc trong thông tin tuyển dụng. Cái gì cảm thấy mơ hồ, chưa rõ ràng thì hãy hỏi lại ngay với nhà tuyển dụng. Sau đó các bạn hãy tự xem xét, cân nhắc khả năng, năng lực của bản thân có phù hợp với công việc đó hay không.
Liệu mình sẽ học thêm được những kiến thức mới gì từ công việc đó? Và khuyên các bạn sinh viên nên lựa chọn những công việc liên quan đến chuyên ngành mình đang theo học ở đại học để bổ trợ, tích lũy thêm kinh nghiệm, hướng đến công việc sau này khi tốt nghiệp, ra trường. Tránh những công việc không lành mạnh, có thể ảnh hưởng xấu tới chính bạn.
Về chế độ đãi ngộ, lương thưởng với công việc part time thì hiện nay mức lương giao động khoảng 15 - 20.000 đồng/tiếng, thậm chí cao hơn rất nhiều với những công việc đòi hỏi trí óc.
Hãy cân nhắc số tiền sinh hoạt, nhu cầu đi lại, ăn ở hàng tháng với mức lương mong muốn xem liệu công việc đó có giúp mình cải thiện được hoàn cảnh sống hay không. Ngoài ra, khi đi phỏng vấn buổi đầu tiên, hãy làm rõ chế độ lương thưởng, ngày trả lương và các quy định đi kèm khác với người chủ để tránh việc "ngại" khi nhắc đến sau này.
Về môi trường làm việc thì cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản để mình hoàn thành tốt công việc. Bên cạnh đó, chú ý quan sát thái độ làm việc, cư xử của người chủ với các nhân viên khác để mình thực sự hòa nhập vào môi trường làm việc chung. Tạo sự hỗ trợ, gắn kết, tránh xảy ra những mâu thuẫn không đáng có sau này.
Về tính gắn bó lâu dài, các bạn cần phải xác định thật rõ ràng công việc mà các bạn chuẩn bị đi xin sẽ là công việc mà các bạn thật sự thích, có thể làm được và phù hợp với năng lực của bản thân bởi đây sẽ là yếu tố quyết định thời gian bạn gắn bó với công việc là bao lâu, tánh tình trạng nhiều bạn sinh viên làm 1 tháng thử việc rồi nghỉ, nhảy việc sang nhiều chỗ khác gây mất thời gian, hiệu quả đạt được lại không cao. Như vậy vừa thiệt cho các bạn, vừa ảnh hưởng tới những người sử dụng lao động.
Đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập, phụ giúp bố mẹ trong việc chi trả các khoản tiền trong quá trình học tập là nhu cầu thiết thực của các bạn sinh viên, không ai có quyền ngăn cản. Tuy nhiên, các bạn nên xem xét thật kĩ công việc làm thêm ấy để tìm được việc làm phù hợp, công việc mà các bạn đang làm hiện tại sẽ giúp các bạn học hỏi được nhiều điều bổ ích để phục vụ cho công việc của các bạn sau khi ra trường.
Những trải nghiệm, bài học từ việc làm thêm sẽ là những hành trang vô cùng quý giá sau này để bạn sẵn sàng bước vào một môi trường làm việc đầy chuyên nghiệp và năng động.
Theo Kenh14.vn
Đối với một số người, bếp là nơi yêu thích nhất trong nhà, trong khi những người khác lại thích tránh xa nó bất cứ khi nào có thể. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải nấu ăn và bạn có thể làm cho cuộc sống của mình dễ dàng hơn, thậm chí tận hưởng trải nghiệm nấu ăn của mình nếu bạn học được một vài thủ thuật như 17 thủ thuật giúp bạn nấu nướng như một đầu bếp chuyên nghiệp sau đây.
Bất kỳ thói quen xấu nào cũng có thể được thay thế bằng một thói quen lành mạnh hơn. Sau đây là 9 thói quen gây hại nên bỏ càng sớm càng tốt nếu bạn không may mắc phải.
Tối giản đồ đạc trong nhà, sắp xếp không gian hợp lý, không vội vã đi bất cứ đâu... là một vài thói quen hay của vùng Scandinavia. Hãy cùng tham khảo 11 bí quyết của vùng Scandinavia biến ngôi nhà của bạn thành nơi trong mơ.
Bạn có thể đang đi bộ xuống phố, gọi đồ ăn trên mạng hoặc lên xe ô tô... trước khi bạn kịp nhận ra một người lạ đã ở quá gần mình. Hãy ghi nhớ 11 lời khuyên an toàn dành cho phụ nữ sau đây.
Có lẽ ai đó đã từng ước trong đời mình được một lần bay vé hạng nhất. Có một cách đơn giản là biến chuyến bay hạng phổ thông thành trải nghiệm hạng nhất.
Những thống kê nói rằng chúng ta đang sống trong thời kỳ yên tĩnh nhất trong lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, thế giới vẫn là một nơi nguy hiểm và luôn có những kỹ năng nếu chuẩn bị trước sẽ giúp bạn thoát hiểm vào một ngày nào đó.
Ngày nay chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào các tiện ích xung quanh mình và hay bất lực khi không có Internet hoặc điện thoại. Đó là lý do mà 11 mẹo sinh tồn này có thể cứu sống bạn vào một ngày nào đó.
Trong công cuộc bố trí các căn phòng, làm những công việc nhà hàng ngày và mua sắm, có những trường hợp chúng ta nên ưu tiên chất lượng hơn giá cả về lâu dài.
Trong nhiều tình huống khẩn cấp hoàn toàn có thể xảy ra ngoài cuộc sống, bạn rất cần những kỹ năng sinh tồn thường không được dạy ở trường học này.
Không hẳn là trường Đại học Kyoto cho phép sinh viên mặc tự do trong lễ tốt nghiệp, họ đã từng cố gắng loại bỏ văn hóa này nhưng bị sinh viên phản đối.
Nhiều phụ huynh thẳng thắn nói lý do vì sao họ phải hướng con vào trường công lập bằng được!
Học đườngTessie | 25/07/2024Đúng là chỉ biết ngưỡng mộ thôi!
Học đườngTessie | 22/07/2024Tai nạn tàu hỏa đã cướp đi đôi chân của Phạm Minh A (trú tại khu phố 2, thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên). Thí sinh này cũng đã được xét đặc cách tốt nghiệp THPT 2024.
Học đườngTessie | 27/06/2024Đại học Nguyễn Trãi vừa công bố điểm chuẩn năm 2022 xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm học bạ.
Học đườngBông Bông | 16/09/2022Chỉ 10 tháng ôn luyện môn Văn, nam sinh đạt 10 điểm Văn, mang danh hiệu thủ khoa C03 (Văn, Toán, Sử) toàn quốc.
Học đườngBông Bông | 27/07/2022Các bài đăng trên Lớp Người Ta không chỉ cung cấp thông tin đơn thuần mà còn có nhiều ảnh chế, video giải trí cực hấp dẫn nhằm tạo nên những tiếng cười cho người xem.
Học đườngThuận Thiên | 27/12/2021Tối 26/1, buổi công diễn vở kịch “Cuộc Gọi Đêm Giao Thừa” đã diễn ra, đánh dấu Liveshow Kịch 2021 chính thức khép lại. Có mặt tại địa điểm tổ chức, các bạn sinh viên Báo chí cùng những người yêu mến nghệ thuật Kịch nói đã được thưởng thức một bữa tiệc ca kịch đầy ấn tượng và nhiều cảm xúc.
Học đườngThuận Thiên | 27/01/2021Tiếp nối thành công từ chương trình NEU Internship Day 2019, ngày 3/10 vừa qua, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã long trọng tổ chức chương trình “Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020”.
Học đườngThuận Thiên | 05/10/2020Thời đi học có rất nhiều môn đòi hỏi đôi chút năng khiếu, đặc biệt là khả năng vẽ. Một trong những môn học đó là môn Công nghệ, một trong những nỗi ám ảnh của học trò vẽ kém.
Học đườngThuận Thiên | 24/09/2020Lớp có cặp đôi yêu nhau thường khiến những người xung quanh "gato" tới bực bội. Nhưng riêng lớp học này lại coi đó như niềm vui chung đáng để khoe với thiên hạ.
Học đườngThuận Thiên | 23/09/2020