Công chúa Esther của Burundi là người mẫu da màu đầu tiên tại Pháp. Từ việc bỏ lại cuộc sống hoàng gia sau biến cố, cô đã bắt đầu cuộc sống lưu vong và trở lại là một công chúa.
Công chúa Esther Kamatari của Burundi.
"Khi cha mất, tôi nhận ra tất cả có thể mất chỉ trong một giây. Ông ấy từng là hoàng tử, người đàn ông vĩ đại. Mọi người đều tôn trọng ông, trẻ em yêu quý ông...", Công chúa Esther Kamatari nói trong một cuộc phỏng vấn trên Skype với Insider.
Nghe một lời thẳng thắn và đau lòng - một lời thú nhận từ một công chúa khác nhiều điều chúng ta đã từng nghe về hoàng gia. Nhưng cuộc sống của Esther không giống với Hoàng gia Anh hay bất kỳ hoàng gia nào trên thế giới. Trải qua những năm đầu làm công chúa ở Burundi, cô buộc phải lớn lên sớm hơn hầu hết trẻ em.
Khi Esther 13 tuổi, sự sụp đổ của chế độ quân chủ do cha cô đứng đầu kéo theo biến cố gia đình sau khi ông mất. Sau đó, Esther đã sử dụng học phí đại học của mình để mua vé một chiều đến Paris, Pháp. Cô không biết gì về thành phố này ngoại trừ tháp Eiffel trong các bức ảnh. Đây là cách Esther đi từ thân phận công chúa lưu vong của Burundi sang người mẫu da màu đầu tiên của Pháp.
Rời khỏi Burundi là vấn đề khó khăn nhưng Esther phần nào được trang bị cho việc thay đổi lối sống tại một nơi xa lạ. Thời gian cô được nuôi dưỡng trong hoàng tộc Burundi, cha của Esther thường dạy cô những bài học về sự khiêm tốn. Chẳng hạn như ông đã hướng dẫn cô đi bộ đến trường với những đứa trẻ mà bố mẹ không có xe hơi.
"Chúng tôi thường đi cùng nhau, bởi vì cha tôi nói rằng: 'Cha mẹ của những bạn khác không có xe hơi, vì vậy con phải đi bộ với họ. Và sau đó con có thể hiểu cuộc sống của họ như thế nào'. Đó là sự khiêm tốn.", Esther kể.
Esther Kamatari hiện sống ở Paris, Pháp sau khi chuyển đến đây vào những năm 1970.
Tuy nhiên, sau khi đến Paris, cô biết rằng nhận thức của thế giới về ý nghĩa của một hoàng gia là hoàn toàn trái ngược với định nghĩa của chính cô. "Một số người đã hỏi tôi: 'Cô có phải là một công chúa thực sự không?'. Bởi vì mọi người không nghĩ ở châu Phi chúng tôi cũng từng có vương quốc và đế chế. Trong suy nghĩ của một số người, châu Phi là nơi dành cho nô lệ, nó bẩn thỉu, không có gì.", cô giải thích.
Mặc dù vậy, danh hiệu hoàng gia HRH của Esther đã giúp đảm bảo sự nghiệp của cô ngày hôm nay. Esther trở thành người mẫu da màu đầu tiên ở Pháp và từ đó đã làm việc với những tên tuổi như Lanvin, Paco Rabanne, Pucci và Jean-Paul Gaultier. Từ năm 2010, cô đã đào tạo người mẫu cho "Văn hóa và Sáng tạo" - một chương trình thời trang được tổ chức tại Pháp nhằm mục đích hợp nhất 40 quốc tịch trong thế giới thời trang.
Công chúa Esther trong một buổi chụp hình vào những năm 1980.
>> Công chúa Nhật Bản chấp nhận làm thường dân để lên xe hoa với người mình yêu
>> 7 quy tắc mà công nương Diana dám thay đổi trong gia đình hoàng gia Anh
Năm 2004, Esther tự hướng mình sang một con đường khác. Cô quyết định biến danh hiệu công chúa của mình thành tổng thống khi tuyên bố kế hoạch tranh cử tại Burundi.
Cô nói với tờ The Independent về quyết định của mình vào thời điểm đó: "Thông thường, đệ nhất phu nhân của một quốc gia là vợ của một tổng thống. Phụ nữ ở Burundi đã đến gặp tôi và đề nghị tôi ứng cử tổng thống, để chúng tôi có thể có một đệ nhất phu nhân thích hợp". Và một trong những ưu tiên hàng đầu của cô với tư cách là ứng viên tổng thống là đưa chế độ quân chủ trở lại Burundi.
Công chúa trong một chương trình thời trang vào những năm 1980.
Esther được mời tham gia Royal Bridges, một xã hội dành riêng cho các nghệ sĩ và khách quen của giới nghệ thuật hoàng gia, hoàng tử và quý tộc từ khắp nơi trên thế giới. Royal Bridges tổ chức các sự kiện trên khắp thế giới, nơi các hoàng gia khác nhau có thể kết nối với nhau và thu hút sự chú ý đến những vấn đề mà họ đam mê.
"Tôi đã học được cách không bao giờ từ bỏ. Tôn trọng và hãy tử tế, bạn sẽ luôn gặp ai đó trong cuộc đời của mình, người có thể giúp bạn. Đó là cách tôi gặp Henri - giám đốc sáng lập của Royal Bridges, người đã kết nối với tôi với những ngôi nhà hoàng gia trên khắp thế giới.", Esther nói.
Công chúa sử dụng mối quan hệ của mình với Royal Bridges để quảng bá việc bảo trợ của mình đối với Royal Drumers of Burundi, một màn trình diễn di sản thế giới được UNESCO công nhận.
Những chiếc trống Hoàng gia Burundi.
Gần đây, Esther có kế hoạch quảng bá quỹ từ thiện mới của mình - Quỹ của Công chúa Kamatari của Burundi với mục tiêu bảo vệ môi trường. Cô đã bắt đầu công việc ở Mali, nơi cô dự định chống lại việc sử dụng túi nhựa đen.
Vị công chúa đã đi một chặng đường dài kể từ khi mất cha, từ công việc khó khăn và sự bất định ban đầu, cô đã làm nên lịch sử với nghề người mẫu của mình.
Theo Insider
>> Công chúa Nhật Bản được giáo dục như nàng Lọ Lem trong truyện cổ tích
Dàn sao "Công chúa bướng bỉnh" sau 17 năm phát sóng có nhiều thay đổi, Jang nara sắp lên xe hoa với chồng doanh nhân, tô Hữu Bằng vẫn lẻ bóng tuổi 49, loạt diễn viên phụ vụt sáng thành ngôi sao đình đám.
Loạt ảnh hài hước chủ đề “Instagram và thực tế” đền từ một cô nàng người mẫu sẽ cho thấy 2 hình ảnh khác nhau từ cùng một góc chụp như tố cáo thói sống ảo ngày nay.
Yael Shelbia đã bỏ xa cả những tên tuổi như Lisa, Nancy... để dẫn đầu danh sách sao nữ đẹp nhất thế giới 2020 do TC Candler bình chọn.
10 năm trời cõng nhau tới trường, Minh Hiếu - Tất Minh cuối cùng đã cùng trở thành học sinh giỏi tỉnh và cùng thi tốt nghiệp trên 28 điểm, trở thành những dấu ấn đẹp giữa đời thường.
Cõng nhau đi học suốt 10 năm cho đến ngày cùng nhau thi tốt nghiệp THPT, kết quả vượt trội của cặp bạn thân này đang khiến dân mạng vô cùng ngưỡng mộ.
Sau nhiều năm vất vả, mới đây, cô gái mồ côi Nguyễn Thị Thường đã nhận được giấy báo trúng tuyển trường Đại học Fulbright Việt Nam cùng suất hỗ trợ 2,2 tỷ đồng.
Những điều phi thường tới từ những câu chuyện đời thực, những con người nhỏ bé khiến ta cảm thấy thật sự nể phục và ngưỡng mộ, điển hình như cô bạn dưới đây.
Công chúa Beatrice và vị hôn phu Edoardo Mapelli Mozzi đã kết hôn tại Windsor vào ngày 17/7 sau khi hoãn kế hoạch ban đầu của họ là cưới vào tháng 5.
Trái với nhận thức của công chúng, trở thành một công chúa không đồng nghĩa với địa vị, sự giàu có hay các giá trị truyền thống.
Phong tục độc đáo của phụ nữ một số quốc gia có thể khiến bạn ngỡ ngàng, là chuyện lạ của hầu hết du khách trên thế giới nhưng lại là niềm tự hào của phụ nữ bản địa.
Chuyện lạHAFA | 14/03/2023Cụ thể, nếu 3 món đồ này vắng mặt, cô dâu sẽ cực kỳ lúng túng, không biết phải làm gì trong đêm quan trọng nhất của đời mình
Chuyện lạMorax | 14/03/2023Có rất nhiều quy tắc nghiêm ngặt mà các cung nữ thời xưa phải tuân thủ, trong đó có những điều phải nhớ liên quan tới chuyện ăn uống
Chuyện lạMorax | 14/03/2023Với một người phụ nữ, vẻ đẹp ngoại hình rồi sẽ phai tàn theo tháng năm, nhưng một tâm hồn thú vị thì sẽ chỉ càng hấp dẫn hơn theo tuổi tác.
Chuyện lạMorax | 10/03/2023Người cao nhất và thấp nhất thế giới có cuộc sống như nào? Không chỉ bình thường mà còn phi thường. Hãy xem cách họ rút ra kinh nghiệm quý báu cho chính những người bình thường.
Chuyện lạHAFA | 09/03/2023Mỗi công việc đều có "bí mật nghề nghiệp riêng" và ngành hàng không cũng không phải là ngoại lệ. Dưới đây là 9 sự thật về hành khách mà nhân viên làm việc ở các vị trí quan trọng trong sân bay đều biết nhưng không bao giờ tiết lộ.
Chuyện lạMorax | 09/03/2023Nữ nghệ sĩ này đã thể hiện những tác phẩm điêu khắc đáng kinh ngạc từ gỗ mục, giúp người xem cảm nhận hơi thở nhẹ nhàng của thiên nhiên bên tai mình.
Chuyện lạHAFA | 07/03/2023Để có thể được nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Hoa sủng ái, các nam nhân trong thiên hạ cần đáp ứng đủ 2 điều kiện này.
Chuyện lạMorax | 07/03/2023Chịu nhiều rủi ro đau đớn là vậy song các nữ thái giám phần lớn lại bị quên lãng trong lịch sử Trung Quốc
Chuyện lạMorax | 06/03/2023Ít có mỹ nhân nào vì quá xinh đẹp lại khiến mình mất mạng như Trương Lệ Hoa.
Chuyện lạMorax | 05/03/2023