Cùng với vấn nạn bạo lực học đường, nỗi ám ảnh với không ít học sinh Hàn Quốc còn là áp lực từ cha mẹ và thầy. Nhiều học sinh đã tìm đến cái chết để giải thoát.
Bắt đầu ra khỏi nhà từ 6h45, khi trời còn đang tờ mờ sáng, một học sinh Hàn Quốc phải chạy đua với thời gian. Ngoài học chính trên trường còn học thêm tại hai lò luyện thi, học gia sư..., học sinh thường trở về nhà lúc 10h30 tối.
Đây là lịch học mỗi ngày mà Kim Soo Hyun (17 tuổi), người đang chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào đại học tại Hàn Quốc, phải theo đuổi. Chưa hết, về đến nhà là nữ sinh lại tiếp tục làm bài tập đến 1h sáng. Đây là tình trạng chung của phần lớn học sinh Hàn Quốc.
Vang danh là một quốc gia có nhiều thành tựu giáo dục, ở Hàn Quốc, áp lực khiến học sinh, sinh viên gánh chịu quá nhiều những gánh nặng từ học hành với những tiêu chuẩn thành tích cao. Phần lớn học sinh Hàn Quốc vẫn ngày đêm học trong nỗi lo lắng bởi áp lực từ cha mẹ, thầy cô, nhà trường.
Câu chuyện của những học sinh Hàn Quốc như Kim Soo Hyun được chia sẻ trên tờ Groove Korea vào tháng 9/2013. (Ảnh: Groove Korea) |
Người Hàn quan niệm nếu đạt được điểm cao thì sẽ có cơ hội vào trường đại học danh giá. Điều ấy cũng đồng nghĩa với việc con em mình sẽ không phải chật vật lao vào "cuộc chiến" tìm việc làm khắc nghiệt.
Quan niệm này khiến các bậc phụ huynh ngày càng ép con mình vào khuôn khổ học hành một cách khủng khiếp. Nhưng chính họ không ngờ những việc làm tưởng chừng đầy trách nhiệm và xuất phát từ yêu thương đó lại đang khiến con em họ trở nên tuyệt vọng.
Tỷ lệ tử tự của Hàn Quốc đứng đầu trong nhóm những quốc gia hợp tác kinh tế và phát triển (OECD), trong đó trẻ em và thanh thiếu niên là 2 đối tượng cần được lưu tâm nhất theo thống kê được đăng tải trên NCBI. Trang NPR gọi đây là bi kịch quốc gia khi tự tử là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của nhiều thanh thiếu niên nước này, đặc biệt là ở độ tuổi 10 - 15. Đa số học sinh tuyệt vọng đều chọn chết kiểu nhảy lầu tại chính nhà riêng của mình.
Với lời nhắn đầy ám ảnh "Chúng em ghét trường học", 2 nữ sinh 16 tuổi đến từ Daejeon nhảy lầu tự tử vào năm 2015. Vụ việc này từng khiến dư luận xôn xao một thời gian và làm dấy lên lời chuông cảnh tỉnh bởi những áp lực từ học đường mang lại cho học sinh.
Thông thường giờ tan học tại Hàn Quốc là 4h chiều. Tuy nhiên, với áp lực phải bước chân vào cổng trường đại học cùng với những kỳ vọng từ bố mẹ, các em phải tham gia nhiều lớp học thêm ngoài giờ, thuê gia sư hoặc tự học ở những khu riêng trong trường. Giờ học của các em trong một ngày có thể kéo dài tới 14 tiếng bởi những lớp học thêm thường kết thúc vào 11h đêm.
Một học sinh Hàn Quốc làm bài tập tại khu học tập riêng ở trường. (Ảnh: Elise Hu/NPR) |
"Em có rất nhiều bài tập để làm. Vì thế, em chọn ở lại trường làm cho xong. Nếu không thì sẽ mất cả đêm và sáng mai đến lớp, em sẽ ngủ gật cho mà xem!", một học sinh than thở.
Thời gian học quá nhiều khiến các em trở nên căng thẳng, luôn trong tình trạng lo sợ về điểm số, thành tích. Cùng với đó, các em không có thời gian vui chơi, giải trí, thiếu ngủ và hơn hết về đến nhà lại sợ hãi bởi cảnh bị cha mẹ la mắng, hằn học.
"Trường THPT nào cũng học kiểu như vậy", Han Jae Kyung và Yoon Seoyoon nói với NPR. "Cơ hội được học tại những trường đại học danh giá cũng là cơ hội có cuộc sống tràn ngập ánh sáng.", nữ sinh Han Jae Kyung trả lời phỏng vấn.
"Tôi từng dạy Tiếng Anh nâng cao cho một số học sinh tại trường hạng sang ở Gangnam, Seoul. Các em rất nghiêm túc học tập nhưng đôi mắt thì vô hồn.", đây là những lời mà thầy giáo dạy tiếng Anh Se-Woong Kong viết trên tờ The New York Times.
Khi thầy Kong hỏi học trò có hạnh phúc không khi được học tập trong môi trường hiện đại và tốt thế này, một câu trả lời đầy bất ngờ của một nữ sinh cho biết, sẽ hạnh phúc hơn nếu mẹ em biến mất bởi mọi thứ bà làm cho em đều là cằn nhằn về tình hình học tập.
Áp lực học tập quá lớn dồn học sinh vào bước đường cùng. (Ảnh: Teleme) |
Nhiều cuộc phỏng vấn diễn ra cho thấy có những học sinh tại xứ sở kim chi so sánh trường học với địa ngục trần gian. Một em nói: "Mỗi khi học kỳ mới bắt đầu, trường học lại trở nên đáng sợ hơn bao giờ hết". Theo học sinh tại đây, dù là học lớp 1 hay lớp 12 thì vẫn luôn có những cuộc tranh đua điểm số vô cùng đáng sợ.
Theo Zing News
Nội dung liên quan:
>> "Vua cà phê" Hàn Quốc treo cổ tự tử, để lại chuỗi cửa hàng cà phê Mango Six đang xuống dốc
>> Hàn Quốc: Nữ công chức đột tử do làm việc quá sức ngay sau kỳ nghỉ thai sản
Một nữ sinh lớp 4 ở Đắk Lắk đã bị 10 bạn cùng lớp đánh hội đồng rất dã man, phải nhập viện điều trị nhiều lần và hiện đang còn hoảng loạn.
Một số phụ huynh Trường Mầm non Tam Hưng A (huyện Thanh Oai, Hà Nội) bức xúc khi nhà trường tổ chức dạy các chương trình ngoại khóa trong giờ chính khóa.
Theo Phòng GD&ĐT quận Gò Vấp, vụ họp phụ huynh ở trường Tiểu học An Hội được giải quyết từ đầu năm học nhưng bị phát tán là do nhà phụ huynh đăng clip bị tạt sơn.
Một giấy báo nhập học được cất giữ từ năm 1991 khiến không chỉ thế hệ 7x, 8x mà thế hệ trẻ hiện tại cũng không khỏi xúc động khi xem.
Trượt nguyện vọng 1 thì có nguyện vọng 2, nguyện vọng 3... và cùng lắm trượt đại học thì năm sau thi lại. Nhưng nếu trượt mầm non thì học trò có còn cơ hội?
Những ai từng đi qua thời học sinh hẳn còn nhớ quy định cấm đi dép lê đến trường "huyền thoại". Mới đây, một màn "thu mua dép" đầu năm học đưa 2k7 "vào khuôn khổ" tại một ngôi trường khiến không ít người nhớ về kỷ niệm này.
Bất cứ ai nếu quan tâm đúng mức cho việc học tập, nghiên cứu của mình thì đều sẽ chuẩn bị cho một kế hoạch học tập hay nghiên cứu và chỉ cần chú trọng 5 điều này.
Trường Đại học Quy Nhơn lấy mức điểm sàn kỷ lục 28,5 ở sáu ngành sư phạm Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa bằng phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2022.
Bài đăng khoe mớ tài liệu gần 1 tạ của bạn trẻ đã thu hút nhiều học sinh đua nhau khoe ảnh thanh lý tài liệu hậu mùa thi. Mua đắt bán rẻ cũng tiếc những giữ lại lấy nơi nào chứa!
Nữ nhà báo Trần Thu Hà cho rằng, có thi là có luyện. Phụ huynh nghèo đi vì phải chi nhiều tiền cho con luyện thi, từ mẫu giáo đã hết cuộc thi này tới cuộc thi kia.
Trong nhiều năm, chuyến tàu chỉ phục vụ một nữ sinh ở Nhật Bản vẫn được duy trì ở ga tàu Kyu-Shirataki trên đảo Hokkaido với nhu cầu di chuyển bằng tàu hàng ngày đến trường.
Chuyện lạThuận Thiên | 12/11/2024Với chiều dài móng tay đáng kinh ngạc khoảng 13 m, người phụ nữ 27 năm không cắt móng tay luôn trở thành tâm điểm chú ý với mỗi động thái liên quan đến bộ móng của mình.
Chuyện lạThuận Thiên | 08/10/2024"Đá ngựa vằn" bí ẩn trên sao Hỏa được các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ - NASA đánh giá là không giống bất cứ thứ gì từng thấy.
Chuyện lạThuận Thiên | 25/09/2024Tình bạn đẹp giữa người chăm sóc và sư tử hoang dã đã kéo dài 13 năm. "Tôi sẽ tiếp tục ở bên nó và chiến đấu vì sự sống còn của những người họ hàng hoang dã của nó khi nào tôi còn sống.", người đàn ông khẳng định.
Chuyện lạThuận Thiên | 17/09/2024Chó kết bạn với một con cá mập liệu có phải là câu chuyện kỳ lạ và có phần nguy hiểm? Riêng với chú chó này thì suốt thời gian qua hầu như ngày nào chú cũng gặp người bạn thân của mình ở dưới nước.
Chuyện lạThuận Thiên | 12/09/2024"Người rừng" Rwanda nổi tiếng sau khi một bộ phim tài liệu làm sáng tỏ lý do anh thích sống cùng động vật hoang dã do bị người dân địa phương bắt nạt vì ngoại hình của mình.
Chuyện lạThuận Thiên | 26/08/2024Hello Kitty không phải là một con mèo có thể là khẳng định gây sốc cho những người hâm mộ Hello Kitty, thông tin chấn động này đã khiến cộng đồng mạng không khỏi ngỡ ngàng.
Chuyện lạThuận Thiên | 29/07/2024Một nhà thiết kế thời trang nổi tiếng mừng bước sang tuổi 75 với vẻ ngoài gây choáng MXH và nhận về vô số lời khen từ những người hâm mộ của bà.
Chuyện lạThuận Thiên | 12/07/2024Hình tượng búp bê Barbie trên phim ảnh là vô cùng nổi tiếng ở phương Tây. Mới đây, một người phụ nữ chi tới 5 tỷ để trở thành búp bê Barbie ngoài đời thực.
Chuyện lạThuận Thiên | 11/07/2024Không thể ngừng chiêm ngưỡng những bản thiết kế từ 20 ý tưởng kiến trúc ấn tượng lấy cảm hứng từ những vật dụng đơn giản hàng ngày này.
Chuyện lạThuận Thiên | 09/07/2024