Tại Ấn Độ, ngôi trường đặc biệt mang tên Akshar không thu học phí bằng tiền mà thay vào đó là rác thải nhựa được học sinh mang từ nhà tới.
Ông Mazin Mukhtar, người đồng sáng lập ngôi trường, cho biết, ông cùng người vợ của mình đã nảy ra ý tưởng này khi họ gặp nhau vào năm 2013 tại New York (Mỹ). “Chúng tôi đều mơ ước về một ngôi trường được thiết kế đặc biệt dành cho trẻ em nghèo. Chúng tôi thành lập Akshar vào năm 2016.”, ông kể.
Khởi đầu, họ xây dựng trung tâm tái chế rác thải nhưng không nhận được sự hợp tác từ phía học sinh, sau đó họ đã nảy ra ý tưởng thu học phí bằng rác thải nhựa để khuyển khích phụ huynh tái chế. Trước khi áp dụng chính sách này, họ cũng đã miễn học phí cho học sinh trong nhiều năm.
Thực tế cho thấy việc học sinh thu gom rác thải nhựa rồi mang tới trường gần như là một bài tập về nhà chứ không giống với một khoản học phí. Hình thức kêu gọi nộp rác thải này còn là lời nhắc nhở với phụ huynh rằng, con bạn có thể học miễn phí nhưng ít nhất hãy làm điều gì có ích và cách mang rác thải nhựa đã phơi khô và rửa sạch tới trường là một đóng góp như vậy.
“Tôi vẫn nhớ cái cảm giác các lớp học tràn đầy khói độc khi có ai đó đốt rác thải nhựa gần trường để sưởi ấm. Chúng tôi muốn thay đổi điều đó. Vì thế, chúng tôi bắt đầu khuyến khích học sinh mang rác thải nhựa tới trường, coi như đó là khoản học phí.”, chị Parmita Sarma, một trong những đồng sáng lập ngôi trường, chia sẻ.
Trước khi ngôi trường này được thành lập, phần lớn trẻ em ở đây đều làm công nhân trong các mỏ đá, mỗi ngày chúng kiếm được khoảng 2,5 USD. Trường cũng khuyến khích các học sinh lớn dạy lại các em nhỏ và chúng sẽ được trả một chút tiền công để mua đồ ăn vặt, giấy và quần áo.
Bên cạnh đó, nhà trường còn dạy cho học sinh cùng phụ huynh về tác hại của nhựa. Có nhiều người còn đốt nhựa để sưởi ấm, nhưng khi được nghe tuyên truyền, họ dần sốc về những nguy hiểm của hành động đó với bọn trẻ.
Khi được hỏi về phương pháp dạy và học ở ngôi trường này, Mazin nói: “Chúng tôi dùng lao động trẻ em để chống lại lao động trẻ em. Những đứa trẻ nghèo cần kiếm tiền để được đến trường, học và kiếm tiền đi đôi với nhau. Chúng tôi thuê bọn trẻ làm gia sư kiêm nhân viên xã hội. Điều đó đảm bảo những đứa nhỏ sẽ được kèm cặp hàng ngày bởi đứa lớn.
Học sinh của chúng tôi học càng nhiều thì càng kiếm được nhiều tiền. Chúng tôi trả công cho bọn trẻ dựa trên những kỹ năng và kiến thức của chúng. Chúng tôi cũng có hình phạt nếu chúng có hành vi xấu. Khi những đứa nhỏ lên lớp thì những đứa lớn được tăng lương”.
Tại trường học, bọn trẻ được dạy tiếng Anh, Toán và Khoa học, nhưng lên cấp trung học, chúng được học thêm các kỹ năng nghề như mộc, thêu, tái chế rác thải, nhiếp ảnh... Sắp tới đây, trường sẽ có lớp dạy kỹ thuật về năng lượng mặt trời, đồng thời trường cũng sẽ tìm cho học sinh một trường đại học hoặc trường nghề phù hợp. Tham vọng của họ là phát triển một hệ thống giáo dục xuyên suốt từ lúc học cho tới lúc làm nghề.
Ban đầu, ngôi trường chỉ có 20 học sinh. Bây giờ, con số đã lên tới 110 học sinh. Mỗi tuần, mỗi học sinh sẽ mang tới trường khoảng 25 món rác thải nhựa. “Ban đầu, hầu hết các cậu bé đều bỏ học để đi làm. Bây giờ, chúng kiếm được tiền ở trường bằng cách dạy cho bọn nhỏ và vận hành trung tâm tái chế của chúng tôi sau giờ học”.
Hàng chục chiếc túi nhựa được nén vào trong chiếc chai nhựa để làm “gạch sinh thái”. Những viên gạch này được dùng để xây dựng cùng với xi-măng. Những bồn cây nhỏ được xây từ gần 200 chiếc vỏ chai nhựa và 4.000 chiếc túi nhựa.
Trong tương lai, trường còn có kế hoạch xây một nhà vệ sinh nữ với thiết kế phức tạp hơn bằng cách sử dụng cả gạch thông thường và gạch sinh thái.
Mazin và Parmita - cặp đôi sáng lập trường có tham vọng thành lập 100 ngôi trường như thế tại Ấn Độ.
Theo Bored Panda, Vietnamnet.vn
>> Đọc thêm: Trải nghiệm không gian nghệ thuật bằng Nhựa "khổng lồ" ngay giữa lòng Hà Nội
Rác thải nhựa chắc chắn là một trong những vấn đề lớn nhất mà hành tinh chúng ta đang phải đối mặt hiện nay. Một công nghệ tái chế đang được kỳ vọng biến rác thải nhựa thành nhựa mới hoàn toàn.
Một chuyến thăm ngẫu hứng của các nhân viên kiểm soát doping đã khiến các vận động viên đồng loạt rút lui, chỉ một người duy nhất chạy chung kết 100 m.
Không chỉ Ấn Độ giữ cho các thành phố của họ thật thấp tầng. Một nơi phát triển cao trên thế giới cũng làm điều này, đó là chính là các nước châu Âu.
Ngày 30-8, thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, đơn vị vừa có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã và các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc hướng dẫn tạm thời chưa thực hiện thu học phí năm học 2022-2023.
Trượt nguyện vọng 1 thì có nguyện vọng 2, nguyện vọng 3... và cùng lắm trượt đại học thì năm sau thi lại. Nhưng nếu trượt mầm non thì học trò có còn cơ hội?
Những ai từng đi qua thời học sinh hẳn còn nhớ quy định cấm đi dép lê đến trường "huyền thoại". Mới đây, một màn "thu mua dép" đầu năm học đưa 2k7 "vào khuôn khổ" tại một ngôi trường khiến không ít người nhớ về kỷ niệm này.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy vi khuẩn thủy sinh không chỉ phát triển mạnh khi các hóa chất rửa từ nhựa phân hủy được đưa vào nước hồ, chúng còn phân hủy các chất hữu cơ hiệu quả hơn.
Hàng trăm người đã tham gia cuộc giải cứu cậu bé khuyết tật khỏi giếng sâu hơn 20 m và thật may mắn, sau 5 ngày mắc kẹt thì cậu bé này đã được cứu trong cảnh tượng vỡ òa.
Lời biện minh của các nhân viên và chủ quán xả rác ra biển không nhận được sự đồng tình từ phía những người chứng kiến, đặc biệt các thành viên diễn đàn MXH.
Dù nhà bạn giàu hay nghèo, nếu bạn xa nhà thì điệp khúc đến kỳ phải xin tiền là điều ngán ngẩm bởi cha mẹ không dễ trong khoản này. Nhưng mọi chuyện sẽ khác nếu có chị gái khá giả.
Một hành khách đã bày tỏ sự phẫn nộ trên MXH mới đây sau khi được cho là bị bị buộc phải nhường ghế hạng nhất cho một chú chó trên chuyến bay.
Chuyện lạThuận Thiên | 31/12/2024Tái tạo hệ động vật thời tiền sử để đưa vào cuốn lịch năm 2025 quả là một ý tưởng độc lạ, hiếm có nếu cuốn lịch này không được xuất bản rộng rãi.
Chuyện lạThuận Thiên | 26/11/2024Trong nhiều năm, chuyến tàu chỉ phục vụ một nữ sinh ở Nhật Bản vẫn được duy trì ở ga tàu Kyu-Shirataki trên đảo Hokkaido với nhu cầu di chuyển bằng tàu hàng ngày đến trường.
Chuyện lạThuận Thiên | 12/11/2024Với chiều dài móng tay đáng kinh ngạc khoảng 13 m, người phụ nữ 27 năm không cắt móng tay luôn trở thành tâm điểm chú ý với mỗi động thái liên quan đến bộ móng của mình.
Chuyện lạThuận Thiên | 08/10/2024"Đá ngựa vằn" bí ẩn trên sao Hỏa được các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ - NASA đánh giá là không giống bất cứ thứ gì từng thấy.
Chuyện lạThuận Thiên | 25/09/2024Tình bạn đẹp giữa người chăm sóc và sư tử hoang dã đã kéo dài 13 năm. "Tôi sẽ tiếp tục ở bên nó và chiến đấu vì sự sống còn của những người họ hàng hoang dã của nó khi nào tôi còn sống.", người đàn ông khẳng định.
Chuyện lạThuận Thiên | 17/09/2024Chó kết bạn với một con cá mập liệu có phải là câu chuyện kỳ lạ và có phần nguy hiểm? Riêng với chú chó này thì suốt thời gian qua hầu như ngày nào chú cũng gặp người bạn thân của mình ở dưới nước.
Chuyện lạThuận Thiên | 12/09/2024"Người rừng" Rwanda nổi tiếng sau khi một bộ phim tài liệu làm sáng tỏ lý do anh thích sống cùng động vật hoang dã do bị người dân địa phương bắt nạt vì ngoại hình của mình.
Chuyện lạThuận Thiên | 26/08/2024Hello Kitty không phải là một con mèo có thể là khẳng định gây sốc cho những người hâm mộ Hello Kitty, thông tin chấn động này đã khiến cộng đồng mạng không khỏi ngỡ ngàng.
Chuyện lạThuận Thiên | 29/07/2024Một nhà thiết kế thời trang nổi tiếng mừng bước sang tuổi 75 với vẻ ngoài gây choáng MXH và nhận về vô số lời khen từ những người hâm mộ của bà.
Chuyện lạThuận Thiên | 12/07/2024