TIN SỰ KIỆN

Chủ biên sách Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục lên tiếng về phương pháp dạy đánh vần mới

GS Hồ Ngọc Đại cho biết, phương pháp dạy học này đã được thực hiện từ lâu chứ không phải là mới, chỉ những người chưa hiểu biết mới phê phán phương pháp này.

Những ngày qua, trên khắp các trang mạng xã hội đã truyền tay nhau một số clip chia sẻ việc dạy tập đọc với phương pháp mới từ sách Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục, trong đó các học sinh lớp 1 chỉ tay vào biểu tượng hình tròn, hình tam giác, hình vuông... và đọc một cách vanh vách.

Nhiều người xem tỏ ra rất hoang mang trước phương pháp dạy học mới lạ này, họ không biết con em của mình đang được dạy theo cách gì, các em đang đọc hiểu hay chỉ là “học vẹt” mà thôi. Trước những thắc mắc của các bậc phụ huynh và công chúng quan tâm, GS Hồ Ngọc Đại, chủ biên cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục, cho biết, một số người chưa hiểu biết nên mới phê phán phương pháp dạy cũng như cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục của ông.

GS Hồ Ngọc Đại, chủ biên cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục.

Ông cho biết thêm, phương pháp dạy học này của ông đã được thực hiện từ những năm 1978 tại trường Thực Nghiệm và tiếp sau đó, hàng chục địa phương đã tiến hành dạy theo sách này với khoảng 800.000 học sinh theo học. Những học sinh được dạy theo cách này tỏ ra rất thích thú và cũng thu lại được kết quả học tập cao hơn bình thường.

“Tôi không chấp những người không hiểu biết và không để ý, xem các ý kiến trên mạng. Tôi cũng không buồn bực hay tức giận và cho rằng, ý kiến của mọi người, phụ huynh là tự nhiên, tất yếu.”, GS Đại chia sẻ.

>> Phụ huynh khó hiểu với sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục, liệu các bé có học nổi?

Bên cạnh những ý kiến trái chiều, cũng có khá nhiều người đồng tình với cách dạy mới này của Giáo sư. Một giáo viên ở địa phương đã liên hệ với GS Đại và gửi lời xin lỗi vì các ý kiến hiểu không đúng trên mạng xã hội trong thời gian qua. Giáo sư kể: “Cậu ấy có nói đã họp với nhiều giáo viên các nơi và quy ước với nhau sử dụng sách của tôi và chất lượng dạy cho học sinh lớp 1 rất tốt nhưng giờ một số ý kiến hiểu chưa đúng như vậy nên cũng rất áy náy”.

Ông cho rằng, việc phụ huynh hoang mang ở đây là do chỉ biết về cái cũ và không biết về cái mới nên mới thấy cách dạy này là quái dị, kì cục. Ông còn đưa ra lời khuyên cho các phụ huynh rằng, trước hết không nên can thiệp vào việc học của con.

Không ít người phản đối về cách dạy mới này của Giáo sư Đại.

Giáo sư cũng khẳng định phương pháp dạy học sinh tập đọc của ông với cải tiến chữ Tiếng Việt của PGS Bùi Hiền là hoàn toàn khác nhau, những người cố tình gán ghép hai phương pháp này với nhau chỉ thể hiện sự thiếu hiểu biết của mình. “Ở đây giữa tôi và ông Bùi Hiền là 2 vấn đề, tư duy hoàn toàn khác nhau nên không thể bằng sự thiếu hiểu biết của mình mà lại gán ghép vào như vậy”.

Cũng là một người ủng hộ cho phương pháp dạy của Giáo sư Đại, cô giáo Vũ Thị Luyến (một giáo viên dạy tiểu học ở Hoàng Mai, Hà Nội) cho rằng, phụ huynh không nên lo lắng về cách con em mình được dạy đọc theo ô vuông, hình tròn, tam giác vì đây là bài dạy trẻ cách tách lời thành tiếng chứ không phải bài học vần và với phương pháp này, các học sinh đã học thuộc lời trước.

>> "Thánh chửi" Duy Mạnh lên tiếng phân tích tiếng Việt cải cách, nghe xong phải "câm nín" ngay

Cô Luyến giải thích thêm: “Mục đích của các hình là để học sinh nhận biết mỗi tiếng mình phát ra tương đương với một hình và kể cả các học sinh chưa biết những chữ đó, nhưng các học sinh biết lời nói đó có bao nhiêu tiếng. Việc này không liên quan đến việc phương pháp dạy học vần theo âm hay theo chữ”.

Cô khuyên mọi người nên dành thêm thời gian để đọc, tìm hiểu thêm về phương pháp dạy, tìm các clip dạy mẫu để hiểu về chương trình này thay vì xem các clip chế nhảm trên mạng. Các bậc phụ huynh sẽ là những người bạn, những người đồng hành cùng con cái trên con đường học tập.

Các em học sinh lớp 1 được dạy đọc theo hình vuông, tròn, tam giác.

Viện trưởng Viện ngôn ngữ - ông Nguyễn Văn Hiệp chỉ rõ, cá nhân ông không đồng tình với việc gán ghép hay gắn phương pháp của GS Hồ Ngọc Đại với cải cách tiếng Việt của PGS Bùi Hiền. Bởi lẽ 2 người nghiên cứu và bàn luận vấn đề hoàn toàn khác nhau. Cụ thể, GS Hồ Ngọc Đại chỉ muốn thay đổi cách dạy học đánh vần trong khi vẫn tôn trọng nguyên trạng chữ Quốc ngữ, còn với PGS Bùi Hiền thì muốn thay đổi chữ Quốc ngữ.

Dẫu biết mọi sự cải cách của các giáo sư, tiến sĩ là nhằm mục đích mang lại nhiều lợi ích cho con người và đất nước, nhưng để người dân có thể quen với cái mới, từ bỏ đi những gì đã quá quen thuộc, đi vào tiềm thức thì có lẽ cần một khoảng thời gian khá dài.

Theo Tiin.vn


TIN LIÊN QUAN

Các nhà khoa học phát hiện hơn 100 loài mới tại New Zealand

Cách đây vài tuần, các nhà khoa học phát hiện hơn 100 loài mới tại New Zealand, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong bức tranh rõ nét hơn về đa dạng sinh học độc đáo của hành tinh xanh.

Những đợt sóng khổng lồ từ El Niño giúp môn lướt sóng thú vị hơn ở nhiều nơi trên thế giới

Những đợt sóng khổng lồ từ El Niño giúp môn lướt sóng thú vị hơn ở nhiều nơi trên thế giới

Nhắc đến El Niño, ta thường nghĩ ngay đến những thảm họa liên quan đến thời tiết. Tuy nhiên, những đợt sóng khổng lồ từ El Niño giúp môn lướt sóng thú vị hơn ở nhiều nơi trên thế giới, theo các nghiên cứu.

Mỹ không thể xác minh bất kỳ trường hợp nhìn thấy người ngoài hành tinh nào, lý do là "không có dữ liệu"

Mỹ không thể xác minh bất kỳ trường hợp nhìn thấy người ngoài hành tinh nào, lý do là "không có dữ liệu"

Báo cáo dài 63 trang từ Văn phòng Giải quyết Bất thường trên Toàn miền của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ khẳng định họ không thể xác minh bất kỳ trường hợp nhìn thấy người ngoài hành tinh nào, lý do là "không có dữ liệu".

Câu chuyện về người vợ thiên tài của Albert Einstein: Bị chồng làm lu mờ và sự công nhận muộn màng

Câu chuyện về người vợ thiên tài của Albert Einstein: Bị chồng làm lu mờ và sự công nhận muộn màng

Trong lịch sử khoa học, một số cái tên tỏa sáng rực rỡ và có những cái tên khác vẫn chìm trong bóng tối. Một nhân vật ít người biết đến như vậy là Mileva Marić, người vợ thiên tài của Albert Einstein.

Các nhà khoa học khẳng định "sinh vật Mexico" không phải người ngoài hành tinh và là "chuyện bịa đặt"

Các nhà khoa học khẳng định "sinh vật Mexico" không phải người ngoài hành tinh và là "chuyện bịa đặt"

Được tìm thấy ở Peru nhưng được cho là bị Mexico đánh cắp và trưng bày gây sốt suốt năm qua, mới đây các nhà khoa học khẳng định "sinh vật Mexico" không phải người ngoài hành tinh như một cái kết khép lại "chuyện bịa đặt".

11 sự thật khó tin đã được khoa học chứng minh thời gian gần đây

11 sự thật khó tin đã được khoa học chứng minh thời gian gần đây

Thế giới luôn có một số sự thật thú vị điên rồ nghe có vẻ như dối trá, nhưng khoa học đằng đã chứng minh rằng chúng đúng. Ví dụ như 10 sự thật khó tin đã được khoa học chứng minh sau đây.

Từ các loại rau củ màu tím đến "thực phẩm biến đổi khí hậu", các chuyên gia dự đoán xu hướng làm vườn năm 2024

Từ các loại rau củ màu tím đến "thực phẩm biến đổi khí hậu", các chuyên gia dự đoán xu hướng làm vườn năm 2024

Cho rằng những người làm vườn tại nhà trên toàn cầu sẽ phải thích ứng với khí hậu thay đổi vào năm tới, các chuyên gia dự đoán xu hướng làm vườn năm 2024.

Người đi ngủ và thức dậy sớm có thể mang DNA của một giống người cổ xưa

Người đi ngủ và thức dậy sớm có thể mang DNA của một giống người cổ xưa

Nghiên cứu mới cho thấy rằng người đi ngủ và thức dậy sớm có thể mang DNA của một giống người cổ xưa hiện đã tuyệt chủng.

Nghiên cứu mới đưa ra cảnh báo khẩn cấp về việc không được ăn "tuyết tươi"

Nghiên cứu mới đưa ra cảnh báo khẩn cấp về việc không được ăn "tuyết tươi"

Với những bông tuyết mới rơi xuống thường gọi là "tuyết tươi", bạn có thể muốn cắn một miếng vào lớp tuyết sạch và giòn đó, nhưng các chuyên gia mới đây đã cảnh báo khẩn cấp về việc không được ăn "tuyết tươi".

AI giải mã được "ngôn ngữ cổ nhất thế giới" được khắc trên đá 5.000 năm tuổi nhanh như Google dịch

AI giải mã được "ngôn ngữ cổ nhất thế giới" được khắc trên đá 5.000 năm tuổi nhanh như Google dịch

Một nhóm các nhà nghiên cứu Đức đã tìm ra cách mới để AI giải mã được "ngôn ngữ cổ nhất thế giới" được khắc trên đá 5.000 năm tuổi nhanh như Google dịch.

SỰ KIỆN NỔI BẬT

Đại học Nguyễn Trãi công bố điểm chuẩn năm 2022

Đại học Nguyễn Trãi công bố điểm chuẩn năm 2022

Đại học Nguyễn Trãi vừa công bố điểm chuẩn năm 2022 xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm học bạ.

Học đườngBông Bông | 16/09/2022
Nam sinh duy nhất được 10 điểm Văn tốt nghiệp THPT: Bí kíp là lướt TikTok xem các Hoa hậu nói triết lý

Nam sinh duy nhất được 10 điểm Văn tốt nghiệp THPT: Bí kíp là lướt TikTok xem các Hoa hậu nói triết lý

Chỉ 10 tháng ôn luyện môn Văn, nam sinh đạt 10 điểm Văn, mang danh hiệu thủ khoa C03 (Văn, Toán, Sử) toàn quốc.

Học đườngBông Bông | 27/07/2022
Fanpage Lớp Người Ta - "Chiếc động troll" cho hội "nhất quỷ nhì ma"

Fanpage Lớp Người Ta - "Chiếc động troll" cho hội "nhất quỷ nhì ma"

Các bài đăng trên Lớp Người Ta không chỉ cung cấp thông tin đơn thuần mà còn có nhiều ảnh chế, video giải trí cực hấp dẫn nhằm tạo nên những tiếng cười cho người xem.

Học đườngThuận Thiên | 27/12/2021
"Cuộc gọi đêm giao thừa": Vở kịch của những cảm xúc đặc biệt

"Cuộc gọi đêm giao thừa": Vở kịch của những cảm xúc đặc biệt

Tối 26/1, buổi công diễn vở kịch “Cuộc Gọi Đêm Giao Thừa” đã diễn ra, đánh dấu Liveshow Kịch 2021 chính thức khép lại. Có mặt tại địa điểm tổ chức, các bạn sinh viên Báo chí cùng những người yêu mến nghệ thuật Kịch nói đã được thưởng thức một bữa tiệc ca kịch đầy ấn tượng và nhiều cảm xúc.

Học đườngThuận Thiên | 27/01/2021
Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020: Hành trang thực tập cho sinh viên thời kỳ hậu Covid-19

Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020: Hành trang thực tập cho sinh viên thời kỳ hậu Covid-19

Tiếp nối thành công từ chương trình NEU Internship Day 2019, ngày 3/10 vừa qua, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã long trọng tổ chức chương trình “Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020”.

Học đườngThuận Thiên | 05/10/2020
Học trò than "nỗi ám ảnh" môn Công nghệ lớp 11: Cộng đồng chia rẽ, người kêu dễ, kẻ bảo khó

Học trò than "nỗi ám ảnh" môn Công nghệ lớp 11: Cộng đồng chia rẽ, người kêu dễ, kẻ bảo khó

Thời đi học có rất nhiều môn đòi hỏi đôi chút năng khiếu, đặc biệt là khả năng vẽ. Một trong những môn học đó là môn Công nghệ, một trong những nỗi ám ảnh của học trò vẽ kém.

Học đườngThuận Thiên | 24/09/2020
Lớp "người ta" khoe niềm vui chung khi có cặp đôi yêu nhau, dân tình đua nhau soi "info" các bạn nữ

Lớp "người ta" khoe niềm vui chung khi có cặp đôi yêu nhau, dân tình đua nhau soi "info" các bạn nữ

Lớp có cặp đôi yêu nhau thường khiến những người xung quanh "gato" tới bực bội. Nhưng riêng lớp học này lại coi đó như niềm vui chung đáng để khoe với thiên hạ.

Học đườngThuận Thiên | 23/09/2020
Bạn cùng bàn nghỉ học, nam sinh làm hình vẽ "siêu kute" thế chỗ, dân tình đua nhau tag bạn và phát hiện trai đẹp

Bạn cùng bàn nghỉ học, nam sinh làm hình vẽ "siêu kute" thế chỗ, dân tình đua nhau tag bạn và phát hiện trai đẹp

Cậu bạn chia sẻ hình vẽ "siêu kute" làm kiểu hình nộm thay thế khi bạn cùng bàn nghỉ học khiến dân tình được phen rủ rê bạn bè vô cùng sôi động. Và nhiều người phát hiện cậu bạn khá điển trai.

Học đườngThuận Thiên | 22/09/2020
Dấu ấn chung kết Olympia của chàng trai Tây Nguyên với đôi tất màu xanh giản dị của cha

Dấu ấn chung kết Olympia của chàng trai Tây Nguyên với đôi tất màu xanh giản dị của cha

Trước khi bước lên phía trước để thi Về đích, Quốc Anh cúi xuống rồi bước ra với chiếc quần xắn cao để lộ đôi tất màu xanh. “Đây là đôi tất của cha em!”, câu nói của nam sinh khiến nhiều người rưng rưng.

Học đườngThuận Thiên | 21/09/2020
Khoe hình vẽ môn Sinh học 35 năm trước của mẹ, học sinh gây trầm trồ cực độ: Mẹ giờ làm bác sĩ hay họa sĩ?

Khoe hình vẽ môn Sinh học 35 năm trước của mẹ, học sinh gây trầm trồ cực độ: Mẹ giờ làm bác sĩ hay họa sĩ?

Không thể không buông lời khen khi chiêm ngưỡng loạt hình vẽ môn Sinh học trên cuốn vở đã có 35 năm tuổi thời lớp 8 của mẹ bạn học sinh này.

Học đườngThuận Thiên | 21/09/2020