Ngay cả khi nhiều loại vaccine đã được kiểm chứng về mặt an toàn và tính hiệu quả thì việc phát triển thành công vaccine cũng mới chỉ là bước đầu tiên trong công đoạn kéo dài nhiều năm.
>> Người Mỹ đầu tiên tiêm thử vắc-xin Covid-19
Thế giới đang hy vọng sẽ sớm xuất hiện một loại vaccine Covid-19 an toàn và hiệu quả. Cho đến nay, đã có hơn 160 loại vaccine đang được phát triển.
Khoảng 31 trong số này đã được đưa vào thử nghiệm lâm sàng trên người. Một trong số đó là "Sputnik V" của Nga, đã được Bộ Y tế nước này cấp phép vào tuần trước. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và đông đảo các chuyên gia quốc tế đã thúc giục Nga tiến hành nhiều thử nghiệm hơn nữa để đảm bảo an toàn cho vaccine này trước khi đưa vào sử dụng.
Nhưng ngay cả khi nhiều loại vaccine đã được kiểm chứng về mặt an toàn và tính hiệu quả thì việc phát triển vaccine mới chỉ là bước đầu tiên. Vẫn còn nhiều thách thức lớn trong việc đưa vaccine vào tiêm chủng đại trà.
Thách thức lớn đầu tiên sau khi một loại vaccine được phát triển nằm ở việc sản xuất đủ lượng vaccine đó để bắt đầu các chương trình tiêm chủng. Năng lực sản xuất vaccine toàn cầu đang ở mức 6,4 tỷ liều mỗi năm, đây mới chỉ là ước tính dựa trên bệnh cúm đơn liều.
Mặt khác, nhiều loại vaccine Covid-19 đang được phát triển cần phải tiêm 2 - 3 lần. Nếu áp dụng công thức ước tính tương tự với vaccine cúm, sản lượng sản xuất vaccine toàn cầu sẽ giảm nghiêm trọng.
Theo ước tính của các nhà khoa học, để đạt được đủ mức độ miễn dịch trong dân số toàn cầu với vaccine 2 liều, chúng ta sẽ cần từ 12 - 15 tỷ liều, tức là gần gấp đôi tổng năng lực sản xuất vaccine hiện nay của thế giới.
Việc chuyển sang tập trung sản xuất vaccine Covid-19 cũng đồng nghĩa với việc thiếu hụt các loại vaccine khác, chẳng hạn như các loại vaccine phòng bệnh cho trẻ em như sởi, quai bị và rubella. Vì vậy, việc ưu tiên vaccine Covid-19 có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của nhiều người.
>> Ngành hàng không được dự báo phải đối mặt với 5 thách thức hậu Covid-19
Do những hạn chế về sản xuất vaccine, các chính phủ trước đây có xu hướng ký thỏa thuận đặt hàng với các nhà sản xuất để đảm bảo có số lượng lớn đủ cho người dân một cách nhanh chóng nhất. Các thỏa thuận thương mại này thường là cam kết bảo mật với các mức giá khác nhau cho các chính phủ tùy thuộc vào việc họ là khách hàng đầu tiên hay thứ 30 và khả năng thanh toán của họ.
Điều đó đồng nghĩa quốc gia nào đủ khả năng mua trước sẽ được tiếp cận trước, các nước nghèo hơn phải bỏ lỡ hoặc buộc phải chờ đợi trong nhiều năm. Việc này đã xảy ra ít nhất 2 lần trước đây.
Năm 2007, Indonesia không thể mua vaccine cúm H5N1 (cúm gia cầm) mặc dù là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất vào thời điểm đó. Lý do là bởi các nước giàu có khác đã thỏa thuận mua ngầm số lượng lớn với nhà sản xuất, dẫn đến việc Indonesia phải tạm thời hoãn lại việc chia sẻ các mẫu virus với WHO để trả đũa. Lần thứ 2 vào năm 2009, các nước giàu có đã mua gần như toàn bộ kho vaccine phòng bệnh cúm H1N1, lấn át các nước đang phát triển.
Hầu hết các nhà lãnh đạo trên thế giới, bao gồm Thủ tướng Australia Scott Morrison, đã tuyên bố: “Vaccine Covid-19 thành công cần được phân phối đồng đều và công bằng”. Vào tháng 7, Úc là một trong 165 quốc gia tham gia sáng kiến "COVAX" của WHO, liên minh vaccine toàn cầu GAVI cùng Liên minh về những sáng kiến trong việc chuẩn bị và đối phó với đại dịch. Tổ chức này đặt mục tiêu cung cấp 2 tỷ liều vaccine Covid-19 vào cuối năm 2021.
Các quốc gia đại diện cho 60% dân số thế giới đã đăng ký với tổ chức này, tuy nhiên một số trường hợp các chính phủ tìm cách giành quyền tiếp cận ưu tiên hơn các quốc gia khác thay vì dựa trên công bằng hoặc nhu cầu. Sự chênh lệch này sẽ tạo ra các vấn đề về nguồn cung toàn cầu với những quốc gia có thỏa thuận đặc biệt được tiếp cận vaccine trước.
Thách thức lớn thứ hai là phân phối vaccine Covid-19. Hầu hết các loại vaccine cần phải được vận chuyển trong điều kiện bảo quản đông lạnh. Trong khi ở nhiều quốc nga, mất điện hoặc không có điện là chuyện thường nhật.
Theo WHO ước tính, có tới 50% vaccine bị lãng phí hàng năm, thường do việc kiểm soát nhiệt độ trong chuỗi cung ứng không đầy đủ. Với sự giảm sút rõ rệt của hành khách quốc tế theo đường hàng không, việc luân chuyển hàng hóa cũng chậm lại. Vì vậy, việc này sẽ cần được giải quyết với các hãng hàng không trước mọi nỗ lực phân phối vaccine .
Ngoài việc vận chuyển ban đầu từ nhà sản xuất, việc đưa vaccine đến các vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa đòi hỏi quy trình vận chuyển và lưu trữ phức tạp, điều mà nhiều quốc gia nghèo còn chưa đáp ứng được. Nếu không có sự đầu tư đáng kể để tăng cường chuỗi cung ứng quốc tế và quốc gia, sẽ phải mất nhiều năm nữa vaccine mới có thể đến tay người dân trên toàn thế giới.
Theo ABC
Hãy tưởng tượng bạn được sinh ra với làn da vừa với một đứa trẻ 5 tuổi dù chỉ là một bé sơ sinh. Đó là tình trạng của một em bé mắc chứng rối loạn hiếm gặp đã thách thức các bác sĩ suốt 20 năm.
Người đàn ông bị gọi là "Người voi" do có khối u trên mũi. Ông đã tự giác rời khỏi nhà để đi điều trị nhưng lại sợ rằng mình sẽ gặp biến chứng nếu loại bỏ nó.
Cuộc đời được quyết định bởi một dị tật hiếm gặp ở bàn tay, với quyết tâm không lay chuyển cùng bàn tay điêu luyện của các chuyên gia y tế, "người cây" nổi tiếng thế giới đã có thể bế con trở lại sau vô số lần chữa trị.
Một người đàn ông khám sàng lọc ung thư định kỳ, các bác sĩ sửng sốt khi họ đặt camera vào bên trong ruột ông này. Họ phát hiện ruồi sống được trong ruột và hình ảnh đã được chụp lại.
Đang đi chơi thì bất ngờ được trực thăng đưa thẳng đến bệnh viện sau một cuộc gọi. Đó là bởi người đàn ông đứng trước cơ hội thay đổi cuộc đời mình.
“Cậu bé chưa bao giờ chạm vào thế giới, nhưng thế giới đã được cậu lay chuyển”, một thông điệp về câu chuyện buồn về cậu bé sống trong bong bóng nhựa đến năm 1983.
Anh chàng xe ôm công nghệ Nguyền Hùng Phúc (Q.10, TPHCM) khiến nhiều người ngưỡng mộ vì tấm lòng nhân ái của mình.
Một trong những căn bệnh hiếm gặp làm đau đầu y học thế giới nhiều năm là bệnh "trẻ mãi không già" và tại Việt Nam cũng đã có một số trường hợp. Nhưng liệu các bệnh nhân có mắc cùng một căn bệnh?
Những người mắc bệnh "không biết đau" là những người mắc hội chứng "vô cảm bẩm sinh với đau đớn kết hợp bệnh lý kênh ion", còn gọi là hội chứng "mất cảm giác đau bẩm sinh (CIP).
Báo chí từng thông tin về ông Nguyễn Văn S. (50 tuổi, Ninh Bình) - một trong 2 ca bệnh "người cây" ở Việt Nam. Bệnh biểu bì verruciformis được gọi nôm na là bệnh "người cây", khiến tay, chân "mọc rễ" gây đau đớn cho người bệnh và ảnh hưởng đến sinh hoạt.
Một hành khách đã bày tỏ sự phẫn nộ trên MXH mới đây sau khi được cho là bị bị buộc phải nhường ghế hạng nhất cho một chú chó trên chuyến bay.
Chuyện lạThuận Thiên | 31/12/2024Tái tạo hệ động vật thời tiền sử để đưa vào cuốn lịch năm 2025 quả là một ý tưởng độc lạ, hiếm có nếu cuốn lịch này không được xuất bản rộng rãi.
Chuyện lạThuận Thiên | 26/11/2024Trong nhiều năm, chuyến tàu chỉ phục vụ một nữ sinh ở Nhật Bản vẫn được duy trì ở ga tàu Kyu-Shirataki trên đảo Hokkaido với nhu cầu di chuyển bằng tàu hàng ngày đến trường.
Chuyện lạThuận Thiên | 12/11/2024Với chiều dài móng tay đáng kinh ngạc khoảng 13 m, người phụ nữ 27 năm không cắt móng tay luôn trở thành tâm điểm chú ý với mỗi động thái liên quan đến bộ móng của mình.
Chuyện lạThuận Thiên | 08/10/2024"Đá ngựa vằn" bí ẩn trên sao Hỏa được các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ - NASA đánh giá là không giống bất cứ thứ gì từng thấy.
Chuyện lạThuận Thiên | 25/09/2024Tình bạn đẹp giữa người chăm sóc và sư tử hoang dã đã kéo dài 13 năm. "Tôi sẽ tiếp tục ở bên nó và chiến đấu vì sự sống còn của những người họ hàng hoang dã của nó khi nào tôi còn sống.", người đàn ông khẳng định.
Chuyện lạThuận Thiên | 17/09/2024Chó kết bạn với một con cá mập liệu có phải là câu chuyện kỳ lạ và có phần nguy hiểm? Riêng với chú chó này thì suốt thời gian qua hầu như ngày nào chú cũng gặp người bạn thân của mình ở dưới nước.
Chuyện lạThuận Thiên | 12/09/2024"Người rừng" Rwanda nổi tiếng sau khi một bộ phim tài liệu làm sáng tỏ lý do anh thích sống cùng động vật hoang dã do bị người dân địa phương bắt nạt vì ngoại hình của mình.
Chuyện lạThuận Thiên | 26/08/2024Hello Kitty không phải là một con mèo có thể là khẳng định gây sốc cho những người hâm mộ Hello Kitty, thông tin chấn động này đã khiến cộng đồng mạng không khỏi ngỡ ngàng.
Chuyện lạThuận Thiên | 29/07/2024Một nhà thiết kế thời trang nổi tiếng mừng bước sang tuổi 75 với vẻ ngoài gây choáng MXH và nhận về vô số lời khen từ những người hâm mộ của bà.
Chuyện lạThuận Thiên | 12/07/2024