Vào tháng 1/2013, Paul Salopek bắt đầu chuyến đi bộ dài 7 năm dài 21.000 dặm (33.800 km) của mình. Hiện nay, nhà báo này vẫn chưa đi được nửa chặng đường.
>> Share nhanh tọa độ "cực ảo" mới nổi ở Phan Thiết: Con đường đi bộ độc hành trên sa mạc
Nhà báo của National Geographic - Paul Salopek đi ngang qua lăng mộ hoàng gia Karakus, Thổ Nhĩ Kỳ.
Cuộc hành trình mà nhà bào này gọi là "Chuyến đi bộ ra khỏi vườn địa đàng" có mục đích đi theo bước chân của loài người, những người được cho là người đầu tiên rời châu Phi để bắt đầu khám phá thế giới cách đây vài thiên niên kỷ.
Tuyến đường của nhà báo Salopek đưa ông từ Ethiopia đến Argentina, qua Tây Á dù nơi này đang bị chiến tranh tàn phá. Tiếp đến là Con đường Tơ lụa, tiểu lục địa Ấn Độ, qua Trung Quốc và Siberia, dọc theo bờ biển phía tây của Bắc và Nam Mỹ, cuối cùng xuống đến Tierra del Fuego ngoài khơi cực nam của lục địa Nam Mỹ.
Salopek, 58 tuổi, từng đoạt giải Pulitzer và là thành viên của National Geographic, chuyên nghiên cứu về sinh học và môi trường nhưng đã làm việc như một nhà báo từ năm 1985. Nhà báo này đã viết cho các ấn phẩm như Chicago Tribune và National Geographic, chuyên về chiến tranh, sức khỏe cộng đồng và môi trường.
Tuyến đường của Salopek đưa nhà báo này từ Ethiopia đến Argentina.
Những câu chuyện về những người mà nhà báo đã gặp và những vùng đất ông đi qua trên "Con đường đi bộ ra khỏi vườn địa đàng" sẽ kết hợp thành các chương trong một câu chuyện trực tuyến. 4 chương hoàn chỉnh cho đến nay bao gồm Ả Rập Xê-út, Jordan, Bờ Tây và Israel có tiêu đề là "Vùng đất Thánh" - nơi sản sinh ra 3 trong số các tôn giáo độc thần quyền lực nhất thế giới và các “giáo phái” Trung Á, từ Kazakhstan đến Pakistan, dưới tiêu đề "Con đường tơ lụa".
Bị mắc kẹt trong đại dịch sau khi hoàn thành chặng ngang qua Myanmar trong cuộc phiêu lưu của mình, Salopek đang đợi ở thị trấn nhỏ Putao, thuộc bang Kachin phía bắc Myanmar. Khi biên giới mở cửa trở lại, nhà báo này có thể đi tiếp vào Trung Quốc.
Nơi cắm trại của Salopek giữa khu mộ Nabataean 2.000 năm tuổi tại Madain Salih, Ả Rập Xê-út.
Nhà báo đã tạm dừng lâu ở những nơi khác, đôi khi do những trục trặc về chính trị (ví dụ như 3 tháng ở Haifa, Israel) hoặc thời tiết khắc nghiệt (9 tháng ở Tbilisi - Georgia khi đợi tuyết trên núi tan ra). Thay vì coi việc trì hoãn như vậy là trở ngại, Salopek tìm ra những cách hiệu quả để lấp đầy thời gian của mình.
Ở Myanmar, ông đang hoàn thành cuốn sách đã bắt đầu viết trước đó với chủ đề về "sự lan man xuyên lục địa" của mình. “Đây là cuộc sống hiện tại của tôi, vì vậy bất cứ điều gì xảy ra - sự chậm trễ và lễ kỷ niệm, chuyến đi phụ - tất cả là một phần của cuộc hành trình.”, nhà báo vui vẻ nói.
Ngoài ra, nhà báo này cũng đã phát hiện ra rằng, não người hoạt động tốt nhất trong khi duy trì tốc độ ổn định khoảng 5 km/ h. Ông nói tốc độ này cho phép chiêm nghiệm đúng đắn về những người và cộng đồng mà ta gặp trên đường đi
“Tuy nhiên, đi bộ vẫn giúp bạn di chuyển. Bạn không bao giờ chững lại hoặc nán lại quá lâu ở một nơi khiến bạn mất đi tầm nhìn, hoặc quá lo lắng, hoặc trở nên lung lay về ý chí. Nó giữ nguyên vẹn sự tò mò của bạn.”, ông tiết lộ. Chính sự tò mò này đang giúp nhà báo xây dựng bức tranh về hành tinh của chúng ta.
Salopek đi lang thang qua tàn tích Nabataean cổ đại ở Madain Salih.
Salopek đi bộ không theo một kế hoạch có sẵn mà tìm một nơi để ngủ ở bất cứ nơi nào ông dừng lại trong ngày. Để đảm bảo không có gì bị mất trong quá trình dịch thuật, ông nhờ những người cùng đi bộ tại địa phương như thông dịch viên, hướng dẫn viên leo núi, nhà hoạt động môi trường, nhà báo và phóng viên để giúp ông không chỉ về ngôn ngữ mà còn hiểu được những quan điểm mà người khác thường bỏ qua.
Tại Ấn Độ, nơi ông đã trải qua gần 18 tháng và vượt qua 4.000 km, nhà báo đã đi cũng những người khác như nhiếp ảnh gia môi trường Arati Kumar-Rao, phóng viên Priyanka Borpujari, nhà báo Prem Panicker và chuyên gia sông Ấn Siddharth Agarwal. Salopek nói rằng, nhờ họ ông đã học được về “nghệ thuật, chữ viết, quyền công dân, lòng khoan dung và sức chịu đựng tuyệt đối”.
Những người cùng đi bộ đã tìm thấy niềm vui và bất ngờ của riêng họ. Đối với Kumar-Rao, người đã đi bộ gần 700 km với Salopek thì cô đã nhìn thấy những con cá heo sông Indus quý hiếm. Về phần Panicker, người này nhận thấy quan điểm của mình về Ấn Độ như một thực thể quốc gia thuần nhất không bị suy thoái. Thay vào đó, những gì anh khám phá ra là “hàng triệu mảnh thủy tinh có màu sắc rực rỡ, có hình dạng khác nhau được kết dính với nhau bằng chất keo của tình dân tộc”.
Dựa trên những kinh nghiệm, Salopek và những người bạn đồng hành của ông đã làm sáng tỏ cuộc khủng hoảng về nguồn nước đang nghiêm trọng tại Ấn Độ. Nhà báo so sánh cuộc khủng hoảng nước với sự biến đổi khí hậu toàn cầu, cả hai đều đang xấu đi nhanh chóng.
Kumar-Rao cho biết, chuyến đi bộ đã khẳng định lại những gì cô biết về "sự gián đoạn đáng kinh ngạc của nhịp điệu tự nhiên và sự ngắt kết nối ngày càng tăng của chúng ta với đất liền". “Đi bộ dạy cho ta sự kiên nhẫn. Và tôi hy vọng chúng ta sẽ khôn ngoan hơn từ cuộc khủng hoảng.", cô chia sẻ.
Theo Asiaone
Theo một nghiên cứu được trình bày mới đây tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu, những giấc ngủ ngắn kéo dài hơn 60 phút có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
3 nghiên cứu khoa học mới được công bố trong tháng này cho thấy Covid-19 có thể lây lan theo nhiều đường mà chúng ta chưa biết.
Các nhà khoa đã có đáp án cho một trong những câu hỏi quan trọng nhất về Covid-19: Liệu con người có tự phát triển kháng thể virus lâu dài hay không?
Biến thể mới của Covid-19 ngày càng lan rộng trên khắp châu Âu và được phát hiện gần đây ở Malaysia, Singapore...
Covid-19 đã làm giảm hoạt động của con người như đi du lịch ít hơn nên lớp vỏ Trái Đất ít bị rung động hơn. Các nhà khoa học đã phát hiện ra dữ liệu được ghi lại trong thời kỳ này giúp phát hiện động đất ở các thành phố sớm hơn.
Một nghiên cứu mới đây của các chuyên gia tâm lý học đã đưa ra những số liệu đáng ngạc nhiên về hạnh phúc của con người.
Mối quan hệ tốt giữa cha mẹ và con cái có liên quan đến việc phát triển kỹ năng toán học ở tuổi 11, theo một nghiên cứu mới đây.
Đàn ông có nhiều khả năng được coi là "xuất sắc" hơn phụ nữ và đó là một "sự thiên vị bẩm sinh" kìm hãm sự bình đẳng giới trên toàn cầu, một nghiên cứu mới tuyên bố.
Có anh họ bị tai nạn lao động mất đi một cánh tay phải, Tài cùng nhóm bạn quyết tâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ đọc sóng não để điều khiển cánh tay nhân tạo cho người khuyết tật.
Cơn buồn ngủ mà đã đến thì chả còn tâm trí đâu mà để ý hình thức nữa, cứ nằm như thế nào cho thoải mái nhất thì thôi
Chuyện lạxalotho | 18/05/2022Chắc chắn chủ nhân không bao giờ sợ bị đen da khi đi biển, tuy nhiên những bộ đồ này rất dễ dọa người xung quanh sợ chết khiếp
Chuyện lạxalotho | 18/05/2022“Không say không về”, “một hai ba dô”…là những câu nói ưa thích của những ai thích uống cật lực khi có dịp. Hy vọng những hình ảnh dưới đây sẽ khiến họ “tem tém” lại thói ăn uống của mình.
Chuyện lạxalotho | 17/05/2022Hãy đóng khung và ghi nhớ thật lâu những sản phẩm dưới đây, chúng là bằng chứng sống cho sự sáng tạo không giới hạn của các nhà thiết kế đó
Chuyện lạxalotho | 17/05/2022Khi bản thân con người cần một giải pháp nhanh chóng để giải quyết một vấn đề nào đó ngay lập tức, đó cũng chính là lúc sự sáng tạo trở nên vô hạn.
Chuyện lạxalotho | 16/05/2022Những góc chụp độc đáo luôn mang đến những hiệu ứng thị giác khiến nhiều người phải trầm trồ. Hãy chiêm ngưỡng 20 bức ảnh sau và cố gắng nhìn kỹ để không bị ăn phải "cú lừa" ngoạn mục.
Chuyện lạxalotho | 16/05/2022Trẻ con luôn có những trò nghịch dại “dở khóc dở cười” khiến người lớn chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm mà bật cười.
Chuyện lạxalotho | 15/05/2022Tuy đều là những loại đồ chơi quen thuộc như búp bê, thú nhồi bông nhưng trông chúng lại khá kỳ quặc
Chuyện lạxalotho | 15/05/2022Không cần dông dài, tự những bức ảnh dưới đây cũng đã kể lại những câu chuyện vô cùng cảm xúc và kịch tính, chả kém gì các tiểu thuyết nổi tiếng khiến bao người say mê
Chuyện lạxalotho | 14/05/2022Những tình huống dưới đây sẽ thử thách khả năng chịu đựng và sự kiên nhẫn của bạn đấy
Chuyện lạxalotho | 14/05/2022